Khoa học và Đời sống số 01-2025

Số 1 (4367) Thứ Năm (2/1/2025) 19 Liên quan đến vụ TNLĐ nghiêm trọng xảy ra công trình Thủy điện Đăk Mi 1, UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo kiểm tra toàn bộ quá trình triển khai đầu tư xây dựng. Trưa 31/12/2024, liên quan đến vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại công trình Thủy điện Đăk Mi 1, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum làm 5 công nhân thương vong, UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương vào cuộc điều tra, xử lý nghiêm. Theo nội dung văn bản, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Nguyễn Hữu Tháp yêu cầu Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng chức năng liên quan khẩn trương điều tra, xác định cụ thể nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn lao động tại dự án Thủy điện Đăk Mi 1, báo cáo kết quả về UBND tỉnh trước ngày 3/1. Sở Y tế tỉnh Kon Tum chỉ đạo các bệnh viện, đơn vị trực thuộc quan tâm chăm sóc trong quá trình điều trị các nạn nhân bị thương Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum phối hợp với Sở Công Thương, UBND huyện Đăk Glei và đơn vị liên quan thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức thanh tra, kiểm tra việc triển khai, thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thi công dự án Thủy điện Đăk Mi 1 do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư nhằm đảm bảo an toàn lao động và quyền lợi cho người lao động. Kiên quyết xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm quy định về an toàn lao động; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định. UBND huyện Đăk Glei phối hợp với Sở Công Thương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình các nạn nhân khắc phục khó khăn. Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng, báo cáo, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động trên, đồng thời có hình thức bồi thường, hỗ trợ phù hợp đối với gia đình các nạn nhân đã bị tai nạn và chi phí điều trị đối với các người bị tai nạn. Như Tri thức và Cuộc sống đã thông tin, vào lúc 3h sáng ngày 31/12/2024, tại đập ngăn dòng Thủy điện Đăk Mi 1 đã xảy ra một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, khi giàn giáo bị sập, khiến 5 công nhân gặp nạn. Hiện lực lượng chức năng mới tìm thấy thi thể 3 nạn nhân, 2 nạn nhân còn lại vẫn đang tiếp tục được tìm kiếm. HÀ NGỌC CHÍNH BẠN ĐỌC Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết để đảm bảo triển khai thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nghị định số 168/2024, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe. Nghị định này có hiệu lực từ 1/1/2025 và sẽ thay thế cho nghị định 100/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại nghị định 123/NĐ-CP). Theo đó, cơ quan soạn thảo đã tăng mạnh mức xử phạt hành chính đối với một số hành vi có tính chất cố ý và là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tai nạn. Đại tá Nguyễn Quang Nhật - Trưởng phòng Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông – Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, hiện nay tình hình trật tự, an toàn giao thông, tai nạn, ùn tắc nhất là tại các thành phố lớn diễn biến hết sức phức tạp, gây thiệt hại cho xã hội và người dân. Đồng thời, tình trạng vi phạm giao thông diễn ra rất phổ biến, cần thiết lập lại trật tự văn hóa giao thông. Ban soạn thảo Nghị định sau quá trình nghiên cứu, kế thừa những kết quả đạt được của việc thực hiện Nghị định 100 nhận thấy rằng, cần thiết phải tăng mức xử phạt đủ mạnh để bảo đảm tính răn đe đối với một số nhóm hành vi, hành vi vi phạm với lỗi cố ý nguy hiểm, là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông. Trưởng phòng Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đưa ra ví dụ về một số hành vi, nhóm hành vi vi phạm về quy tắc giao thông sẽ tăng mức phạt như: Không chấp hành hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông; chạy quá tốc độ, quay đầu, lùi xe, đi ngược chiều... Đây là những hành vi lỗi cố ý và là nguyên nhân của rất nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Ngoài ra, một số hành vi, nhóm hành vi vi phạm khác về điều kiện của GIA ĐẠT Đại diện Cục CSGT cho biết, cần phải tăng mức xử phạt đủ mạnh để bảo đảm tính răn đe đối với một số nhóm hành vi vi phạm mang tính cố ý, là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông. phương tiện tham gia giao thông, xâm phạm trật tự quản lý nhà nước cũng tăng mức phạt như: xe không gắn biển số; gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp; che dán biển số... Theo Đại tá Nguyễn Quang Nhật, có rất nhiều cá nhân cố tình đi xe không gắn biển số, che dán biển để thực hiện các hoạt động phạm pháp, vận chuyển hàng lậu, trốn tránh sự quản lý của cơ quan chức năng, trốn tránh phạt “nguội” của hệ thống giám sát, do vậy cần tăng chế tài để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. "Kinh nghiệm của việc thực hiện Nghị định 100 đối với việc xử lý vi phạm về nồng độ cồn, đến nay bước đầu đã tạo dựng được thói quen - Đã uống rượu bia, không điều khiển phương tiện tham gia giao thông của người dân và được đông đảo các tầng lớp nhân dân ủng hộ", Đại tá Nguyễn Quang Nhật nhấn mạnh. chiều hoặc lùi xe trên cao tốc, đi mô tô vào đường cao tốc... cũng được cụ thể hóa với mức phạt tăng mạnh 2-3 lần so với hiện hành. Mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn gây tai nạn giao thông mức phạt tăng rất mạnh đến 36-50 lần. Đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông mức xử phạt cũng nâng cao hơn so với hiện hành. Đại tá Nguyễn Quang Nhật cho hay: "Cục CSGT đã chỉ đạo lực lượng CSGT toàn quốc rà soát tuyến nội đô, các ngã tư lớn, tuyến phức tạp về an toàn giao thông để tập trung xử lý nghiêm vi phạm. Ưu tiên sử dụng hệ thống giám sát, camera cầm tay, đeo trên người của cán bộ chiến sĩ để ghi hình tuyên truyền nhắc nhở, xử lý người tham gia giao thông, góp phần tạo dần hình thành thói quen tốt khi tham gia giao thông, xây dựng nền giao thông văn minh, an toàn". Nghị định mới sẽ xử lý nghiêm khắc những hành vi là nguyên nhân gây tai nạn giao thông, thể hiện ý thức coi thường pháp luật khi tham gia giao thông với việc nâng mức phạt tiền rất cao. Thậm chí tịch thu phương tiện đối với một số hành vi như: Vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, chạy xe lạng lách, đánh võng… Cụ thể, đối với người điều khiển ô tô vi phạm không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông mức phạt tiền được nâng từ 4 – 6 triệu đồng lên 18 - 20 triệu đồng. Một số hành vi như vận chuyển hàng trên xe không chằng buộc chắc chắn; cản trở, không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thực thi công vụ; không chấp hành hiệu lệnh chỉ dẫn của người điều khiển giao thông... sẽ có mức phạt cao gấp 3 - 30 lần so với hiện hành. Đồng thời, các quy định về quay đầu xe trên đường cao tốc, đi ngược Vụ tai nạn khiến 5 công nhân thương vong: Lập đoàn kiểm tra Thủy điện Đăk Mi 1 Vì sao phải tăng gấp hàng chục lần mức phạt vi phạm giao thông? Tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra công trình Thủy điện Đăk Mi 1 khiến 3 người thiệt mạng, 2 người mất tích, UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo tổ chức kiểm tra toàn bộ quá trình triển khai đầu tư xây dựng. ẢNH HÀ CHÍNH Ảnh minh họa (nguồn: Internet)

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==