Khoa học và Đời sống số 01-2025

Số 1 (4367) Thứ Năm (2/1/2025) 15 Những đám mây thủng lỗ (có tên khoa học lỗ mây) là hiện tượng kỳ lạ xảy ra khi máy bay bay xuyên qua một số loại mây ở độ cao trung bình. Lỗ mây bí ẩn được tạo thành do những giọt nước siêu lạnh đông cứng thành tinh thể băng theo phản ứng dây chuyền. Khoảng 8% bầu trời Trái Đất được bao phủ bởi các đám mây tầng ở độ cao trung bình như mây trung tích và mây trung tầng, thường xuất hiện dưới dạng nhiều lớp nằm ngang. Thỉnh thoảng, đặc biệt ở gần sân bay vào mùa Đông, những đám mây trên phát triển một đặc điểm khác thường, trong đó phần đáy dường như "rơi ra". Hiện tượng này tạo ra một hình dạng đặc trưng gọi là lỗ mây hay mây đục lỗ. Vào ngày 2/12/2024, máy chụp ảnh OLI-2 (Operational Land Imager-2) trên vệ tinh Landsat 9 đã chụp được hình ảnh của 2 lỗ mây trên bầu trời phía trên Wichita, Kansas, Mỹ. Nhìn từ trên xuống hoặc từ dưới lên, lỗ mây trông giống hình tròn hoặc hình elip được cắt gọn gàng trong lớp mây. Trung tâm của chúng thường có những dải mây mỏng, trông như thể đám mây đó đang đổ xuống từ bầu trời. Hiện tượng này xảy ra ở đám mây tầng trung chứa giọt nước siêu mạnh vẫn duy trì dạng lỏng ngay cả khi nhiệt độ dưới mức đóng băng thông thường của nước (0 độ C). Thế nhưng, ngay cả giọt siêu lạnh cũng có thể đông cứng. Khi một máy bay bay qua lớp mây, nhiệt độ lạnh thêm ở phía trên cánh máy bay có thể đẩy giọt lỏng siêu lạnh tới trạng thái đóng băng. Tinh thể băng trở nên nặng dần và rơi xuống, để lại khoảng trống trong đám mây. Những tinh thể băng rơi thường xuất hiện như vệt mưa lưa thưa gọi là virga. Các nhà nghiên cứu quan sát những sân bay lớn trên khắp thế giới và ước tính điều kiện khí quyển phù hợp để hình thành lỗ mây là 3 - 5% thời gian nhưng tăng lên 10 - 15% thời gian vào mùa Đông. Máy bay bay qua ở góc nhọn tạo ra lỗ mây nhỏ hình tròn. Ở góc tù hơn, máy bay tạo ra đám mây dài với những vệt mưa trải rộng. Những yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới chiều dài của lỗ mây bao gồm độ dày của tầng mây, nhiệt độ không khí và độ cắt gió. TÂM ANH (theo Scitechdaily) TRI THỨC NHÂN LOẠI GIẢI MÃ KHOA HỌC Vì sao máy bay tạo ra lỗ mây kỳ lạ giữa bầu trời? Dân tộc nào ở Việt Nam đón Tết truyền thống sớm nhất? A: Khmer (Khơ-Me) B: Ba Na C: Mông Đáp án đúng Quizz test số trước: B: Cộng hòa Kiribati Nơi đầu tiên chào đón năm mới là đảo Kiritimati, thuộc Cộng hòa Kiribati. Hòn đảo nhỏ này còn được gọi là Đảo Giáng sinh. Nằm ở múi giờ xa nhất thế giới, đảo Kiritimati đón năm mới vào lúc 10h sáng ngày 31/12/2024 theo giờ chuẩn Greenwich (GMT), tương đương 17h ngày 31/12/2024 ở Việt Nam. Đảo Kiritimati bước sang Năm mới sớm hơn gần như một ngày so với Mỹ. Trên thực tế, khi Kiritimati bước vào ngày đầu tiên 1/1/2025 vào lúc sau nửa đêm, ở New York sẽ chỉ là 5 giờ sáng ngày 31/12/2024. Cùng đón năm mới sớm nhất với đảo Kiritimati là Tonga và quốc đảo Samoa (Tây Samoa). Quần đảo Chatham