Khoa học và Đời sống số 17-2023

Số 17 (4279) Thứ Năm (27/4/2023) ằm bên bờ sông Tiền, ở địa chỉ số 255A đường Nguyễn Huệ, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê được đánh giá là một trong những dinh thự cổ đẹp nhất Nam Bộ. Đây cũng là địa điểm gắn liền với một câu chuyện tình nổi tiếng thế giới. N TRI THỨC NHÂN LOẠI 15 Ngược dòng lịch sử, vào tháng 8/1916, vua Khải Định ngự giá đi Quảng Nam. Trên đường đi và về, nhà vua đã nghỉ lại Lăng Cô. Cảm nhận của ông về nơi này được ghi lại trong tấm bia của hành cung Tịnh Viêm (hành cung của vua nằm bên vịnh Lăng Cô) và được học giả Phan Thuận An dịch từ tiếng Hán sang tiếng Việt như sau: “Vào tháng sáu mùa hè năm đầu Trẫm mới lên ngôi, nhân dịp đi tuần du trong tỉnh để xem xét phong tục, xe loan hướng về phía Nam, vượt qua sông núi, không đâu không nhìn ngắm kỹ, bỗng gặp được chốn này. Ở đây đất liền với núi Phú Gia, bãi cát giăng ngang, nước tiếp đại dương, sông chảy quanh quất. Núi non cao ngất ôm phía sau, đầm nước trải dài về phía trước. Phía Nam giáp với Hải Vân Quan, phía Bắc liền với cửa biển Cảnh Dương. Thôn yên, đảo vắng, nơi nơi cây biếc ráng hồng; bãi hạc đầm le, thỉnh thoảng vọng tiếng tiều phu và nhịp chèo ngư phủ. Trông về núi thì thấy mây lạ bay lên từ hang hốc, như những nàng tiên múa ở non bồng; nhìn xuống nước thì gió trong xua sóng biển, như muôn ngựa chầu về. Bấy giờ mới dừng xe trông ra bốn phía, vui mắt nhìn xem, thấy nào là khí lành, nào là gió dịu, nào là cảnh vui, nào là vật đẹp. Đắm nhìn một hồi lâu, bất giác cả người mát rượi, sự nóng nực tan biến, lòng thấy hớn hở hẳn ra, và xúc cảnh sinh tình. Đến ngày quay xe trở về, liền ban sắc bảo Bộ Công đến đó xây dựng hành cung, đặt tên là Hành cung Tịnh Viêm, để làm nơi hóng mát giữa mùa hè, thỉnh thoảng rước lưỡng cung về tránh nóng và ngắm xem phong cảnh. May mà được hai ngài ưa thích. Vậy thì hành cung này chẳng phải để riêng Trẫm vui thú lúc rảnh rang mà còn ghi chép để lưu lại về sau một nơi nghỉ mát và một thắng cảnh. Vì thế cho nên làm bài văn này để khắc vào bia đá”. Hơn 100 năm sau ghé thăm vịnh Lăng Cô và đọc lại những “lời có cánh” của vua Khải Định, vẫn thấy những nhận xét của vua thật chí tình, chí lý. Dù thời cuộc đã thay đổi, hành cung bên bờ vịnh chẳng còn, cái cảm giác “lòng thấy hớn hở hẳn ra...” vẫn vẹn nguyên như thuở nào…n Chuyện tình vượt biên giới ở nhà cổ đẹp nhất Nam Bộ Nằm dưới chân đèo Hải Vân, thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế, vịnh Lăng Cô từng được Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp nhất thế giới (World bays) bình chọn là “vịnh đẹp thế giới” vào năm 2009. Ít ai biết rằng một thế kỷ trước, vua Khải Định đã phát hiện được những giá trị về cảnh quan và khí hậu tuyệt vời của Lăng Cô. THÂM CUNG BÍ SỬ NHÀ CỔ NỔI TIẾNG VIỆT NAM Kỳ thú chuyện vua Khải Định phát hiện vịnh đẹp nhất thế giới Câu chuyện tình này được nữ văn sĩ Pháp Marguerite Duras kể lại trong tiểu thuyết “Người tình” (tên tiếng Pháp là L´Amant). Nội dung tiểu thuyết dựa trên mối tình có thật của bà và ông Huỳnh Thuỷ Lê – chủ nhân của tòa dinh thự cùng tên. Câu chuyện bắt đầu tại Sa Đéc vào thời Pháp thuộc, năm 1929. Khi đó Margueritte mới là một cô gái 15 tuổi, sống ở Sa Đéc cùng mẹ - hiệu trưởng một trường ở thị xã Sa Đéc. Một ngày nọ, trên chuyến phà Mỹ Thuận, thiếu nữ người Pháp đã thu hút sự chú ý của một người đàn ông 27 tuổi, tên Huỳnh Thuỷ Lê, con trai một nhà tài phiệt người Hoa. Anh ta bắt chuyện với cô và cô đồng ý cùng anh lên chiếc xe Limousine sang trọng. Khi ấy gia cảnh của hai người trái ngược nhau. Bố Margueritte mất sớm trong cảnh nợ nần sau khi mở đồn điền thất bại, để lại người mẹ luôn trầm uất. Cô con gái nhỏ vừa cô đơn trong mái ấm gia đình, vừa lạc lõng giữa một vùng đất