Số 7 (4373) Thứ Năm (13/2/2025) 15 TRI THỨC NHÂN LOẠI GIẢI MÃ KHOA HỌC Vật thể dị thường dưới đáy biển Baltic Nghi lễ hầu đồng ở Việt Nam có tất cả bao nhiêu giá đồng? A: 18 B: 33 C: 36 Đáp án đúng Quizz test số trước: B: Hà Nội Theo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, cả nước hiện có 8.868 lễ hội, trong đó Hà Nội là địa phương có nhiều lễ hội lớn nhất. Hàng năm, Hà Nội sẽ có khoảng hơn 1.500 lễ hội được tổ chức. Trong đó, Lễ hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là lễ hội có thời gian kéo dài nhất ở Việt Nam. Lễ hội chùa Hương thường diễn ra trong 3 tháng, bắt đầu được khai hội vào ngày 6 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Ngoài ra, một số lễ hội lớn khác thu hút đông đảo khách thập phương tham gia như: Lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn), Lễ hội Gióng đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm), Lễ hội Cổ Loa (huyện Đông Anh), Lễ hội đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh), Lễ hội Láng, Lễ hội Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (quận Đống Đa), Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh (huyện Ba Vì)... THANH BÌNH Được xây dựng trên đất ngôi sinh từ của Tướng quân Trần Lãm, đền Xám còn lưu giữ được vẻ đẹp kiến trúc thuần Việt cùng nhiều nét văn hóa đặc sắc được người dân địa phương lưu truyền qua nhiều thế hệ. Tọa lạc tại xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, đền Xám là 1 trong 5 di tích vừa được Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định về việc xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt (đợt 17, năm 2025) theo Quyết định số 152/QĐ-TTg. Thờ vị tướng tài Đền Xám thờ tướng quân Trần Lãm, một nhân vật kiệt xuất trong thời kỳ loạn 12 sứ quân ở Việt Nam thế kỷ 10. Theo tư liệu của Báo Nam Định, tướng quân Trần Lãm (907978) có tên húy Trần Minh Công, là người gốc ở tỉnh Quảng Đông (Trung Hoa) đến đời Ngô Quyền thì dạt về phương Nam, cùng gia đình làm nghề đánh cá tại cửa biển Bố Hải Khẩu (ngày nay là tỉnh Thái Bình). Sinh thời, Trần Lãm vốn có tư chất thông minh và lòng nhân hậu nên ông là người có uy tín trong vùng. Năm 944, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha cướp ngôi vương. Các thế lực địa phương nổi dậy cát cứ, đánh chiếm lẫn nhau làm triều đình suy yếu. Trước cảnh bạo loạn, Trần Lãm đã chiêu mộ binh lính, tập hợp lực lượng đào hào, đắp thành xây dựng căn cứ tại vùng đất Bố Hải Khẩu, phủ Kiến Xương (nay thuộc các tỉnh Thái Bình, Nam Định), hình thành nên một trong “Thập nhị sứ quân”. Sứ quân của Trần Lãm mạnh bậc nhất trong các sứ quân lúc bấy giờ với các tướng tài như: Ngô Văn Chấn, Ngô Tất An, Bùi Quang Dũng, Nguyễn Đức Long, Nguyễn Đức Học, Nguyễn Phúc… Lúc này, tại vùng đất Hoa Lư (Ninh Bình), Đinh Bộ Lĩnh thấy cảnh nhân dân khổ cực vì loạn “thập nhị sứ quân” nên đã dấy cờ khởi nghĩa. Buổi đầu khởi nghĩa, lực lượng của Đinh Bộ Lĩnh chưa đủ mạnh. Nghe danh của Tướng quân Trần Lãm, Đinh Bộ Lĩnh liền tìm gặp ông nhờ giúp đỡ. Là người có khí phách và tài thao lược quân sự, Đinh Bộ Lĩnh được Trần Lãm tin tưởng cho làm tướng tiên phong và lập nhiều công lớn. Nhận thấy tài năng của Đinh Bộ Lĩnh, Trần Lãm đã trao toàn bộ binh quyền và gả con gái