của New Zealand chỉ chậm hơn 3 khu vực trên 15 phút, khiến nơi đây trở thành một trong những nơi chào đón năm mới sớm nhất. QUỐC LÊNằm trên cấp nền thứ hai bên trái của chùa Dạm (xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh), cột đá chùa Dạm được xây dựng vào thế kỉ thứ 11, có thể được coi là cổ vật chứa đựng nhiều bí ẩn lịch sử nhất Việt Nam. Mang tinh thần tín ngưỡng phồn thực của người Việt? Suốt nhiều năm qua, vấn đề giải mã cột đá chùa Dạm đã diễn ra sôi nổi với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra để lý giải công năng và ý nghĩa biểu tượng của hiện vật này. Vào năm 1977, quan điểm đầu tiên về bản chất của cột đá chùa Dạm đã được công bố. Theo đó, cột đá này là một linga (dương vật) mang tinh thần tín ngưỡng phồn thực của người Việt trong sự giao thoa với văn hóa Chăm Pa – Ấn Độ. Quan điểm này đã nhận được sự đồng tình của các nhà nghiên cứu đầu ngành như PGS Chu Quang Trứ, PGS Trần Lâm Biền, GS Trần Ngọc Thêm, nhà sử học Tạ Chí Đại Trường... PGS Trần Lâm Biền nhận định: "Cột chùa Dạm là một hình ảnh của linga, một hiện vật cụ thể của sự trở về cội nguồn Đông Nam Á của dân tộc Việt, một minh chứng về ý thức giải Hoa dưới triều Lý (ở mặt tư tưởng)...”. Tranh luận chưa lời giải Đến năm 1999, một quan điểm mới xuất hiện. Bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ đăng trên tạp chí Văn Hóa Nghệ Thuật số 10/1999 đã đưa ra những lập luận để chứng minh cột đá chùa Dạm có chức năng làm cột đỡ cho một ngôi chùa một cột ở phía trên. Hơn 10 năm sau, vào năm 2011, ông Nguyễn Hùng Vỹ tiếp tục đề xuất cách lý giải biểu tượng của kiến trúc cột đá chùa Dạm. Cụ thể, ông cho rằng kiến trúc một cột chùa Dạm có khả năng là một “nhiên đăng đài” - đài thắp đèn thường được đặt ở lối đi vào nhà chùa. Năm 2012, nhà nghiên cứu Trần Thị Kim Anh có bài viết nghi ngờ thuyết “nhiên đăng” của nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vỹ mà cho rằng cột đá chùa Dạm là một kinh tràng Phật giáo. Theo dõi những nghiên cứu trên, sử gia Tạ Chí Đại Trường đã rút lại ý kiến cột đá chùa Dạm là một linga. Điều này cho thấy thuyết Linga không còn giữ vị trí độc tôn mà chỉ còn là một trong các giả thuyết về cột đá chùa Dạm. Ngoài các quan điểm trên, còn một giả thuyết khác cho rằng phần đỉnh cột đá có thể là tòa sen. Hình tượng rồng đội tòa sen là mô típ rất phổ biến ở trong các ngôi chùa Việt thời Lý... Có thể nói, mọi thứ sẽ không bị bao phủ bởi bức màn bí ẩn nếu cột đá còn nguyên vẹn. Nhưng theo truyền khẩu của người dân địa phương, cây cột đã bị sét đánh gãy vào khoảng thế kỷ 16. Phần bị đánh gãy này đã thất lạc trong nhiều thế kỷ. Nếu được các nhà khảo cổ học tìm thấy, rất có thể nó sẽ là chìa khóa để giải mã những ẩn số về cây cột đá nghìn năm tuổi của chùa Dạm. Giả thuyết bất ngờ về cổ vật bí ẩn bậc nhất Việt Nam Hai lỗ mây trên bầu trời phía trên Wichita, Kansas, Mỹ được chụp ngày 2/12/2024.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==