Số 7 (4373) Thứ Năm (13/2/2025) 20 DOANH NGHIỆP - HỘI NHẬP MINH VY Ông Nguyễn Hoàng Vũ - Chủ tịch HĐQT Legamex muốn bán toàn bộ 295.300 cp LGM đang nắm giữ - tương đương 3,99% vốn điều lệ tại Legamex. ngày 2/1/2024, đưa khối lượng cổ phiếu đang sở hữu về 0 cổ phiếu, tỷ lệ 0%. Qua giao dịch này, Dệt may Gia Định không còn là cổ đông tại Legamex. Đến ngày 10/5/2024, Công ty TNHH Dệt may và Thương mại Hà Nam trở thành cổ đông lớn tại Legamex khi mua vào gần 5,38 triệu cổ phiếu LGM, nâng tỷ lệ sở hữu từ 0% lên mức 72,67% vốn điều lệ. Qua đó, Legamex chính thức trở thành công ty con của Dệt may và Thương mại Hà Nam. Về Công ty TNHH Dệt may và Thương mại Hà Nam, công ty mới được thành lập ngày 25/3/2024 với vốn điều lệ ban đầu là 90 tỷ đồng. Các cổ đông sáng lập gồm ông Đỗ Văn Huy - Tổng Giám đốc kiêm Người đại diện theo pháp luật của công ty góp vốn 72 tỷ đồng (tỷ lệ sở hữu 80%), bà Bùi Thị Thủy Chung góp vốn 18 tỷ đồng (tỷ lệ sở hữu 20%). Được biết, ông Đỗ Văn Huy và bà Bùi Thị Thủy Chung trước đây từng là cổ đông lớn tại Legamex. Dệt may và Thương mại Hà Nam có địa chỉ trụ sở chính đặt tại số 265 Điện Biên Phủ, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Ngành nghề kinh doanh chính là hoạt động tư vấn quản lý, cụ thể là tư vấn quản lý doanh nghiệp (trừ tư vấn tài chính, kế toán, pháp lý). Đến ngày 20/5/2024, công thực hiện nâng vốn điều lệ lên 100 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông và tỷ lệ góp vốn của cổ đông không thay đổi. Ông Nguyễn Hoàng Vũ - Chủ tịch HĐQT CTCP Giày da và May mặc Xuất khẩu (Legamex, UPCoM: LGM) đã đăng ký bán toàn bộ cổ phiếu nắm giữ vì mục đích đầu tư cá nhân. Theo đó, ông Vũ muốn bán toàn bộ 295.300 cp LGM đang nắm giữ - tương đương 3,99% vốn điều lệ tại Legamex. Giao dịch dự kiến diễn ra từ 13/0212/03/2025. Tạm tính theo mức giá cổ phiếu LGM tại kết phiên giao dịch ngày 11/02 là 13.100 đồng/cp thì ông Vũ sẽ thu về 3,9 tỷ đồng nếu bán hết toàn bộ số cổ phiếu nói trên. Nếu giao dịch thành công ông Vũ sẽ không còn là cổ đông tại Legamex. Theo giới thiệu trên website doanh nghiệp, Legamex là công ty thành viên trong hệ thống của Công ty Cổ phần dệt may Gia Định được thành lập từ năm 1986. Từ tiền thân là Xí nghiệp Giày da và May mặc xuất khẩu trực thuộc UBND Quận 10, TPHCM, chuyên sản xuất gia công giày da, hàng may mặc Legamex kinh doanh thua lỗ, Chủ tịch Nguyễn Hoàng Vũ muốn thoái vốn xuất khẩu sang Liên Xô và một số nước khác. Đến năm 2005, Legamex chính thức trở thành Công ty cổ phần. Về tình hình kinh doanh, Legamex cũng là một trong những doanh nghiệp chịu hệ luỵ của "cú giáng" gã khổng lồ Amazon sau khi mất các đơn hàng gia công tủ vải cho Gilimex, một doanh nghiệp dệt may lớn khác. Gilimex đã khởi kiện Amazon Robotics LLC vào cuối năm 2022 vì vi phạm cam kết, gây khó khăn cho các bên liên đới như Garmex Sài Gòn và Legamex. Sau khi hợp đồng tủ vải với với Gilimex bị cắt, Legamex đã chuyển hướng sang gia công các mặt hàng thời trang, nhưng việc kinh doanh kém hiệu quả do năng suất thấp và doanh thu không đủ chi trả lương nhân viên. Năm 2023, doanh thu của LGM chỉ đạt hơn 31 tỷ đồng, giảm đến 76% so với năm trước. Đây là năm thứ 5, LGM lỗ liên tiếp, với mức lỗ kỷ lục gần 63 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế tại ngày 31/12/2023 lên trên 133 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm gần 46 tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, Legamex chưa công bố các báo cáo tài chính và tình hình kinh doanh của công ty trong năm 2024. Được biết, trong năm 2024, Legamex đặt mục tiêu tổng doanh thu gần 57 tỷ đồng và dự kiến lỗ gần 41 tỷ đồng trên cơ sở duy trì các đơn hàng may mặc hiện có, giữ chân người lao động và chờ thị trường dệt may hồi phục. Đầu năm 2023, vốn điều lệ của Legamex đang ở mức 74 tỷ đồng, trong đó Dệt may Gia Định góp vốn 37,74 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ sở hữu 51%; các cổ đông khác góp vốn 36,26 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ sở hữu 49% vốn. Tuy nhiên đến đầu năm 2024, Dệt May Gia định đã bán ra toàn bộ 1,887 triệu cổ phiếu LGM bằng phương thức khớp lệnh tập trung liên tục từ ngày 25/12/2023 đến EVNHANOI cảnh báo “chiêu trò” mạo danh nhân viên điện lực lừa đảo khách hàng THÔNG TIN DOANH NGHIỆP Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) cảnh báo khách hàng cần nâng cao cảnh giác trước những trang web, cuộc gọi mạo danh nhân viên Điện lực, yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân và thanh toán tiền điện thông qua các hình thức không chính thức. Trong thời gian gần đây, một số đối tượng lừa đảo đã tạo ra các trang web giả mạo, mạo danh nhân viên điện lực, nhằm thu hút người dùng cung cấp thông tin cá nhân và thực hiện các giao dịch thanh toán không an toàn. Các trang web này thường sử dụng giao diện giống với trang web chính thức của EVNHANOI để đánh lừa người dùng. Ông Minh Hà (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ rằng gia đình ông thường thực hiện các giao dịch thanh toán điện trực tuyến và không bao giờ bị quá hạn. Tuy nhiên, ông đã phát hiện một trang web lừa đảo cùng với nhiều số điện thoại không chính thống. Khi kiểm tra lại với tổng đài 19001288 của EVNHANOI, ông được xác nhận rằng không có các số điện thoại giống như trang web đăng tải. Đại diện EVNHANOI khẳng định tuyệt đối chỉ có một số hotline duy nhất của EVNHANOI, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện, đồng thời, nhân viên điện lực khi giao tiếp với khách hàng đều tuân thủ nghiệp vụ chăm sóc khách hàng, tuyệt đối không có thái độ khiếm nhã, không được phép sử dụng lời nói bất lịch sự khi giao tiếp với khách hàng. Khách hàng cần thận trọng khi gặp các trang web hoặc những cuộc gọi yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc thanh toán tiền điện. Để xác minh thông tin và đảm bảo an toàn, khách hàng nên liên hệ với tổng đài chăm sóc khách hàng của EVNHANOI. EVNHANOI đã đưa vào sử dụng hệ thống định danh cuộc gọi để hạn chế tình trạng giả danh nhân viên điện lực gọi điện lừa đảo, khai thác thông tin cá nhân của khách hàng. Việc hiển thị định danh cụ thể với từng nhà mạng viễn thông như sau: Viettel, Mobifone, Vinaphone sẽ hiển thị tên “EVNHANOI”. Nhằm ngăn ngừa hiện tượng mạo danh, thực hiện hành vi lừa đảo, xúc phạm khách hàng gây ảnh hưởng đến uy tín ngành Điện, EVNHANOI đề nghị khách hàng sử dụng điện nêu cao tinh thần cảnh giác, không cung cấp thông tin cá nhân, không thanh toán tiền điện vào tài khoản ngân hàng khi chưa được xác minh. Khi nhận được cuộc gọi nghi ngờ mạo danh nhân viên ngành Điện, khách hàng sử dụng điện tại Hà Nội cần thông báo ngay đến Tổng đài của Trung tâm Chăm soc khach hang EVNHANOI theo số điện thoại 19001288 để được tư vấn, hỗ trợ 24/7. Bên cạnh đó, để giúp khách hàng chủ động tra cứu thông tin về điện, EVNHANOI cũng khuyến cáo người dân truy cập Website EVNHANOI hoặc cài đặt ứng dụng của EVNHANOI (App EVNHANOI) để cập nhật các thông tin về điện thường xuyên, liên tục từ chính Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội. Ảnh minh hoạ Trang web sử dụng số điện thoại không chính thống Tổng đài của Trung tâm Chăm soc khach hang EVNHANOI 19001288
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==