Khoa học và Đời sống số 02-2025

Số 2 (4368) Thứ Năm (9/1/2025) 11 CÔNG NGHỆ SỐ THIÊN TRANG khuyến cáo, để tránh bị lừa đảo, khách hàng không nhấn vào bất kỳ một đường link nào được gửi theo hình thức như vậy. Nếu nhấn vào, người dùng có thể bị chiếm quyền điều khiển, dẫn tới mất tiền trong tài khoản…. Hình thức mà các đối tượng sử dụng để lừa đảo rất tinh vi, có thể là lừa về phương thức thanh toán, cài đặt app… Để người dùng tin tưởng, các đối tượng có thể đưa ra thông tin gồm cả thật và giả lẫn lộn, chứ không tất cả đều hoàn toàn là giả. Chẳng hạn, kẻ gian đưa thông tin về app EPOINT của EVN Hà Nội, tuy nhiên, đường link hướng dẫn cài app lại chứa mã độc; hoặc đối tượng lừa đảo sẽ đưa ra một địa chỉ có tên miền na ná, khiến người dùng nhầm tưởng… Nếu thực sự là điện lực Hà Nội gọi tới, sẽ hiển thị EVN Hà Nội hoặc các đầu số 096 300 1288; hoặc 0816001288 hoặc 0933001288. Còn các số lạ gọi đến, người dùng không làm theo hướng dẫn, không cung cấp thông tin cá nhân hoặc hóa đơn thanh toán, chụp ảnh tài khoản ngân hàng… EVN khuyến cáo người dân cần hết sức cảnh giác, tuyệt đối không cung cấp các thông tin tài khoản ngân hàng, thông tin sử dụng điện cho người lạ. Đặc biệt, không truy cập đường link lạ; không cài đặt các ứng dụng lạ. EVN khẳng định tất cả các giao dịch thu tiền điện hiện nay đều được thực hiện qua các kênh chính thống của các Tổng công ty Điện lực, tuyệt đối không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền. Nhân viên Điện lực khi giao tiếp với khách hàng luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy định về chăm sóc khách hàng. Khách hàng nên lựa chọn các kênh thanh toán tiền điện an toàn như: Qua ngân hàng (thanh toán tự động, Internet banking hoặc Mobile banking); ví điện tử và cổng thanh toán trực tuyến (như Viettel Money, VNPT Money, Vnpay, Momo…). Khi có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ điện, liên hệ ngay tổng đài CSKH của EVN để được hỗ trợ 24/7. Fanpage EPOINT - Theo dõi điện hàng ngày cũng đưa ra khuyến cáo, ứng dụng EPoint chính thức chỉ có duy nhất 1 link tải: https://epoint.page.link/EPFanpage; không cung cấp thông tin cá nhân cho bất cứ đối tượng nào; không chuyển tiền đến số tài khoản lạ; chỉ nhận thông tin qua các kênh tương tác chính thức từ EPOINT và EVN. Phản ánh tới đường dây nóng Khoa học và Đời sống/Báo Tri thức và Cuộc sống, anh Nguyễn Đức (Nam Từ Liêm, Hà Nội) thông tin về tệ nạn lừa đảo online dưới hình thức “lợi dụng” ứng dụng EPOINT của Tổng công ty điện lực Hà Nội để truy nhập vào tài khoản người dùng… rút tiền bất hợp pháp. “Khi nhận được đường ‘link’ cài ứng dụng EPOINT và hướng dẫn cập nhật thông tin ‘uỷ nhiệm chi’ chuyển khoản hoá đơn tiền điện tháng 11/2024 lên app này, tôi mới sực tỉnh và lập tức tra cứu google xem đây có phải là yêu cầu của EVN Hà Nội với khách hàng hay không”, anh Nguyễn Đức cho biết thêm, hoá ra rất nhiều người đã “sập bẫy” quả lừa ngọt ngào này. Ứng dụng EPOINT của EVN Hà Nội bị lợi dụng làm... “công cụ” lừa đảo EPOINT là ứng dụng chăm sóc khách hàng của Tổng công ty điện