Khoa học và Đời sống số 02-2025

Số 7 (4373) Thứ Năm (13/2/2025) 19 HẢI NINH Trên mạng xã hội đang lan truyền clip người phụ nữ khóc lóc kể về việc bị kẻ gian móc túi khi đưa con từ Đắk Lắk xuống TP HCM khám bệnh. Ngay sau đó, đại diện bệnh viện cho biết thông tin này không đúng sự thật. Liên quan đến sự việc, người phụ nữ trong clip đã lên tiếng. Qua tìm hiểu, được biết, người phụ nữ trong clip là bà H.T.X. (38 tuổi, trú tại xã Ea Ô, huyện Ea Kar, Đắk Lắk). Trao đổi với PV Khoa học và Đời sống/Báo Tri thức và Cuộc sống, bà X. thừa nhận con trai 16 tháng tuổi của bà ốm yếu, chậm phát triển nên tối 9/2 bà đưa con xuống Bệnh viện Nhi Đồng 2 khám bệnh. Sáng 10/2, khi đứng trước cổng bệnh viện, bà bị hai người dàn cảnh móc túi lấy hết 9,5 triệu đồng. Sau khi mất tiền, bà chỉ biết khóc và kể lại sự việc cho một người bạn. Người bạn này khuyên bà quay clip đăng lên mạng xã hội để nhận sự giúp đỡ. Nhờ đó, bà đã nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng mạng, đủ tiền để đưa con vào khám bệnh và trở về Đắk Lắk. Bà X. cho biết thêm, bà đã xóa bài đăng sau khi nhận được hơn 27 triệu đồng, số tiền lớn hơn nhiều so với chi phí khám bệnh cho con. Bà cảm ơn lòng tốt của mọi người và khẳng định không có ý định lừa đảo. Trước những cáo buộc lừa đảo, bà X. thừa nhận từng vỡ nợ do làm ăn thua lỗ cách đây 3 năm, nhưng khẳng định không lợi dụng con trai để trục lợi. Bà X. nói sẵn sàng hợp tác với cơ quan chức năng để làm rõ sự việc. Theo thông tin từ Công an xã Ea Ô xác nhận, Công an phường Bến Nghé (quận 1, TP HCM) đã liên hệ với công an xã để phối hợp xác minh thông tin về bà H.T.X.. Bà X. tạm trú trên địa bàn xã khoảng 2 năm nay, thuê một căn nhà ở đối diện chợ của xã để sinh sống. Vừa qua, bà X. có đến trụ sở công an làm căn cước công dân và bế theo con nhỏ bị đau ốm, còi cọc đi cùng nên phía công an xã tạo điều kiện làm căn cước công dân nhanh cho người này. "Bà X. đưa con xuống TPHCM khám bệnh là thông tin đúng sự thật, còn việc người này có bị móc túi mất tiền hay không, các cơ quan công an đang xác minh", đại diện Công an xã Ea Ô nói thêm. Trước đó, ngày 10/2 trên mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh một người phụ nữ khóc lóc kể về việc bị móc túi mất 9,5 triệu đồng khi đưa con trai từ Đắk Lắk xuống TP HCM khám bệnh tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Sau khi được đăng tải, đoạn clip đã ngay lập tức nhận được sự quan tâm của dư luận. Nhiều người còn bày tỏ sự thương cảm và xin số tài khoản của người phụ nữ để chuyển tiền giúp đỡ. Người phụ nữ này đã công khai số tài khoản cá nhân và nhận được sự hỗ trợ tài chính từ cộng đồng mạng. Tuy nhiên, sau đó trên Facebook xuất hiện nhiều thông tin cho rằng người phụ nữ này dàn cảnh để lợi dụng lòng thương của người khác nhằm trục lợi cá nhân, đồng thời khuyến cáo người dân cần tỉnh táo, không nên chuyển khoản. Trước sự việc trên, công an phường Bến Nghé đã vào cuộc xác minh vụ việc. NGUYỄN TÂM - ĐINH OANH BẠN ĐỌC Văn bản của UBND huyện Ninh Giang gửi đến Công an tỉnh Hải Dương và Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hải Dương nêu rõ, ngày 13/12/2024, tài khoản TikTok có tên @Duc.Hai Duong có đăng tải video với nội dung “ACE Ninh Giang ơi! Đức đến đây! con lạy con quan lớn đệ ngũ Tuần Tranh”. Theo UBND huyện Ninh Giang, thông tin và hình ảnh tại video clip trên là không chính xác, không đúng với di tích đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng cấp Quốc gia đối với di tích lịch sử - văn hóa đền Tranh trên địa bàn huyện Ninh Giang. Tuy nhiên, hình ảnh về cơ sở thờ tự được nêu trong đoạn video clip mà tài khoản TikTok DucHai Duong đã đăng là công trình do tư nhân xây dựng trái phép, vi phạm hành lang bảo vệ đê sông Luộc, không có giá trị về mặt di tích, không được UBND tỉnh Hải Dương đưa vào danh mục bảo vệ di tích trên địa bàn tỉnh, cũng không được xếp hạng di tích cấp Quốc gia. Đây không phải là di tích đền Tranh được bộ Văn hóa, Thể thao UBND huyện Ninh Giang (Hải Dương) vừa có văn bản đề nghị xử lý tài khoản TikTok cá nhân đăng bài có nội dung thông tin không chính xác về di tích lịch sử - văn hoá đã được xếp hạng quốc gia đền Tranh ở Ninh Giang. và Du lịch xếp hạng cấp Quốc gia như trong clip đã nêu. UBND huyện Ninh Giang khẳng định, trên địa bàn huyện Ninh Giang chỉ duy nhất một di tích mang tên đền Tranh - thờ Quan lớn Tuần Tranh thuộc thôn Tranh Xuyên - xã Đồng Tâm (nay là khu dân cư Tranh Xuyên - thị trấn Ninh Giang). Trước những thông tin không chính xác trên, UBND huyện Ninh Giang đề nghị Công an tỉnh Hải Dương, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hải Dương tiến hành kiểm tra, xử lý những cá nhân đăng tin không chính xác về di tích đền Tranh, để tránh gây hiểu nhầm về thông tin các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Ninh Giang. Bị nghi lừa đảo, người phụ nữ ôm con khóc cầu cứu ở TP HCM nói gì? Hải Dương đề nghị xử lý tài khoản TikTok đăng sai về đền Tranh Người phụ nữ vừa khóc vừa kể lại câu chuyện bị kẻ gian móc túi lấy hết tiền khi đưa con xuống TPHCM khám bệnh (Ảnh: Cắt từ clip) Ngôi đền khác ven sông cũng đề "Đền thờ quan lớn Tuần Tranh" dễ gây nhầm lẫn. UBND huyện Ninh Giang khẳng định, trên địa bàn huyện Ninh Giang chỉ duy nhất một di tích mang tên đền Tranh - thờ Quan lớn Tuần Tranh thuộc thôn Tranh Xuyên - xã Đồng Tâm (nay là khu dân cư Tranh Xuyên - thị trấn Ninh Giang).

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==