Khoa học và Đời sống số 6-2023

Số 6 (4268) Thứ Năm (9/2/2023) 23 ĐỜI SỐNG XANH TÒA SOẠN: KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG ẤN PHẨM CỦA BÁO TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG TRỤ SỞ: 53 NGUYỄN DU, HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI VĂN PHÒNG GIAO DỊCH: 70 TRẦN HƯNG ĐẠO, HOÀN KIẾM, HÀ NỘI TỔNG ĐÀI: (024) 6.2732677; EMAIL: baotrithuccuocsong@gmail.com VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI TPHCM: Số 224 Điện Biên Phủ (tầng 5), Phường Võ Thị Sáu, Quận 3 TỔNG ĐÀI: 0913145116. EMAIL: baokhoahocdoisonghcm@gmail.com PHÓ TỔNG BIÊN TẬP PHỤ TRÁCH: NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG PHÓ TỔNG BIÊN TẬP: NGUYỄN DANH CHÂU CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP: TSKH PHAN XUÂN DŨNG CHỦ TỊCH LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM Đ ẶT MU A B Á O VÀ Q U Ả N G C Á O : TẠ I HÀ NỘ I : ( 0 2 4 ) 6 . 2 7 3 2 6 7 9 - TẠ I T PHCM: ( 0 2 8 ) 3 . 8 2 9 2 2 8 0 TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - QUẢNG CÁO VÀ PHÁT HÀNH: (024) 6.2732623 GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 536 - GP-BTTTT NGÀY 19/11/2020 IN TẠI: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN IN QUÂN ĐỘI I TRÌNH BÀY: DUY TUẤN UBND tỉnh Nghệ An vừa có các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Thanh Chương và huyện Nam Đàn. Theo đó, 2 doanh nghiệp là Công ty CP Khai thác cát, sạn và Vận tải Thanh Chương (địa chỉ ở khối 1, thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương) và Hợp tác xã Lam Sơn Đại Thành (địa chỉ thị trấn Nam Đàn huyện Nam Đàn) bị xử phạt với tổng số tiền là 1,8 tỷ đồng. Hợp tác xã Lam Sơn Đại Thành được cấp phép khai thác cát trên sông Lam, đoạn qua huyện Nam Đàn. Tuy nhiên qua kiểm tra, hợp tác xã này đã khai thác cát lòng sông vượt công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong giấy phép khai thác khoáng sản. Cụ thể, trong năm 2020, đơn vị này khai thác vượt 80,8%; năm 2021 vượt 171,6% công suất được phép khai thác hàng năm. Ngoài phải nộp phạt 900 triệu đồng, UBND tỉnh còn đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản 5,5 tháng đối với Hợp tác xã Lam Sơn Đại Thành. Tiếp đó, cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An cũng tiến hành xử phạt hành chính 900 triệu đồng đối với Công ty CP Khai thác cát, sạn và Vận tải Thanh Chương vì khai thác vượt công suất. Đơn vị này đã được cấp phép khai thác cát trên sông Lam đoạn qua huyện Thanh Chương. Kết quả kiểm tra cho thấy, công ty này đã khai thác cát, sỏi lòng sông vượt công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong Giấy phép khai thác khoáng sản từ 100% trở lên. Cụ thể, năm 2020 vượt 211,2%; năm 2021 vượt 208,6% công suất được phép khai thác hàng năm. Ngoài phạt tiền, UBND tỉnh Nghệ An cũng đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản 5,5 tháng đối với Công ty cổ phần Khai thác cát, sạn và Vận tải Thanh Chương. PV Khai thác cát vượt công suất, 2 doanh nghiệp ở Nghệ An bị phạt gần 2 tỷ đồng Thời tiết nắng ấm của những ngày đầu năm là điều kiện tốt để các hộ dân làm nghề sản xuất muối ở Tam Hòa (Hòa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa) ra đồng. Nghề sản xuất muối phải có nắng mới làm được muối. Trên