Khoa học và Đời sống số 02-2025

Số 7 (4373) Thứ Năm (13/2/2025) 3 CHUYỂN ĐỘNG 247 Sáng 12/2, thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, trong quá trình phát triển luôn sinh ra các mâu thuẫn mới, chúng ta phải giải quyết mâu thuẫn mới thì mới tiếp tục phát triển được. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các luật là bình thường; yêu cầu đặt ra là làm sao quy định đơn giản, dễ hiểu và giải quyết được những vấn đề mà thực tiễn đặt ra. Theo Thủ tướng, lần này, chúng ta đang tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng cán bộ công chức, viên chức. Đây là chủ trương lớn của Đảng. Trên thực tế chúng ta đã làm sắp xong, trong tháng 2 cố gắng xong tất cả các tổ chức để tháng 3 bắt đầu vận hành. Khi mới vận hành, có thể có thuận lợi, cũng có thể có vướng mắc, trục trặc, thì chúng ta tiếp tục điều chỉnh. Sửa các luật lần này hướng tới “đúng vai thuộc bài”, phân biệt rõ cơ quan hành pháp, lập pháp, phân định càng rõ thì càng dễ đánh giá, dễ xác định trách nhiệm. Đồng thời, phân cấp theo tinh thần địa phương quyết, địa phương làm đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát; giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ của người dân; bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, từ thực tiễn thấy cái gì vướng mắc phải sửa. Thủ tướng cho rằng, dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) phân định rõ quy trình chính sách và quy trình soạn thảo là sự “đổi mới”. “Phân định như vậy để rõ trách nhiệm, song vẫn phải có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa cơ quan trình và cơ quan thẩm tra như hiện nay”, Thủ tướng nói. Vấn đề thứ hai được Thủ tướng đề cập là xây dựng, ban hành chính sách như thế nào để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong bối cảnh diễn biến cuộc sống rất nhanh. Có những vấn đề cá biệt, đặc biệt, phải xử lý ngay, Chính phủ có thể họp trong 1 tiếng, ngay trong đêm để quyết định, nhưng ban hành văn bản ra mà không có tính pháp quy thì không ai dám làm. Trong khi đó, nghị định dù ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn vẫn phải mất nhiều thời gian, quy trình hơn trong lấy ý kiến. Cũng theo Thủ tướng, những gì đã rõ, đã chín, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, đa số ý kiến đồng tình thì chúng ta luật hóa, tiếp tục thực hiện. Còn những gì còn biến động, nhất là những vấn đề kinh tế thì trao quyền cho cơ quan hành pháp, trên cơ sở đó mới xử lý linh hoạt, kịp thời và báo cáo lại Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Vì vậy, quy định trong luật cần mang tính khung, tính nguyên tắc; nếu cần thì cho thí điểm, trên cơ sở thí điểm thì nghiên cứu đưa vào luật để dư địa cho cơ quan hành pháp thực hiện linh hoạt, hiệu quả, để không gian cho các cơ quan, đơn vị, địa phương, người dân, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Thủ tướng cho rằng, chúng ta chấp nhận rủi ro, vừa khuyến khích và bảo vệ người đổi mới, sáng tạo, vừa phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm; vừa đề cao trách nhiệm cá nhân, đồng thời không xử lý, truy tố những người không có động cơ cá nhân, vụ lợi. NGUYỄN VĂN THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH: SỬA CÁC LUẬT LẦN NÀY HƯỚNG TỚI “ĐÚNG VAI THUỘC BÀI” Chia sẻ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, Thủ tướng khẳng định, sửa các luật lần này hướng tới “đúng vai thuộc bài”, phân biệt rõ cơ quan hành pháp, lập pháp, phân định càng rõ thì càng dễ đánh giá, dễ xác định trách nhiệm. Việc phóng sinh rùa tai đỏ ở chùa Hương là hành vi nguy hiểm PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cho rằng, việc nhiều người phóng sinh rùa tai đỏ xuất phát từ việc chưa hiểu về loại “rùa độc” này, nên cần thông tin để người dân hiểu, chung tay tẩy trừ rùa tai đỏ. Ngày 4/2, tại lễ hội chùa đã Hương đã xuất hiện một số tiểu thương mang hàng trăm con rùa tai đỏ đến khu vực bến đò lối vào chùa để bán. Giá mỗi con rùa từ 