Số 2 (4368) Thứ Năm (9/1/2025) 16 CHUYỆN ĐỜI AN AN Con người là trung tâm trong phát triển trí tuệ nhân tạo Từ lâu, Li đã nhận thấy tiềm năng to lớn mà công nghệ AI mang lại cho toàn nhân loại. “Đây là một công nghệ sẽ thay đổi nền văn minh nhân loại”, GS Li Fei Fei từng nói về trí tuệ nhân tạo khi đứng trên sân khấu tại McCosh 50, giảng đường lớn nhất của Đại học Princeton (Mỹ) và cũng chính là nơi Albert Einstein đã thảo luận về thuyết tương đối của ông vào năm 1921. Theo bà, tác động của AI đối với xã hội là vô hạn. AI là công nghệ có thể chạm đến mọi lĩnh vực. Chúng ta thường xuyên nghe về ảnh hưởng mạnh mẽ của AI trong các tập đoàn công nghệ lớn, nhưng thực tế, AI cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề cuộc sống hàng ngày. “AI có thể thay đổi cách chúng ta làm việc và sống, từ hỗ trợ giáo viên làm việc hiệu quả hơn, nâng cao năng lực học tập của học sinh, đến giúp đỡ bác sĩ và y tá giám sát an toàn bệnh nhân, tóm tắt hồ sơ bệnh án, phát hiện thuốc mới. Bên cạnh đó, AI còn góp phần tối ưu hóa quá trình sản xuất năng lượng hay ứng dụng trong nông nghiệp…”, GS Li chia sẻ với Quỹ VinFuture 2024. Nhưng trong quá trình phát triển AI, GS Li luôn đặt con người làm trung tâm, sử dụng AI để hỗ trợ và mang lại lợi ích cho con người. “Khi chúng ta nghĩ về công nghệ này, chúng ta cần đặt phẩm giá con người, phúc lợi và công việc của con người, vào trung tâm của sự cân nhắc”, bà nói. “Chúng ta sử dụng AI để thực hiện khám phá khoa học, chúng ta muốn hiểu tác động kinh tế của AI và muốn sử dụng AI để tăng cường giáo dục và học tập. Trong quá trình phát triển AI, chúng ta cần lấy con người làm trung tâm để mang lại lợi ích cho mọi người theo những cách tích cực và nhân đạo”, GS Li nhấn mạnh. Tiếp nối sứ mệnh của mình là đảm bảo rằng những tiếng nói đa dạng được lắng nghe và đại diện trong nghiên cứu khoa học, năm 2019, GS Li đã đồng sáng lập Viện Trí tuệ nhân tạo lấy con người làm trung tâm (HAI) của Stanford. “Mục tiêu của HAI là đặt hạnh phúc của cá nhân và xã hội vào trọng tâm của quá trình thiết kế, phát triển và triển khai công nghệ AI", bà nhấn mạnh. Trước đó, năm 2017, GS Li hợp tác với Russakovsky, cựu học sinh của bà, thành lập AI4ALL, một tổ chức phi lợi nhuận ban đầu nhằm mục đích thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. AI4ALL khuyến khích phụ nữ trẻ và sinh viên thiểu số khám phá và lựa chọn khoa học máy tính làm hướng nghiên cứu trong tương lai. AI4ALL đã hình thành quan hệ đối tác với các trường đại học trên khắp nước Mỹ để cung cấp các chương trình AI cấp đại học cho sinh viên và các nguồn tài nguyên giáo trình miễn phí mà các nhà giáo dục có thể sử dụng để tăng khả năng tiếp cận giáo dục AI trong cộng đồng. GS, nhà khoa học người Mỹ gốc Hoa Li Fei Fei mới đây được xướng tên trong Giải thưởng Chính VinFuture 2024 trị giá 3 triệu USD cùng với 4 nhà khoa học khác vì những đóng góp tiên phong của bà trong lĩnh vực thị giác máy tính và phát triển bộ dữ liệu ImageNet - một cơ sở dữ liệu hình ảnh quy mô chứa lượng lớn hình ảnh được kiểm soát và chú thích bởi con người. Trước đó, năm 2023, GS Li (Đại học Stanford) được vinh danh trong danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất về AI của Time. Nhiều người không khỏi ngưỡng mộ trước thành tựu bà đạt được nhưng ít ai biết rằng người phụ nữ 48 tuổi này đã trải qua bao trở ngại để giữ vững được ngọn lửa đam mê. Cô bé nhập cư say mê khoa học Li lớn lên ở Thành Đô (Trung Quốc) trước khi theo gia đình sang Mỹ năm 1992, khi 15 tuổi. Ngay từ nhỏ, Li đã bộc lộ niềm say mê khoa học và luôn tò mò về cách vận hành của thế giới tự nhiên. Thế nhưng, cuộc sống nhập cư nơi đất khách quê người không dễ dàng, Li phải vượt qua nhiều trở ngại để thích nghi và theo đuổi sự nghiệp khoa học. Bà vừa học vừa làm công việc bán thời gian tại một nhà hàng Trung Quốc