các ruộng muối các diêm dân ai ai cũng hồ hởi phấn khởi mong sao cho cả năm được thuận lợi. Trong cái nắng ấm áp của những ngày đầu xuân, chúng tôi về cánh đồng muối Tam Hòa thuộc Hợp tác xã Muối Tam Hòa (Hòa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa) và có dịp chứng kiến bầu không khí phấn khởi vui tươi của những người diêm dân đang hăng say lao động tại đây. Trên cánh đồng muối trắng tinh, những người diêm dân đang tất bật đắp những hạt muối thành từng đống nhỏ trước khi vận chuyển về kho để nhập cho Hợp tác xã Muối Tam Hòa. “Tranh thủ lúc nắng ấm, từ ngày mùng 5 Tết chúng tôi đã ra ruộng muối để dẫn nước về ruộng rồi phơi muối, nắng sẽ làm nước biển bốc hơi và để lại muối”, bà Thành phấn khởi cho biết đây là đợt sản xuất muối đầu tiên của năm. Trên một ruộng muối khác ở cánh đồng thôn Nam Tiến, anh Phạm Văn Thuận cũng đang tranh thủ lúc nắng ấm để cào muối thành những đống nhỏ, phía trên bờ là một đống muối lớn trắng tinh, anh Thuận hào hứng chia sẻ: “Đống muối này được tôi làm từ ngày mùng 4 tết, chuẩn bị chở về kho để nhập cho hợp tác xã”. Cách đó không xa là ông Đào Văn Lương ở xóm 1, Tam Hòa đang làm lại một ruộng muối mới. Ruộng muối cũ của nhà ông Lương đã bị hư hỏng nên ông phải tranh thủ đầu năm nắng ấm đi ra đồng để làm lại ruộng muối mới cho kịp thời vụ. Để có những mẻ muối khô ráo, trắng tinh và đạt chất lượng cao, diêm dân phải cần cù, không quản ngại nắng mưa và có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Vào ngày nắng, phải dậy thật sớm để ra đồng, vệ sinh ô đồng, lấy cát, san cát,… Chia sẻ với phóng viên, những người diêm dân tại đây cho biết họ phải chuẩn bị nước mặn đã được lọc sẵn từ hôm trước, sau đó, đổ nước này ra sân phơi từ sáng sớm để kịp nắng. Nếu bỏ qua công đoạn này, muối sẽ không “no nắng” và phải đợi đến ngày hôm sau mới thu hoạch được. Theo những người diêm dân tại đây, nếu đổ nước mặn quá nhiều, sân phơi sẽ ngập nước dẫn đến muối không kịp khô, còn nếu quá ít nước thì chất lượng và sản lượng lại không đạt. Xong xuôi công việc, những người diêm dân mới về nhà ăn sáng và cầu mong cho một ngày nắng to, không mưa gió, đến buổi trưa lại tất bật ra thăm chất lượng hạt muối, khoảng 4-5 giờ chiều mới thu hoạch được muối. Trao đổi với phóng viên, ông Lê Văn Kiên – Phó Giám đốc Hợp Tác xã Muối Tam Hòa cho biết: “Đầu năm nay nắng ấm, thời tiết khá thuận lợi nên bà con diêm dân tranh thủ ra đồng sớm để làm muối vì nghề làm muối phụ thuộc vào thiên nhiên, chỉ có nắng mới làm được muối chứ mưa hoặc trời râm mát thì không thể làm muối được. Hiện nay cả xã vẫn còn 40ha muối nằm tập trung ở hai cánh đồng Nam Tiến và Chương Xá với khoảng 150 hộ dân làm nghề muối”. Ông Nguyễn Văn Huân – Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Lộc cho biết năm nay nắng ấm nên các diêm dân đã tranh thủ ra đồng từ sáng mùng 4 tết, những ngày gần đây đã thấy bà con chở muối về kho để nhập cho hợp tác xã.n “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” sản xuất ra những hạt muối trắng tinh, cùng với đó là niềm mong ước về một năm mới mưa thuận gió hòa để công việc thuận lợi, suôn sẻ. Tại một ruộng muối ở Tam Hòa, bà Phạm Thị Thành đang dùng cào để vun Đầunămdiêmdân phấnkhởi rađồng

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==