80.000 - 100.000 đồng tùy kích thước. Do tâm lý phát tâm phóng sinh, các du khách đã mua giống rùa này rồi phóng sinh xuống thẳng dòng suối Yến, mà không quan tâm đến việc đây là loài động vật phá hoại môi sinh và đã bị cơ quan chức năng cấm. Rùa tai đỏ (tên khoa học Trachemys Scripta) là loài động vật bán thủy sinh, xuất xứ từ thung lũng Mississippi (Mỹ) và được xuất khẩu sang nhiều nước khác để làm vật nuôi hoặc chế biến thực phẩm. Theo các chuyên gia, việc thả rùa tai đỏ ở Chùa Hương là hành động rất nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi sinh, bởi đây là loại đồng vật có tính xâm lấn rất cao. Rùa tai đỏ ăn tất cả các loài cá, tôm, cua, ốc, ếch, nhái... và nhiều loài thực vật thủy sinh khác. Khi rùa tai đỏ thoát ra môi trường sống sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân bằng sinh thái bản địa. Nhất là với những khu vực có tính chất đặc biệt nhạy cảm về môi sinh như ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội thì hậu quả rất khó ngăn chặn. PGS.TS Nguyễn Đình Hòe cho biết, rùa tai đỏ gây hại cả về mặt thuỷ sản và trồng trọt bởi nó ăn cả động vật và thực vật nước. Xét về mức độ tàn phá, rùa tai đỏ còn kinh khủng hơn ốc bươu vàng rất nhiều vì rùa to hơn khỏe hơn, sống lâu hơn và ăn tạp. Việc người dân mua bán, kinh doanh rùa tai đỏ trên thị trường, nhiều người mua rùa để cúng, phóng sinh vào ngày rằm, lễ là do bà con chưa hiểu đây là rùa có hại. Do đó, để ngăn chặn, cần phải nỗ lực thông tin để người dân hiểu, chung tay tẩy trừ rùa tai đỏ. Trước những phản ánh liên quan đến việc phóng sinh rùa tai đỏ, đại diện Ban tổ chức Lễ hội Chùa Hương cho biết: BQL và xã đã xử lý 2 trường hợp, nhắc nhở 6 trường hợp; yêu cầu viết cam kết không buôn bán phóng sinh các sinh vật ngoại lai. MAI NGUYỄN Thủ tướng khẳng định, sửa các luật lần này hướng tới “đúng vai thuộc bài”. ẢNH: NHƯ Ý/ BÁO TIỀN PHONG Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị bầu, chuẩn y 4 Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ngày 12/2, thông tin từ Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết, Bộ Chính trị đã có quyết định chuẩn y giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với 4 cán bộ. Cụ thể, gồm các ông Đinh Hữu Thành, Hà Quốc Trị, Nguyễn Hồng Lĩnh và Đoàn Anh Dũng. Trước đó, ngày 23/1, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu bổ sung 3 ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII. Gồm các ông Nguyễn Duy Ngọc - Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Nguyễn Hồng Lĩnh - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai và ông Đoàn Anh Dũng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận. Cùng với đó, bầu bổ sung ông Nguyễn Duy Ngọc vào ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên trách của Ban Chấp hành Trung ương, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của điều lệ Đảng. GIA ĐẠT Chuẩn y 4 Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII 1. Ông Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm 2. Ông Trần Văn Rón, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực 3. Ông Trần Tiến Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm 4. Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm 5. Ông Hoàng Văn Trà, Phó Chủ nhiệm 6. Ông Nghiêm Phú Cường, Phó Chủ nhiệm 7. Ông Nguyễn Minh Quang, Phó Chủ nhiệm 8. Bà Trần Thị Hiền, Phó Chủ nhiệm 9. Ông Hoàng Trọng Hưng, Phó Chủ nhiệm 10. Ông Nguyễn Văn Quyết, Phó Chủ nhiệm 11. Ông Đinh Hữu Thành, Phó Chủ nhiệm 12. Ông Hà Quốc Trị, Phó Chủ nhiệm 13. Ông Đoàn Anh Dũng, Phó Chủ nhiệm 14. Ông Võ Thái Nguyên, Ủy viên 15. Ông Hồ Minh Chiến, Ủy viên 16. Ông Nguyễn Văn Hội, Ủy viên 17. Ông Tô Duy Nghĩa, Ủy viên 18. Ông Lê Văn Thành, Ủy viên 19. Ông Lê Nguyễn Nam Ninh, Ủy viên 20. Ông Đào Thế Hoằng, Ủy viên 21. Ông Đinh Văn Cường, Ủy viên. DANH SÁCH ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG GỒM 21 THÀNH VIÊN:

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==