lực Thành phố Hà Nội-EVNHANOI, được đưa vào vận hành hơn 4 năm nay, giúp người tiêu dùng theo dõi điện năng tiêu thụ hàng ngày và số điện từng ngày, so sánh điện năng hàng tháng của khách hàng; giúp thanh toán hoá đơn thuận tiện qua thẻ ATM, ví điện tử; quản lý hợp đồng điện; theo dõi điện của nhiều hợp đồng trên một tài khoản duy nhất… Tương tự anh Nguyễn Đức, ngay ngày đầu năm mới, chị Thu Hà (Cầu Giấy, Nội) nhận được một cuộc điện thoại tự xưng là nhân viên EVN Hà Nội. Người này cho biết, bắt đầu từ tháng 12/2024, EVN Hà Nội yêu cầu khách hàng thanh toán tiền điện qua bank, phải tải app để cập nhật uỷ nhiệm chi thanh toán. Khi khách hàng làm vậy thì hệ thống mới cập nhật khách hàng đã thanh toán tiền điện, nếu không sẽ cắt điện. “Theo tra cứu, hôm nay EVN quận Cầu Giấy chưa thấy nhà chị cập nhật uỷ nhiệm chi thanh toán tiền điện từ ngân hàng, nên nhà chị có tên trong danh sách bị cắt điện vào 17h chiều nay”, người tự xưng là nhân viên EVN nói. Sau khi đưa thông tin như vậy, nhân viên tự xưng của EVN hỏi chị Hà đã cài app EPOINT - Theo dõi tiền điện hằng ngày chưa, chị Hà nói chưa, thì nhân viên này hướng dẫn chị lên cổng EVN để tải về (để tạo niềm tin). Tin tưởng, chị Hà nói mình bận và không biết làm thì nhân viên này nói chị còn lưu ủy nhiệm chi không thì tải về và cập nhật thông tin lên. Chị Hà bèn gửi ủy nhiệm chi cho “nhân viên” này nhờ làm hộ. Sau đó, chị dừng cuộc trò chuyện vì bận đi họp. Họp xong chị quên mất. Tối về, thấy điện nhà mình không bị cắt, chị Hà nghi ngờ đã nhận cuộc gọi lừa đảo. Anh Nguyễn Đức (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng nhận được cuộc gọi tương tự. Điều đặc biệt, người gọi xưng là nhân viên của EVN Hà Nội đọc đúng họ tên, mã số nộp tiền điện của anh cùng thông báo đến 6h hôm nay sẽ cắt điện vì chưa đóng tiền. Anh Đức nói đã đóng rồi qua chuyển khoản, nhân viên này nói chưa nhận được. Người này yêu cầu anh Đức cài app “Epoin – Theo dõi tiền điện hằng Gi mạo nh n viên điện l c thông báo, t n t nh hướng dẫn cài ứng dụng theo dõi tiền điện EPOINT của EVN Hà Nội… khiến nhiều người tin tưởng làm theo, để r i c trăm triệu đ ng… “bốc hơi” trong tích tắc. ngày” để cập nhật thông tin xem anh Đức đóng chưa. Nhân viên này cho anh Đức một số Zalo, là kỹ thuật viên của EVN, yêu cầu kết bạn, làm theo hướng dẫn. Anh Đức cẩn thận hỏi mã của nhân viên này là gì, được trả lời 07, xưng tên, để tạo sự tin tưởng. Sau đó, số Zalo kia gọi tới cho anh Đức, cũng thông báo rằng, 6h tối nay nhà anh Đức sẽ bị cắt điện. Anh Đức tiếp tục khẳng định đã đóng tiền điện rồi, thì nhân viên này giải thích, giữa tài khoản ngân hàng và app điện lực chưa liên thông nên chưa ghi nhận được việc đóng tiền của anh. Theo căn cứ này, bộ phận kỹ thuật sẽ thực hiện việc cắt điện theo quy định. Đưa ra hướng khắc phục, nhân viên này nói sẽ đưa một đường link để anh Đức cài app EPoint, app này sẽ liên thông giữa ngân hàng và EVN Hà Nội nên việc đóng tiền của anh Đức sẽ được ghi nhận. Khi được gửi đường link và yêu cầu làm theo hướng dẫn, anh Đức như sực tỉnh, nghĩ ngay tới