Khoa học và Đời sống số 10-2025

Số 10 (4376) Thứ Năm (6/3/2025) 15 TRI THỨC NHÂN LOẠI GIẢI MÃ KHOA HỌC Tuyên bố chấn động về màu đỏ của Sao Hỏa Tỉnh nào có dân số ít nhất Việt Nam? A: Bắc Kạn B: Lai Châu C: Cao Bằng Đáp án đúng Quizz test số trước: A: Chùa Dâu - Bắc Ninh Bắc Ninh có vị trí địa lý nằm trong phạm vi từ 20o 58’ đến 21o 16’ vĩ độ Bắc và 105o 54’ đến 106o 19’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp Thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương. Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất ở Việt Nam hiện nay với 822,70km2. Với dân số gần 1,5 triệu người, Bắc Ninh xếp thứ 22 trong bảng xếp hạng dân số Việt Nam. Bắc Ninh còn nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ và đường không. Các tuyến đường huyết mạch như quốc lộ 1A, quốc lộ 1B, quốc lộ 18, quốc lộ 38, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Quảng Ninh nối liền Bắc Ninh với các trung tâm kinh tế, văn hóa và thương mại của khu vực phía Bắc, với cảng hàng không quốc tế Nội Bài và liên thông với hệ thống các trục đường quốc lộ. Chính vì vậy, Bắc Ninh hiện nay là tỉnh phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại với gần 20 khu công nghiệp tập trung và là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt với sự có mặt của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới. THANH BÌNH T rong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cảng quân sự Đông Hà được sử dụng để vận chuyển vũ khí, đạn dược, thuốc men và nhu yếu phẩm từ hậu phương miền Bắc vào chiến trường miền Nam, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 25/02/2025 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Cảng Quân sự Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Chứng tích lịch sử trên chiến trường Trị - Thiên Cảng quân sự Đông Hà nằm ở bờ Nam sông Hiếu, cạnh quốc lộ 1A và cầu Đông Hà trên địa phận làng Điếu Ngao nay thuộc địa phận phường II, thị xã Đông Hà, cách cảng biển Cửa Việt chừng 13 km về phía tây. Cảng quân sự Đông Hà có tiền thân là một quân cảng lớn do quân đội Mỹ đầu tư xây dựng để phục vụ các mục tiêu quân sự ở miền Nam Việt Nam. Theo tư liệu từ Cổng TTĐT Thành phố Đông Hà, từ năm 1965, do vị trí quan trọng vừa là tuyến đầu của chiến trường miền Nam vừa tiếp giáp với hậu phương miền Bắc XHCN nên Mỹ - ngụy tập trung xây dựng thị xã Đông Hà thành một cứ điểm quân sự mạnh nhất của chiến trường Trị - Thiên. Tháng 12/1965, Mỹ bắt đầu xây dựng cụm cứ điểm quân sự trên 10km2 từ Km số 6 (đường 9) đến Km số 1 (Đông Hà) với đầy đủ các binh chủng. Cảng Đông Hà được xây dựng thành một quân cảng lớn nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về hậu cần cho những cuộc hành quân, tác chiến. Đầu năm 1967, một trung đoàn tàu công binh của Mỹ đã tiến hành nạo vét lòng sông Hiếu, đoạn từ Cửa Việt lên Đông Hà, sau đó bắt tay vào xây dựng cảng. Toàn bộ khu vực cảng rộng khoảng 4ha, không có cầu cảng mà thay thế bằng một bãi đổ hàng sát cạnh bờ, được đúc bằng bê tông cốt thép cao hơn mặt nước 3m. Trên bãi là các dãy kho lớn chứa hàng. Xung quanh được bao bọc bằng một lớp rào dây kẽm gai dày đặc, các lô cốt bảo vệ kiên cố, và thường xuyên có một đại đội hỗn hợp canh phòng cẩn mật. Đoạn sông từ Cửa Việt đến Đông Hà trở thành tuyến giao thông huyết mạch được Mỹ - ngụy tăng cường bảo vệ bằng cả hỏa lực và xung lực. Ở nhiều đoạn trọng điểm, chúng còn dựng nên những bãi mìn và dây kẽm gai ven sông để chống lại đặc công thủy của quân giải phóng xâm nhập. Hàng ngày cảng Cửa Việt và cảng Đông Hà tiếp nhận khoảng 2.000 tấn hàng hóa, vũ khí, đạn dược cung cấp cho quân lính trên chiến trường Trị Thiên Huế. Cách khu vực cảng một đoạn hơn 100m về phía Tây Bắc là cầu Đông Hà bắc qua sông Hiếu - tuyến giao thông quan trọng của quốc lộ 1A. Cảng trung chuyển đặc biệt quan trọng Về phía ta, từ năm 1967, lực lượng đặc công thủy của ta thường xuyên hoạt động trên sông Hiếu đoạn từ Cửa Việt đến Đông Hà để tấn công tàu địch. Năm 1968, dân quân du kích địa phương và đoàn 126 đặc công Hải quân đã thực hiện chiến dịch phong tỏa tuyến đường thủy từ Cửa Việt đến Đông Hà, đánh chìm 78 tàu địch, phá hủy một khối lượng lớn phương tiện chiến tranh của chúng và làm tắc nghẽn tuyến giao thông này nhiều ngày. Từ năm 1969-1971, du kích Đông Giang và bộ đội địa phương nhiều lần tập kích thuyền vận tải trên dọc sông Hiếu và khu vực cảng Đông Hà, bắn cháy nhiều tàu địch góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ trên chiến trường Quảng Trị. Trong chiến dịch giải phóng Quảng Trị năm 1972, sau khi cụm cứ điểm Đông Hà bị tiêu diệt, cảng quân sự Đông Hà nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền cách mạng và trở thành một trong những nơi tập kết, giao nhận hàng của tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển, trước khi vận chuyển vào phía nam. Trước nhu cầu ngày càng cao của việc vận chuyển hàng hóa cho chiến trường miền Nam và nhận thấy vị trí chiến lược của cảng sông này, ngày 1/3/1973 Hội đồng Chính phủ ra lệnh thành lập Ban lãnh đạo cảng Đông Hà nhằm chỉ đạo việc xây dựng cảng thành nơi trung chuyển hàng hóa giữa tuyến vận tải thủy theo đường Hồ Chí Minh trên biển với tuyến vận tải bộ bằng cơ giới theo đường Trường Sơn. Từ đầu năm 1973 đến trước ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam (4/1975), cảng Đông Hà trở thành một cảng sông quan trọng của vùng giải phóng miền Nam, giữ vai trò trung chuyển hàng hóa từ tuyến đường biển lên đường bộ rồi tỏa đi khắp các chiến trường qua tuyến đường vận tải Trường Sơn. Hàng ngàn, vạn tấn vũ khí, đạn dược, thuốc men, nhu yếu phẩm từ hậu phương miền Bắc đã qua cảng Đông Hà để vào chiến trường miền Nam, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc. Sau năm 1975, cảng vẫn còn được sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế nhưng ở quy mô nhỏ và chủ yếu là phục vụ về mặt thương mại. Ngày 12/12/1986, cảng quân sự Đông Hà đã được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng Di tích quốc gia theo quyết định số 236/QĐ-VH. Đến ngày 9/12/2013, cảng quân sự Đông Hà 2013 được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích đặc biệt thuộc hệ thống di tích lịch sử đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh tại Quyết định số 2383/QĐ-TTg. Một nghiên cứu mới đây của các chuyên gia cho thấy cách hiểu trước đây của chúng ta về màu đỏ của Sao Hỏa có thể là sai lầm. Sao Hỏa được biết đến rộng rãi với màu đỏ đặc trưng khi quan sát từ xa. Vì vậy, nhiều người gọi Sao Hỏa là "Hành tinh đỏ". Tuy nhiên, nguyên nhân hình thành nên màu đỏ của Sao Hỏa hiện vẫn là bí ẩn lớn. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature ngày 25/2 của các chuyên gia cho thấy, cách hiểu trước đây của chúng ta về màu đỏ của Sao Hỏa có thể là hoàn toàn sai lầm. Theo các nghiên cứu trước đây, người ta tin rằng màu đỏ trên Sao Hỏa là kết quả của quá trình oxy hóa hematit (Fe2O3), hình thành trong môi trường khô cằn. Tuy nhiên, nghiên cứu mới được dẫn đầu bởi nhà địa chất hành tinh Lomas Valantinas tại Đại học Brown (Mỹ) cho thấy quá trình oxy hóa sắt trong đá Sao Hỏa thực tế đã xảy ra nhờ nước, chứ không phải môi trường khô cằn. Để chứng minh điều này, nhóm của nhà địa chất hành tinh Valantinas đã tạo ra bản sao bụi đá Sao Hỏa giả lập trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng các loại oxit sắt khác nhau. Sau đó, nhóm chuyên gia tiếp tục sử dụng một máy nghiền để tinh chỉnh các mẫu của họ sao cho chúng khớp với các hạt mịn được tìm thấy trên Sao Hỏa. Cuối cùng, các mẫu này được họ phân tích kỹ lưỡng, cho phép so sánh trực tiếp với dữ liệu thực tế được gửi về từ Sao Hỏa. Qua đó, nhóm nghiên cứu phát hiện rằng hỗn hợp này có cấu tạo giống với các khoáng chất được tàu vũ trụ quan sát trên Sao Hỏa hơn là hematit. Điểm khác biệt lớn nhất trong nghiên cứu là vật chất ferrihydrite vốn dĩ chỉ có thể hình thành với sự hiện diện của nước, trong khi hematit thì ngược lại. Phát hiện mới củng cố luận điểm rằng, Sao Hỏa từng sở hữu môi trường ẩm ướt với nhiều đại dương và sông hồ hơn chúng ta vẫn lầm tưởng. Người ta cũng từng cho rằng hematit đã hình thành sau khi nước biến mất khỏi bề mặt Sao Hỏa. Thế nhưng, kết quả nghiên cứu mới chỉ ra sao Hỏa đã bị oxy hóa ngay khi nước vẫn còn tồn tại trên bề mặt. Điều này gây tác động lớn đến những giả thuyết về quá trình lịch sử khí hậu và khả năng tồn tại sự sống trên "Hành tinh đỏ". "Sao Hỏa vẫn là Hành tinh đỏ. Chỉ là sự hiểu biết của chúng ta về lý do tại sao Sao Hỏa có màu đỏ đã bị thay đổi", nhà địa chất hành tinh Valantinas cho biết. TÂM ANH (theo Space) Theo Quyết định số số 404/QĐ-TTg, khu vực lập quy hoạch Di tích quốc gia đặc biệt Cảng Quân sự Đông Hà có vị trí tại phường 2, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Quy mô lập quy hoạch có diện tích là 1,552 ha, bao gồm: Toàn bộ diện tích Khu vực bảo vệ Di tích quốc gia đặc biệt Cảng Quân sự Đông Hà (theo Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 9/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ), trong đó: Khu vực bảo vệ I có diện tích là 0,615 ha và Khu vực bảo vệ II có diện tích là 0,908 ha. Phần diện tích 0,029 ha thu hồi của Khách sạn Sài Gòn - Đông Hà, có vị trí tiếp giáp với điểm di tích Lô cốt thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Cảng Quân sự Đông Hà, để bổ sung vào khu vực bảo vệ cảnh quan cho di tích. Mục tiêu quy hoạch nhằm bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích Cảng quân sự Đông Hà, một trong những di tích thành phần quan trọng thuộc hệ thống Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, trở thành điểm giới thiệu và giáo dục về lịch sử đấu tranh cách mạng, bảo vệ Tổ quốc vẻ vang của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, về đạo lý uống nước nhớ nguồn cho các thế hệ người Việt Nam. ẢNH: PINTEREST Cảng quân sự Đông Hà thời kháng chiến chống Mỹ. ẢNH: CỔNG TTĐT THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ Di tích quốc gia đặc biệt sắp trùng tu lớn ở Quảng Trị

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==