để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. May mắn trên chặng đường ấy, Li LI FEI FEI: Từ cô bé nhập cư tới “m đỡ đầu của AI” nhận được sự giúp đỡ của nhiều người, như giáo viên toán trung học của bà, Bob Sabella, người đã dạy bà phép tính vi phân nâng cao trong giờ ăn trưa. Cuối cùng, Li giành được học bổng để theo học ngành Khoa học máy tính, kỹ thuật và vật lý tại Đại học Princeton (Mỹ). Chủ nhân của Giải thưởng Chính VinFuture 2024 xúc động: “Tôi luôn biết ơn những người đã luôn tin tưởng và cổ vũ tôi, giúp tôi biến điều tưởng chừng như xa vời trở thành hiện thực, và cũng tự hào vì đã giữ vững được ngọn lửa đam mê qua bao sóng gió”. "Hành trình của riêng tôi đã cho tôi thấy lòng tốt, lòng trắc ẩn, sự chính trực và hào phóng của con người vẫn luôn hiện diện", GS Li từng chia sẻ trong bài thuyết trình tại Đại học Princeton vào tháng 11/2023. Đặt nền móng cho công nghệ AI Năm 1999, Li tốt nghiệp Đại học Princeton và tiếp tục lấy bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ của Viện Công nghệ California (Caltech) vào năm 2001 và 2005. Trong quá trình học tại Caltech, Li đã quan tâm đến cách não bộ xử lý thông tin thị giác. Công trình tiến sĩ của bà bao gồm phát triển các thuật toán nhận dạng các vật thể trong hình ảnh, đặt nền tảng cho nghiên cứu sau này của bà về thị giác máy tính, dẫn đến những tiến bộ trong các lĩnh vực như xe tự lái, hệ thống nhận dạng khuôn mặt và công nghệ hình ảnh y tế. Từ đó, Li bắt đầu nảy ra ý tưởng về việc tạo cơ sở dữ liệu ImageNet và đặt nền móng cho AI tạo sinh, thực sự trở thành dấu ấn trong cộng đồng khoa học trí tuệ nhân tạo. “ImageNet vừa là một tập dữ liệu đào tạo vừa là chuẩn mực cho một vấn đề cơ bản trong học máy: Nhận dạng các đối tượng trên thế giới. Đó chính là cơ sở dữ liệu hình ảnh trực tuyến mang tính đột phá đã giúp khởi động cuộc cách mạng học sâu. Trước khi có ImageNet, học máy tập trung vào lượng dữ liệu rất nhỏ. Phân loại hình ảnh đã thay đổi cách học máy được thực hiện”, Li cho biết. Không biết từ khi nào trên con đường sự nghiệp tiên phong của GS Li, các chuyên gia trong lĩnh vực bắt đầu gọi bà là “mẹ đỡ đầu của AI” như một lời tri ân đến những đóng góp mang tính đột phá của bà. “GS Li xứng đáng với danh hiệu ‘mẹ đỡ đầu của AI’. Tôi mừng vì AI có một người mẹ đỡ đầu được công nhận vì đã có rất nhiều phụ nữ đóng góp đáng kể cho lĩnh vực này. GS Li luôn sẵn sàng tham gia vào rất nhiều vấn đề khó khăn trong AI trước khi nó trở nên phổ biến”, chuyên gia AI Russakovsky và cũng là cựu học trò của GS Li nói. Say mê khoa học t nhỏ, GS Li Fei Fei t ng bước chinh phục những đỉnh cao mới trong lĩnh v c trí tuệ nh n tạo (AI). Không biết chính xác t khi nào, Li được người trong ngành tôn là “m đỡ đầu của AI” như một lời tri n cho những đóng góp mang tính đột phá của bà. Năm 2009, Li trở thành trợ lý giáo sư tại Đại học Stanford và là giáo sư chính thức vào năm 2018. Bà đảm nhận vị trí Giám đốc Phòng thí nghiệm Trí tuệ nhân tạo Đại học Stanford trong giai đoạn 2013 - 2018. Năm 2017 - 2018, bà giữ chức Phó chủ tịch và nhà khoa học đứng đầu về trí tuệ nhân tạo/học máy tại Google Cloud. Mùa thu năm 2018, Li rời Google và trở lại Đại học Stanford với tư cách là đồng Giám đốc Viện trí tuệ nhân tạo lấy con người làm trung tâm Stanford (Stanford HAI). Bà là Giáo sư tại Khoa Khoa học Máy tính thuộc Đại học Stanford và cũng là thành viên của Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia Mỹ. GS Li có hơn 300 bài báo được bình duyệt bao gồm cả AI, học máy, học sâu, thị giác máy tính và khoa học thần kinh nhận thức. Các công trình nghiên cứu của bà được đăng trên nhiều tờ báo và tạp chí, bao gồm New York Times, Wall Street Journal, Fortune Magazine, Science, Wired Magazine, MIT Technology Review, Financial Times, v.v.
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==