chiêu trò lừa đảo cập nhật ứng dụng theo dõi tiền điện. Sau khi bị anh Đức mắng, nhân viên kia liền chặn số của anh. Tuy nhiên, không phải ai cũng “may mắn” dừng lại kịp thời như chị Hà và anh Đức. Đã có nhiều người đã bị mất sạch tiền trong tài khoản khi truy cập vào những đường link cài app điện lực này. Nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không truy cập link lạ Sáng 3/1, trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống, Trung tâm chăm sóc khách hàng của EVN Hà Nội cho biết, thời gian gần đây đã nhận được rất nhiều cuộc gọi phản ánh bị nhân viên mạo danh EVN gọi đến yêu cầu cài app theo dõi tiền điện. Có người bị mất cả trăm triệu đồng trong tài khoản. Nội dung cuộc gọi thông báo, do khách hàng chưa thanh toán tiền điện, hoặc đã thanh toán nhưng hệ thống chưa ghi nhận được, khách hàng sẽ bị cắt điện ngay trong ngày. Sau đó, nhân viên tự xưng này yêu cầu khách hàng cài đặt một app của EVN để khắc phục tình trạng này. Để hỗ trợ khách hàng, nhân viên tự xưng gửi đường link, kèm theo đó sẽ hướng dẫn cài đặt, nhập thông tin… Ngày 31/12/2024, Fanpage EPOINT - Theo dõi điện hàng ngày cũng cập nhật thông tin về thủ đoạn lừa đảo mới mạo danh EPOINT để thu tiền điện. Theo đó, EPOINT khẳng định không có quy định nhân viên gọi điện thông báo và gửi link tải ứng dụng. Trước thực trạng này, EVN Hà Nội Lừa đảo “cướp” tiền tài khoản từ cập nhật ứng dụng tiền điện EPOINT Giao diện app điện lực giả mạo dụ dỗ người dân cài đặt. ẢNH: VN Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, tội phạm trên không gian mạng là vấn đề được các đại biểu quan tâm. đại biểu Trần Thị Thanh Hương (đoàn An Giang) nêu rõ, năm 2024, lực lượng chức năng đã ngăn chặn truy cập trên 23.500 trang mạng, tài khoản mạng xã hội có hành vi vi phạm pháp luật. Với trên 161 triệu thuê bao di động cả nước hiện nay, nguy cơ dữ liệu cá nhân bị lộ, lọt, bị mua bán vẫn đang diễn ra phổ biến trên không gian mạng, gây ra nhiều hậu quả khó lường. Đại biểu Trình Lam Sinh (đoàn An Giang) cho rằng, tội phạm sử dụng công nghệ cao hoạt động trên không gian mạng có yếu tố nước ngoài và chủ yếu để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đánh bạc trái phép, mua bán dữ liệu cá nhân… đang ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp với các phương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi. Một trong những hình thức phổ biến của tội phạm trong lĩnh vực này là sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản. Có thể nói, sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung và công nghệ thông tin mạng viễn thông nói riêng đã trở thành một môi trường cho tội phạm mới. Đại biểu Trình Lam Sinh đề nghị các cơ quan chức năng tiếp tục thực hiện tốt công tác dự báo và liên tục có những cảnh báo về hành vi, thủ đoạn của các loại tội phạm để người dân được biết; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao. App EPOINT của Điện lực. Fanpage EPOINT - Theo dõi điện hàng ngày cập nhật thông tin cảnh báo thủ đoạn lừa đảo.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==