Khoa học và Đời sống số 11-2025

Số 11 (4377) Thứ Năm (13/3/2025) 3 CHUYỂN ĐỘNG 247 Ngày 12/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện. Thủ tướng nhấn mạnh, khuôn khổ pháp lý cho việc thực hiện các mục tiêu tài chính toàn diện không ngừng được hoàn thiện. Các tổ chức cung ứng, kênh phân phối tiếp tục được rà soát, sắp xếp lại và phát triển hợp lý hơn. Các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản, hướng đến những đối tượng mục tiêu của tài chính toàn diện được tích cực cải thiện. Cơ sở hạ tầng tài chính tiếp tục được hoàn thiện và tăng hiệu quả sử dụng. Giáo dục tài chính, nâng cao năng lực và kiến thức tài chính; Bảo vệ người tiêu dùng tài chính được quan tâm và tích cực triển khai. Công tác tuyên truyền đã làm tốt, có nhiều cách làm mới. Về mục tiêu, Thủ tướng chỉ rõ người dân phải được tiếp cận bình đẳng với dịch vụ tài chính, nhất là công dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, công dân thuộc đối tượng là người yếu thế, học sinh, sinh viên. Thông qua cuộc cách mạng 4.0 và chuyển đổi số để có cách tiếp cận bình đẳng, toàn diện về chiến lược tài chính quốc gia, để chúng ta đảm bảo tiến bộ công bằng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trong quá trình phát triển. Mục tiêu thứ hai là người dân phải được hưởng thụ thành quả từ chiến lược tài chính toàn diện này một cách thực sự, liên quan đến nguồn vốn, dịch vụ tài chính, thương mại điện tử, góp phần nâng cao đời sống tinh thần vật chất của chính người dân. Mục tiêu thứ ba là người dân được bảo vệ an toàn, an ninh khi tiếp cận các dịch vụ mang tính số hóa. Thủ tướng đã chỉ rõ 6 nhóm giải pháp nhiệm vụ, trong đó nhấn mạnh yêu cầu việc tiếp tục hoàn thiện thể chế, để vừa thúc đẩy phát triển, vừa quản lý, vừa bảo vệ người dân khi tham gia chiến lược tài chính toàn diện một cách hiệu quả, công bằng, đảm bảo hành lang pháp lý thông thoáng, tổ chức thực hiện thật tốt. Phát triển hạ tầng đồng bộ, thông thoáng, trên khắp trên phạm vi cả nước nhất là hạ tầng cho vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo, đặc biệt là hạ tầng thông minh 5G… Xây dựng chương trình phát triển công dân số trên cả nước để “không ai bị bỏ lại phía sau”; Thúc đẩy mạnh hơn nữa thanh toán không dùng tiền mặt, phải xây dựng lộ trình bước phù hợp đi cụ thể cho từng bộ ngành, địa phương, vùng miền. Thủ tướng yêu cầu năm 2025 phải có lộ trình cụ thể trong việc này. Khi tổ chức thực hiện phải có quyết tâm cao, hành động quyết liệt, làm việc nào dứt việc đó. Đa dạng hóa cách làm, phương pháp truyền thông để phù hợp với các địa bàn, đối tượng, tạo sức lan tỏa rộng khắp trong toàn dân. Bố trí nguồn lực để phục vụ cho chiến lược tài chính toàn diện; Các bộ ngành địa phương phối hợp hiệu quả, nhiệm vụ này hỗ trợ nhiệm vụ kia, địa phương này hỗ trợ địa phương khác để đảm bảo nhịp nhàng hiệu quả. P.V THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH: Xây dựng chương trình công dân số để “không ai bị bỏ lại phía sau” Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ta. ẢNH: VGP- NHẬT BẮC Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh xây dựng chương trình phát triển công dân số trên cả nước để “không ai bị bỏ lại phía sau”. Cùng với đó thúc đẩy mạnh hơn nữa thanh toán không dùng tiền mặt. Văn phòng UBND TP Hà Nội đã ban hành Thông báo số 118/TB-VP về kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn tại cuộc họp triển khai các nhiệm vụ về quy hoạch, cải tạo không gian khu vực phía Đông Hồ Hoàn Kiếm. Theo đó, nghiên cứu phương án kiến trúc tại khu vực phía Đông Hồ Hoàn Kiếm theo hướng trở thành khu quảng trường - công viên đặc biệt; trong đó cần điều tra, khảo sát kỹ các công trình kiến trúc có giá trị, cần bảo tồn (công trình kiến trúc Pháp tại Sở Văn hóa và Thể thao, Viện Văn học (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam…), các công trình biểu tượng, di tích (di tích lịch sử cách mạng Bác Hồ thăm nhà Đèn, …) để có phương án bảo tồn, đề xuất chức năng sử dụng phù hợp, hài hòa trong không gian kiến trúc cảnh quan khu vực. Đồng thời, nghiên cứu quy hoạch, tổ chức không gian ngầm tại khu vực phía Đông Hồ Hoàn Kiếm (khoảng 3 tầng hầm), kết nối không gian ngầm nhà ga C9 - tuyến