lạ với những con người khác màu da và ngôn ngữ. Còn Huỳnh Thuỷ Lê lúc đó là một thiếu gia sở hữu một khối tài sản khổng lồ, lại vừa du học Pháp trở về, tương lai vô cùng tươi sáng. Margueritte phải lòng chàng công tử như một lẽ tất yếu. Huỳnh Thuỷ Lê cũng say mê cô gái da trắng trẻ người non dạ. Hai con người đến từ hai thế giới khác nhau ấy đã dọn về sống chung dưới một mái nhà. Khi Huỳnh Thuỷ Lê ngỏ lời muốn cưới Margueritte, gia đình anh đã kịch liệt phản đối, vì cha anh là một doanh nhân gốc Hoa bảo thủ, coi trọng những giá trị truyền thống. Ông không chấp nhận một cô con dâu ngoại quốc nghèo nàn, lại còn sống chung với con ông trước khi cưới hỏi. Hơn nữa, lúc đó ông đã sắp đặt hôn ước cho Huỳnh Thuỷ Lê với một người con gái của gia đình quyền thế khác. Không thể chống lại gia đình, Huỳnh Thuỷ Lê chia tay Margueritte trong cay đắng. Margueritte đau đớn lên tàu trở về Pháp ở tuổi 18. Khi con tàu rời bến, từ mạn tàu nàng thấy thấp thoáng từ xa chiếc xe hơi sang trọng màu đen quen thuộc của người tình lặng lẽ phía bên bờ. Cuộc chia ly đầy nước mắt đã khép lại một mối tình dang dở. Không lâu sau đó Huỳnh Thuỷ Lê cũng lấy vợ theo sự sắp đặt của gia đình, nhưng có lẽ trái tim ông đã để lại trên chuyến phà hôm nào... Margueritte viết tiểu thuyết Người tình trong tâm thế của một người phụ nữ lớn tuổi nhìn lại cuộc đời mình. Tác phẩm xuất bản vào năm 1984, khi bà tròn 70 tuổi, đã được dịch ra 43 thứ tiếng và đoạt giải thưởng văn học danh giá của Pháp – giải Goncourt. Tiểu thuyết đã được Đạo diễn Jean - Jacques Annaud chuyển thể thành bộ phim cùng tên với các diễn viên Jane March, Lương Gia Huy. Chuyện tình này khi lên màn ảnh nhỏ đã lấy đi không ít nước mắt của khán giả. Ban đầu, Margueritte Duras không tiết lộ sự thật đằng sau mối tình trong cuốn tiểu thuyết của mình. Chỉ sau này, khi bộ phim Người tình được quay ngay tại tòa dinh thự Huỳnh Thủy Lê thì bà mới thừa nhận mình là cô gái trong tác phẩm. Đời thực Margueritte dường như là những chương u buồn tiếp nối của câu chuyện tình nổi tiếng toàn cầu. Bà trải qua hai cuộc hôn nhân tan vỡ và có khoảng thời gian qua lại với các chàng trai trẻ, nhưng không bao giờ tìm lại được hạnh phúc đích thực. Có lẽ, cho đến khi trút hơi thở cuối cùng vào năm 1996, Margueritte vẫn còn luyến tiếc mối tình đầu tươi đẹp và cũng đầy đau xót thuở thiếu thời ở mảnh đất phương Đông xa xôi...n QUỐC LÊ QUỐC LÊ Vịnh Lăng Cô có tên gọi khác từ xa xưa do người dân đặt là gì? A: Làng Cò B: Chân Mây C: Lập An Đáp án đúng Quizz test số 16: C – Đường Lâm (Hà Nội) Đường Lâm được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia vào ngày 19/5/2006, đây là làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được nhận danh hiệu này. Làng cổ Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây, nằm bên bờ phía Nam sông Hồng, cạnh Quốc lộ 32, cách trung tâm TP Hà Nội 44km. Đường Lâm được coi là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi duy nhất “một ấp hai vua” – nơi sinh của vua Phùng Hưng và vua Ngô Quyền. Làng Đường Lâm có lịch sử lâu đời, là quê hương của nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố cái Đại Vương Phùng Hưng, Thám hoa Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của Hai Bà Trưng), bà Chúa Mía (vương phi của Chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại (Phó Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong 4 nhiệm kỳ), Hà Kế Tấn (Bộ trưởng Bộ Thủy lợi 1964-1973), Phan Kế An (Họa sĩ vẽ tranh biếm họa của Báo Sự thật)… Ngày nay, làng cổ Đường Lâm vẫn còn giữ được những nét đặc trưng cơ bản của một ngôi làng Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, điếm canh, giếng nước, ruộng, gò, đồi, miếu, chùa…n

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==