Khoa học và Đời sống số 02-2025

Số 2 (4368) Thứ Năm (9/1/2025) 10 VUSTA VÀ ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS Đặng Việt Dũng – Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho biết, qua cơn bão số 3 (tháng 9 năm 2024) cho thấy lũ quét, sạt lở đất vẫn gây thiệt hại nặng nề cho vùng miền núi phía Bắc. Trong và sau bão số 3, mưa lớn trên diện rộng trên địa bàn nhiều tỉnh miền núi phía Bắc làm 265 người chết, mất tích. Trong đó có những sự kiện đặc biệt nghiêm trọng như: Lũ quét, lũ bùn đá ngày 10/9 tại Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai làm 67 người chết, mất tích; Sạt lở đất trưa 10/9 tại thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà, Lào Cai làm 18 người chết, mất tích; sạt lở đất sáng ngày 9/9 tại xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng làm 31 người chết, mất tích; Sạt lở đất rạng sáng 9/9 tại xóm Lũng Súng, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng làm 11 người chết, mất tích. Theo báo cáo của Cục Đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nguyên nhân dẫn đến khu vực miền núi phía Bắc xảy ra lũ quét, sạt lở đất là do tình hình mưa lũ ngày càng cực đoan, mưa lớn trong thời gian ngắn đặc biệt cơn bão số 3 diễn ra đầu tháng 9/2024. Trong khi địa hình khu vực này là đồi, núi hiểm trở, chia cắt mạnh, độ dốc lớn, địa chất phức tạp. Bên cạnh đó, tập quán sinh sống của đồng bào tỉnh miền núi là sống gần nguồn nước sông, suối khu vực sườn dốc nơi thường xuyên xảy ra thiên tai lũ quét, sạt lở đất. Cùng với đó là việc thiếu điều kiện phương tiện, thông tin nên việc phòng tránh thiên tai hạn chế. Ngoài ra việc xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó với thiên tai của một số địa phương chưa cập nhật thường xuyên, chưa bám sát thực tiễn nhất là tình huống mưa lớn cực đoan. GS.TS Đỗ Minh Đức – Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, muốn giảm thiểu ảnh hưởng lũ quét, lũ bùn đá, sạt lở đất ở vùng núi phía Bắc cần phải phát hiện và cảnh báo sớm về trượt lở ở các vùng đất dốc. “Những hành động không quá phức tạp và dễ thực hiện có thể phòng tránh được thảm họa cụ thể như chủ động phát hiện các khe nứt kéo dài trên mái dốc, phát huy vai trò các tổ đội xung kích phòng chống thiên tai, cán bộ cơ sở trong phát hiện sớm hiện tượng trượt lở hay cây gãy đổ gây nghẽn dòng chảy. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu cần kết hợp các giải pháp trước mắt, trung hạn và dài hạn hướng đến mục tiêu quản lý rủi ro tai biến trượt lở, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản người dân” –GS.TS Đỗ Minh Đức nhấn mạnh. Ở góc nhìn quy hoạch, TS-KTS. Lê Thị Bích Thuận – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng cho rằng, cần bổ sung các quy định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về lựa chọn địa điểm xây dựng, trụ sở làm việc, cụm dân cư trong vùng có nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét. Lồng ghép giải pháp phòng tránh, giảm nhẹ trong quy hoạch không gian… Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là công cụ mạnh mẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các hệ thống cảnh báo sớm về sạt lở đất, lập kế hoạch ứng phó thiên tai bằng cách kết hợp dữ liệu trong quá khứ với các dữ liệu địa lý và môi trường hiện tại. GIS giúp các nhà quản lý đánh giá mức độ nghiêm trọng của các trận sạt lở tiềm năng, điều này cho phép phân bổ nguồn lực tốt hơn, lập kế hoạch sơ tán và thiết kế các chiến lược ứng phó thiên tai hiệu quả. Trình bày báo cáo đánh giá tình trạng lũ quét, lũ bùn đá, sạt lở đất theo cách tiếp cận dựa trên thông tin rủi ro - Thí điểm đánh giá rủi so sạt lở cho thị trấn Cốc Pài (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) GS.TS Nguyễn Quốc Dũng - Hội Đập lớn và Phát triển Nguồn nước Việt Nam đã khái quát bức tranh thiên tai lũ quét sạt lở đất tại tại thị trấn Cốc Pài, đề xuất khung đánh giá an toàn lũ quét, sạt lở đất tại đây. Qua đó, GS.TS Nguyễn Quốc Dũng kiến nghị cần xây dựng ngân hàng dữ liệu về lũ quét, sạt lở đất cho các khu vực miền núi phía Bắc và cả nước nói chung. P.V “Kịch bản” ứng phó, giảm thiểu lũ quét, sạt lở đất “Muốn gi m thiểu nh hưởng lũ quét, lũ bùn đá, sạt lở đất ở vùng n i phía Bắc cần ph i phát hiện và c nh báo sớm về trượt lở ở các vùng đất dốc”, GS.TS Đỗ Minh Đức – Đại học Khoa học T nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) nh n đ nh. Để hiện th c hoá tầm nh n trong giai đoạn tới, Công ty C phần