đường sắt đô thị số 2, giai đoạn 1 (2.1) Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, có giải pháp kỹ thuật phù hợp đối với các công trình bảo tồn trong quá trình thi công tầng hầm; đề xuất chức năng sử dụng đối với không gian ngầm để đảm bảo hiệu quả sử dụng đất, đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân dân (nên nghiên cứu đề xuất sử dụng đa chức năng: công cộng, văn hóa, dịch vụ, thương mại, hạ tầng….). Để phục vụ dự án, Thành phố sẽ di dời khoảng 40 hộ dân và 11 trụ sở cơ quan gồm: Sở Văn hóa và Thể thao, Viện Văn học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), Chi cục dân số Hà Nội, Hội người mù Hà Nội, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, Khách sạn Điện lực, Trụ sở tiếp công dân thành phố, Điện lực Hoàn Kiếm, trụ sở Văn phòng Kho bạc Nhà nước. Đối với các hộ dân nằm trong khu vực dự án, lãnh đạo Thành phố giao Sở Nông nghiệp và Môi trường nghiên cứu, tham mưu, đề xuất UBND TP áp dụng cơ chế, chính sách đền bù cao nhất cho người dân, bố trí tái định cư bằng đất (tại huyện Đông Anh) đối với những trường hợp đủ điều kiện được bồi thường về đất ở. NGỌC DUY Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung đối tượng, mức hỗ trợ thêm của địa phương cho cán bộ khi tinh gọn Bộ Nội vụ đã trình dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 178 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Theo dự thảo, Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung các đối tượng áp dụng, gồm cán bộ, công chức, viên chức, người hợp đồng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật lao động trước thời điểm ngày 15/1/2019 và lực lượng vũ trang còn từ đủ 5 năm trở xuống đến tuổi nghỉ hưu trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 1 Nghị định này không chịu sự tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng phải thực hiện tinh giản biên chế. Bổ sung người làm việc trong chỉ tiêu biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước tại các hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương và địa phương do tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập. Cùng với đó là cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm quy định tại Nghị định số 177/2024 của Chính phủ; cán bộ đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm cấp ủy cùng cấp, có thời gian công tác tính từ ngày bắt đầu tổ chức đại hội còn từ 2,5 năm (30 tháng) đến 5 năm (60 tháng) đến đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại Nghị định số 177 và cán bộ đang tham gia cấp ủy ở các đảng bộ phải kết thúc hoạt động, kiện toàn tổ chức bộ máy còn từ 5 năm (60 tháng) trở xuống đến tuổi nghỉ hưu, có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện sắp xếp nhân sự cấp ủy trong kỳ đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Để tạo thuận lợi cho việc sắp xếp lãnh đạo, quản lý bảo đảm số lượng theo đúng quy định của pháp luật và tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ trẻ có cơ hội phát triển, Bộ Nội vụ đề nghị bổ sung quy định: “Công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị”. Về sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ thêm của địa phương (khoản 6 Điều 19), theo Bộ Nội vụ, hiện nay một số địa phương đã ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về chính sách hỗ trợ thêm đối với các đối tượng đã được giải quyết theo quy định tại Nghị định này với mức hỗ trợ chênh lệch quá lớn (có tỉnh hỗ trợ mức 100%, có tỉnh hỗ trợ mức 10%, có tỉnh thì hỗ trợ bằng số tiền tuyệt đối tối đa 300 triệu đồng/người...). Do vậy, để đảm tương quan về chính sách, chế độ giữa Trung ương và địa phương, giữa các địa phương, đề nghị quy định chính sách hỗ trợ thêm của địa phương tối đa là 30%. Các trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết chính sách, chế độ theo Nghị định số 177/2024/NĐ-CP từ ngày 1/1/2025 đến trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành, nếu chính sách, chế độ thấp hơn so với chính sách, chế độ quy định tại Nghị định này thì được cấp bù theo chính sách, chế độ tại Nghị định này. T.T QUY HOẠCH KHÔNG GIAN PHÍA ĐÔNG HỒ HOÀN KIẾM: Những cơ quan nào sẽ phải di dời?

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==