Trần Nương cho Đinh Bộ Lĩnh. Năm Mậu Thìn (968), công cuộc dẹp loạn 12 sứ quân giành thắng lợi, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đặt Quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư (Ninh Bình). Sau khi lên ngôi, Vua Đinh Tiên Hoàng đã phong cho Trần Lãm chức Phụ dực Quốc chính Thượng tướng quân. Cuốn ngọc phả “Sứ quân ở Bố Hải Khẩu Trần Minh Công” do Tiến sĩ Lê Tung viết ngày 2/10 niên hiệu Hồng Đức 18 (1487) hiện còn lưu giữ tại Đền Xám có ghi: Sinh thời, Tướng quân Trần Lãm qua xứ Lạc Đạo (nay là thôn Lạc Đạo, xã Hồng Quang) thấy nơi đây phong cảnh hữu tình, dân cư thuần phác nên lập sinh từ, giúp người dân khơi ngòi, đắp đập, tạo dựng làng xã. Sau khi mất, Tướng quân Trần Lãm được Vua Đinh Tiên Hoàng phong mỹ tự “Quốc đô Thành hoàng”, người dân Hồng Quang lập đền thờ phụng ông. Nét đẹp văn hóa của ngôi đền cổ Được xây dựng trên đất ngôi sinh từ của Tướng quân Trần Lãm, đền Xám còn lưu giữ được vẻ đẹp kiến trúc thuần Việt cùng nhiều nét văn hóa đặc sắc được người dân địa phương lưu truyền qua nhiều thế hệ. Theo Báo Nam Định, tổng thể khu di tích đền Xám gồm: Đền chính xây hình chữ “Công”; hai bên là 2 nhà giải vũ xây theo phong cách “quá giang kèo cầu”. Tiền đường của Đền gồm 5 gian với 6 bộ vì dựng theo kiểu “thượng chồng rường giá chiêng, hạ kẻ bẩy”. Gánh đỡ bộ mái tiền đường là 12 cột quân, trong đó 6 cột cái đặt trên chân tảng đá. Trên các đầu bẩy, xà, con rường chạm khắc rồng, lá lật. Điểm nổi bật trong nghệ thuật điêu khắc của di tích là ở các ô cửa tiền đường với các hình tượng dân gian như: rồng chầu, phượng, nghê xen kẽ họa tiết: đao mác, lá hỏa, vân áng và các muông thú: khỉ, nai, chim, rắn… tạo thành các bức phù điêu hoàn chỉnh, mang giá trị nghệ thuật cao. Nối tiếp tiền đường là trung đường và chính tẩm 3 gian, bộ vì kiểu “thượng mê hạ cốn” với nhiều mảng chạm nổi, bong kênh uốn lượn hình vân mây, hoa lá cách điệu được điểm xuyết ở các góc, đầu xà theo phong cách nghệ thuật thế kỷ 17. Để tưởng nhớ, tri ân công đức của Tướng quân Trần Lãm, lễ hội Đền Xám được chính quyền và người dân địa phương tổ chức long trọng từ ngày 17 đến 19/8 âm lịch hàng năm. Cùng với các nghi thức truyền thống như: rước kiệu, dâng hương, tế cáo, tế giao hiếu của các thôn: Lạc Đạo, Giang Tả, Vân Cù, lễ hội còn có các hoạt động văn hóa, trò chơi dân gian đặc sắc như: trống hội, múa lân - sư - rồng, múa rối nước, chọi gà, đấu vật, bắt vịt, bơi chải… Trong những ngày diễn ra lễ hội, sôi nổi nhất là các đêm biểu diễn văn nghệ và các cuộc thi: bơi chải, hát múa dân gian. Ngoài 2 đêm hát nhập tịch (vào đám) và lạc hành (giã đám), cuộc thi hát tại sân đền Xám diễn ra các tiết mục hát chèo, hát văn, hát chầu văn, ca trù… do các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, quần chúng trong và ngoài tỉnh biểu diễn. Nét đẹp văn hóa dân gian qua các hoạt động múa hát tại sân đền đã có từ hàng trăm năm trước, mang đậm hơi thở cuộc sống nông thôn. Chính vì thế, đền Xám còn được người dân gọi là Đình Hát. Để chuẩn bị cho các “đêm hát sân đình”, người dân đã dựng cột tre, bắc sàn gỗ làm sân khấu. Đến triều Vua Khải Định 8 (1916), người dân xây dựng một công trình lớn hơn phía trước đền để tổ chức các cuộc thi hát, múa. Từ khi đền Xám được cải tạo, nâng cấp với quy mô bề thế như hiện nay, các cuộc thi hát, múa được tổ chức long trọng, thu hút đông đảo người dân yêu văn nghệ tham dự. Những năm gần đây, Ban tổ chức lễ hội đền Xám còn tổ chức nhiều chương trình giao lưu, thi đấu thể thao như: kéo co, bóng đá, cờ tướng, dân vũ, góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân địa phương và du khách thập phương. Di tích quốc gia đặc biệt đền Xám Tại đáy biển Baltic, các chuyên gia phát hiện một vật thể dị thường có đường kính hơn 60m. Mọi thiết bị điện, bao gồm điện thoại vệ tinh của nhóm nghiên cứu đều không hoạt động khi đến gần vật thể bí ẩn đó. Vật thể dị thường bên dưới đáy biển Baltic được các nhân viên của OceanX, công ty thám hiểm biển sâu hàng đầu thế giới phát hiện lần đầu tiên vào năm 2011. OceanX chuyên tìm kiếm kho báu thất lạc, xác tàu đắm trong lịch sử và vật thể bất thường dưới nước. Theo OceanX, các chuyên gia của công ty này chụp được ảnh bằng sóng âm kỳ lạ của một cấu trúc dưới đáy biển tại độ sâu khoảng 91m. Kết quả kiểm tra, nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra vật thể lạ dưới đáy biển Baltic có bề ngang 61m, cao 8m. Khi xem ảnh chụp vật thể bí ẩn này, nhiều người cho rằng nó trông giống như một cây nấm khổng lồ hoặc đĩa bay (UFO) của người ngoài hành tinh. Thậm chí, một số khác cho rằng, vật thể bí ẩn này có thể là thiết bị chống tàu ngầm của Đức Quốc xã hoặc là một cỗ súng máy. Trong quá trình nghiên cứu vật thể lạ dưới đáy biển Baltic, các chuyên gia gặp khó khăn lớn khi mọi thiết bị điện, bao gồm điện thoại vệ tinh, đều không hoạt động khi lại gần nó. Sau khi di chuyển các thiết bị điện ra xa vật thể bí ẩn khoảng 200m, tất cả lại hoạt động bình thường. Trong một bài báo năm 2014, nhà sáng lập đồng thời là Giám đốc điều hành OceanX là Dennis Åsberg chia sẻ: "Tôi tin chắc 100% rằng chúng tôi đã tìm thấy thứ gì đó rất đặc biệt". Sau khi công bố hình ảnh về vật thể dị thường được phát hiện dưới đáy biển Baltic, công chúng dành nhiều sự quan tâm và tò mò không biết liệu cấu trúc đó thực chất là gì. Mẫu vật thu thập từ khu vực phát hiện vật thể bí ẩn và từ Phó giáo sư địa chất Volker Brüchert ở Đại học Stockholm cho thấy đó là đá granite, gneis và sa thạch. Đây là những loại đá nằm ở bồn địa sông băng như biển Baltic. Phần lớn biển Baltic được tạo thành từ sự dịch chuyển của các dòng sông băng trong thời kỳ Băng Hà. Nghiên cứu của nhóm nhà khoa học thuộc Đại học Stockholm đứng đầu là Phó giáo sư Brüchert cho thấy vật thể dị thường dưới đáy biển Baltic là những gì còn lại từ quá trình trên. "Do toàn bộ vùng Baltic phía Bắc chịu ảnh hưởng nặng nề của quá trình tan băng nên tất cả các đặc trưng và mẫu đá có thể liên quan đến quá trình thời đại băng hà và hậu băng hà. Có lẽ những tảng đá này được sông băng dịch chuyển tới đó", Phó Giáo sư Brüchert giải thích. Nhà địa chất Thụy Điển Fredrik Klingberg và Martin Jakobsson cũng cho rằng, thành phần hóa học của các mẫu đá được cung cấp tương tự nốt sần kim loại phổ biến ở đáy đại dương. TÂM ANH (theo Ilfscience) Vật thể dị thường, bí ẩn dưới đáy biển Baltic. ẢNH: OCEANX. Toàn cảnh đền Xám. ẢNH: GIÁO DỤC & THỜI ĐẠI.
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==