T p đoàn Meey Land (Meey Group) đang d nl cx yd ngmộthệ thống v n hành, qu n tr doanh nghiệp một cách bài b n, hiện đại theo tiêu chu n quốc tế BSC/KPI. BSC/KPI – “La bàn” chiến lược cho tầm nhìn mới Tiên phong chuyển đổi số bất động sản, trong giai đoạn tới, Meey Group định hướng trở thành doanh nghiệp đa quốc gia, có hệ sinh thái Công nghệ-Tài chính bất động sản đa dạng, nằm trong nhóm dẫn đầu lĩnh vực proptech cả về doanh thu, lẫn số lượng người dùng. Để hiện thực hoá tầm nhìn này, Meey Group áp dụng nhiều giải pháp để chuẩn hoá quy trình, cũng như kết hợp với các đơn vị hàng đầu thế giới để hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, vận hành… Cụ thể, Meey Group đã áp dụng BSC/KPI – bộ công cụ quản trị thực thi chiến lược tiên tiến làm "la bàn" định hướng cho hành trình phát triển. Đây là công cụ quản trị có tầm ảnh hưởng lớn, được áp dụng rộng rãi trên 100 quốc gia và 65% trong 1.000 doanh nghiệp hàng đầu thế giới lựa chọn công cụ này. Có thể hiểu BSC (Balanced Scorecard) như một tấm “bản đồ” toàn diện, giúp doanh nghiệp phát triển cân bằng và bền vững dựa trên 4 yếu tố quan trọng: Tài chính - khách hàng - quy trình nội bộ - học hỏi và phát triển. Còn KPI (Key Performance Indicator) đóng vai trò là "kim chỉ nam", chuyển hóa các mục tiêu chiến lược thành những chỉ số đo lường cụ thể, dễ dàng theo dõi và đánh giá. Nhờ KPI, Meey Group có thể kiểm soát hiệu suất hoạt động một cách chính xác, kịp thời điều chỉnh chiến lược để đạt được kết quả tối ưu. Như vậy, công cụ quản trị BSC/ KPI giúp Meey Group kết nối các mục tiêu chiến lược với hoạt động hàng ngày của từng cá nhân, phòng ban, tạo nên sức mạnh tổng hợp cho toàn tổ chức. Từ đó, giúp tối ưu hóa nguồn lực, gia tăng năng suất lao động, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường; đồng thời thúc đẩy văn hóa học hỏi khi khuyến khích tinh thần chủ động, sáng tạo trong mỗi thành viên… Theo ông Hoàng Mai Chung, Chủ tịch HĐQT Meey Group thì BSC/KPI là phương pháp quản trị khoa học, bài bản đã được cả thế giới công nhận, sử dụng và đánh giá hiệu quả cao. “Meey Group tin tưởng rằng việc triển khai BSC/KPI sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công chiến lược phát triển của công ty trong giai đoạn 20252029”, ông Chung nói. Nâng cấp toàn diện về sản phẩm lẫn quản trị Trong xu thế chung của thế giới là phát triển bền vững, Meey Group cũng rất tích cực áp dụng ESG (môi trường, xã hội và quản trị) trong hoạt động; chủ động tìm kiếm các đối tác uy tín trên thế giới để đồng hành trong hành trình triển khai ESG; lập kế hoạch đào tạo cho đội ngũ nhân viên về kiến thức ESG, xây dựng quy trình thẩm định báo cáo ESG đảm bảo tính minh bạch và chính xác… Đáng chú ý, Meey Group cũng vừa xuất sắc vượt qua Cuộc đánh giá Giám sát chứng nhận lần 1 để duy trì hiệu lực cùng lúc 2 chứng nhận quốc tế quan trọng là ISO 9001:2015 (Hệ thống quản lý chất lượng) và ISO/ IEC 27001:2013 (Hệ thống quản lý an toàn thông tin) được cấp bởi Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI). Đây là 2 tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu về lĩnh vực chất lượng và an toàn thông tin với nhiều tiêu chí khắt khe. Duy trì được chứng nhận này đồng nghĩa với việc Meey Group đã đáp ứng được các tiêu chí nghiêm ngặt như: Hệ thống quản lý được cải tiến liên tục và nâng cao hiệu quả; phòng ngừa rủi ro, kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm/dịch vụ; hoạch định được trách nhiệm, cơ cấu, năng lực của nhân sự, cơ sở hạ tầng… và hệ thống an toàn, bảo mật thông tin đạt chuẩn quốc tế. Với sự đầu tư bài bản, toàn diện về sản phẩm lẫn quản trị và mới nhất là áp dụng BSC/KPI, Meey Group không chỉ thể hiện tính chuyên nghiệp trong vận hành, bảo đảm chất lượng dịch vụ, an toàn thông tin, mà còn góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Meey Group trên thị trường quốc tế. THÔNG TIN DOANH NGHIỆP MEEY GROUP SỐ HÓA QUẢN TRỊ, NÂNG CAO HIỆU SUẤT VỚI PHƯƠNG PHÁP BSC/KPI Lũ quét, sạt lở đất vẫn gây thiệt hại nặng nề cho vùng miền núi phía Bắc. Các cán bộ, nhân viên Meey Group tham gia khóa đào tạo quản trị mục tiêu BSC/KPI Ông Hoàng Mai Chung, Chủ tịch HĐQT Meey Group chia sẻ về việc triển khai BSC/KPI Trước đó, Tập đoàn Meey Group đã được Tổ chức chứng nhận quốc tế - Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) trao chứng nhận Tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO/IEC 27001

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==