Số 2 (4368) Thứ Năm (9/1/2025) 3 CHUYỂN ĐỘNG 247 Sáng 8/1, tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương, Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Cùng dự hội nghị có Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các Ban, Bộ ngành Trung ương. Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ rất ấn tượng và khẳng định, những con số, những kết quả đầy thuyết phục được nêu trong các báo cáo của Chính phủ. Năm 2024, đất nước đã hoàn thành thắng lợi, toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm trong hoàn cảnh đầy “sóng to, gió lớn. Trong đó hoàn thành và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu của Kế hoạch năm 2024. Kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế đạt trên 7%, cao nhất khu vực và thế giới trong bối cảnh khó khăn toàn cầu. Tổng Bí thư cũng cho rằng, bên cạnh sự phục hồi tích cực của nền kinh tế, an sinh xã hội được cải thiện rõ rệt, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được tăng cường, tạo nền tảng quan trọng cho sự phát triển bền vững. Đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh, mở rộng, củng cố vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế. Môi trường hòa bình, ổn định đã được giữ gìn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đất nước và gia tăng niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục được đẩy mạnh, kế thừa và phát huy những thành tựu quan trọng từ các giai đoạn trước; Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tiếp tục là điểm sáng với sự chỉ đạo quyết liệt, toàn diện, đồng bộ và bài bản. Chính phủ đã trình Đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo đúng định hướng của Trung ương và tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp chính quyền địa phương chủ động hơn trong việc giải quyết công việc, đồng thời nâng cao trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan hành chính; giảm bớt thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xử lý công việc, và cải thiện sự phục vụ của Nhà nước đối với người dân; sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tiếp tục chấn chỉnh tình trạng cán bộ, công chức đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm… Mặc dù vậy, Tổng Bí thư chỉ rõ, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng còn tồn tại một số hạn chế và bất cập nghiêm trọng, cùng với những thách thức lớn đang tiếp tục đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với các cấp, các ngành trong việc xây dựng và thực hiện các giải pháp hiệu quả; nhấn mạnh, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 20212025 - năm tăng tốc, bứt phá, về đích, đồng thời là năm tập trung tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV. Trên tinh thần này, Tổng Bí thư đề nghị: “Cần thống nhất nhận thức và hành động về sự cấp bách phải tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế: Chúng ta đã Tổng kết 40 năm đổi mới và thống nhất rằng cần phải đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng, toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế để chúng ta vững vàng bước vào kỷ nguyên thịnh vượng, giàu mạnh và phát triển. Ưu tiên hàng đầu là tinh gọn tổ chức bộ máy của Hệ thống chính trị theo hướng “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả.” Điều này không chỉ là cắt giảm mà còn đòi hỏi cải cách sâu rộng quản trị Nhà nước, minh bạch hóa, và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong hành chính, kinh tế, tài chính - ngân sách, và quản lý tài nguyên. Đồng thời, cần tăng tính chủ động, sáng tạo, tự lực và trách nhiệm giải trình của chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu. Cần bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, đề cao phương pháp “quản lý theo kết quả”, đổi mới phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra và chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, tạo không gian mới và động lực phát triển. Sửa đổi pháp luật và cơ chế quản lý để trao quyền tự quyết, chủ động nhiều hơn cho các cấp chính quyền. Tổng Bí thư yêu cầu, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát là mục tiêu then chốt để xây dựng nền kinh tế vững mạnh, ổn định. Để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025, cần coi trọng chất lượng tăng trưởng và phấn đấu tốc độ tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030, cần phải thực hiện các giải pháp đồng bộ và hiệu quả. Tổng Bí thư cũng đề nghị từng cán bộ lãnh đạo, đảng viên và công chức, viên chức phải thấm nhuần tư tưởng trung tâm “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc”. Coi đây là kim chỉ nam cho mọi hành động, quyết sách và là ngọn đuốc soi đường cho sự nghiệp phát triển đất nước trong giai đoạn tới. M.A TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM: “CẦN ĐỔI MỚI DỨT KHOÁT, TOÀN DIỆN HƠN NỮA TRONG QUẢN LÝ KINH TẾ” “Chúng ta đã Tổng kết 40 năm đổi mới và thống nhất rằng cần phải đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng, toàn diện hơn nữa…”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh. Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang yêu cầu sắp xếp lại lực lượng, xây dựng Công an 3 cấp (Bộ, tỉnh, xã), không tổ chức Công an cấp huyện. Tại hội nghị tổng kết công tác tổ chức cán bộ trong CAND năm 2024 và triển khai chương trình công tác năm 2025, Bộ trưởng Lương Tam Quang yêu cầu quyết tâm, quyết liệt thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm đột phá “Gương mẫu đi đầu thực hiện chủ trương của Đảng về tiếp tục tinh gọn tổ chức bộ máy”. “Trên cơ sở kinh nghiệm đã có, lực lượng Công an sẽ tiếp tục thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, gương mẫu đi đầu trong thực hiện chủ trương của Đảng. Đây là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, mệnh lệnh của Đảng, Bộ Chính trị giao cho Bộ Công an”, Bộ trưởng nhấn mạnh. Bộ trưởng Lương Tam Quang yêu cầu khẩn trương hoàn thiện đề án, phương án về điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Bộ Công an và sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy Công an địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bên cạnh đó, sớm có kế hoạch triển khai thực hiện theo hướng giảm cấp trung gian ở địa phương, tăng cường cơ sở, sắp xếp lại lực lượng, xây dựng Công an 3 cấp (Bộ, tỉnh, xã), không tổ chức Công an cấp huyện; bảo đảm lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp, nhanh nhất, xuyên suốt từ Bộ đến địa phương. Song song với sắp xếp tổ chức bộ máy, Bộ trưởng Lương Tam Quang cho rằng cần chủ động tính toán kiện toàn tổ chức đảng, sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ, kiện toàn nhân sự cấp ủy, ủy ban kiểm tra, sắp xếp đội ngũ đảng viên. TUẤN HỮU Đề xuất không tổ chức Công an cấp huyện Thành ủy Hà Nội vừa có báo cáo việc tổng kết Nghị quyết số 18, trong đó nêu phương án đề xuất sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy thành phố. Đáng chú ý, theo phương án đề xuất, UBND thành phố Hà Nội có 16 sở và cơ quan tương đương sở, vượt mức “không quá 15 sở” như gợi ý, định hướng của Ban chỉ đạo Chính phủ. Trong đó có phương án duy trì Sở Quy hoạch - Kiến trúc. Theo Thành ủy Hà Nội, lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc có tính đặc thù, chuyên sâu cao; công tác quy hoạch phải đi trước, có tầm nhìn chiến lược; đồng thời đáp ứng yêu cầu đối với việc quản lý quy hoạch để phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô… Đồng tình với quan điểm của Thành uỷ Hà Nội, TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho rằng, việc Hà Nội xin giữ lại Sở Quy hoạch và Kiến trúc là hợp lý vì Thủ đô mang nhiều tình đặc thù, đặc biệt. Theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Sở Quy hoạch - Kiến trúc chỉ có ở Hà Nội và TP HCM. Đây là Sở mang tính đặc thù riêng biệt trong toàn bộ quá trình phát triển đô thị và kinh tế của địa phương. Thứ nhất, Hà Nội hiện có diện tích lớn nhất cả nước và là Thủ đô đứng thứ 10 về diện tích trong các Thủ đô trên toàn thế giới. Do đó, công tác quy hoạch - kiến trúc yêu cầu rất quan trọng và cần nhiều lực lượng tham gia. Thứ hai, Hà Nội là địa phương có nhiều quỹ di sản, di tích nhất của cả nước. Trong đó có cả di sản, di tích được thế giới công nhận hay ở các cấp quốc gia, thành phố. Đối với đô thị có quỹ di sản, di tích lớn đòi hỏi việc phát triển đô thị phải vừa bảo tồn đô thị vừa phát huy giá trị di sản. Thứ ba, trong cấu trúc phát triển đô thị, hiện nay Hà Nội đang là đô thị có tốc độ phát triển kinh tế cao và đặc biệt nhất là có tốc độ đô thị hoá cao. Dự kiến 5 năm tới sẽ phát triển cao hơn nữa. Rõ ràng giữa phát triển đô thị hoá và phát triển kinh tế phải có đường đi riêng, đặc thù riêng, bởi vậy duy trì hoạt động của Sở Quy hoạch Kiến trúc - đơn vị quản lý không gian là cần thiết phải có. TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm cũng nhấn mạnh, Hà Nội là đô thị đặc biệt nhưng tỷ lệ nông thôn còn nhiều. Đặc biệt Hà Nội có những đặc trưng về văn hoá khu vực nông thôn như làng nghề truyền thống, vùng nông thôn sản xuất nông nghiệp…Nếu chỉ cần phát triển đô thị, Sở Xây dựng lo được, nếu chỉ phát triển nông thôn thì Sở Nông Nghiệp cũng không ngại nhưng để phát triển hài hoà đô thị và nông thôn thì rất cần Sở Quy hoạch - Kiến Trúc để làm sao bảo đảm được tính hài hoà của 2 không gian này. TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm cho biết, đây không phải lần đầu Sở Quy hoạch -Kiến trúc được đưa ra để xem xét sáp nhập hay giải thể. Từ khi đơn vị Sở này thành lập năm 2002, ít nhất đã có 2 lần được đề cập về việc sáp nhập hoặc giải thế nhưng Quốc hội, Chính phủ đều thống nhất giữ lại vì thấy được tính đặc thù của Sở Quy hoạch - Kiến trúc trong quá trình phát triển đô thị, kinh tế của thành phố lớn. THIÊN TUẤN Giữ Sở Quy hoạch - Kiến trúc để bảo đảm tính hài hoà Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. ẢNH: VGP/NHẬT BẮC
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==