Khoa học và Đời sống số 52-2024

Số 52 (4366) Thứ Năm (26/12/2024) 9 Ngày 23/12, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) và Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (RAR) - Bộ Công an tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên Agribank Plus. Tham dự Lễ ký kết, có Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Cương - Cục trưởng Cục C06 – Bộ Công an; Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm dữ liệu Quốc gia về dân cư; ông Phạm Anh Tuấn - Vụ Trưởng Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước; cùng đại diện lãnh đạo Cục C06, Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (Trung tâm RAR); Vụ thanh toán - Ngân hàng Nhà nước; lãnh đạo Công ty Cổ phần giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPAY). Đại diện Agribank, có ông Trần Văn Dũng - Thành viên HĐTV phụ trách điều hành hoạt động HĐTV; ông Phạm Toàn Vượng - Phó Bí thư Đảng ủy phụ trách Đảng bộ, Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc; các Phó Tổng Giám đốc, cùng sự tham gia của đại diện lãnh đạo một số đơn vị tại Trụ sở chính. Việc ký kết Hợp đồng Triển khai dịch vụ giữa Agribank với Trung tâm RAR góp phần thúc đẩy mối quan hệ gắn kết giữa hai bên, đồng thời thể hiện Agribank là một trong những ngân hàng tiên phong và chủ động triển khai, đẩy mạnh việc ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vào hoạt động ngân hàng, góp phần thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số ngành ngân hàng theo chủ trương, định hướng của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Phát biểu tại buổi lễ, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Cương - Cục trưởng Cục C06 khẳng định: Việc triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua nền tảng VNeID không chỉ đơn thuần là một giải pháp công nghệ để xác thực và định danh điện tử, mà còn mở ra cơ hội lớn trong việc khai thác và tạo ra những giá trị thặng dư về dữ liệu, đặt nền móng cho sự phát triển sâu rộng và bền vững của ngành Ngân hàng trong thời đại số. Việc triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên Agribank Plus không chỉ hỗ trợ người dân thực hiện các giao dịch ngân hàng dễ dàng hơn mà còn bảo đảm an toàn thông tin, giảm thiểu rủi ro gian lận trực tuyến. Cũng tại buổi lễ, ông Phạm Anh Tuấn - Vụ Trưởng Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước đánh giá cao và ghi nhận nỗ lực triển khai quyết liệt của Agribank - một trong những ngân hàng đã chủ động xây dựng kênh thanh toán mới cho khách hàng cá nhân (Agribank Plus) đảm bảo thanh toán thông suốt, ổn định trong thời gian cao điểm. Việc ký kết triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên ứng dụng Agribank Plus giữa Agribank và Trung tâm RAR - Bộ Công an thể hiện việc triển khai tích cực kế hoạch 01 giữa ngành Ngân hàng và Bộ công an trong triển khai đề án 06 của Chính phủ. Đồng chí hy vọng sắp tới ngành Ngân hàng sẽ có thêm nhiều đơn vị ký kết với Trung tâm RAR (C06) để triển khai nội dung này, góp phần nâng cao trải nghiệm khách hàng và phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an ninh an toàn cho khách hàng - định hình rõ nét quan điểm “lấy khách hàng là trung tâm” của ngành Ngân hàng. Bên cạnh đó, việc triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên ứng dụng Agribank Plus giữa Agribank và Trung tâm RAR - Bộ Công an là tiền đề vững chắc trong việc tăng cường hiệu quả quản lý, phát triển các dịch vụ tài chính điện tử một cách an toàn. Phát biểu tại buổi lễ ký kết, ông Phạm Toàn Vượng - Phó Bí thư Đảng ủy phụ trách Đảng bộ, Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc nhấn mạnh, bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, Chính phủ về việc chủ động trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Chương trình chuyển đổi số quốc gia và Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, thời gian vừa qua, Agribank tập trung mọi nguồn lực tăng cường đổi mới khoa học công nghệ, hướng đến mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển ngân hàng số, ứng dụng công nghệ số trong mọi mặt hoạt động để tăng cường năng lực quản lý, chất lượng dịch vụ, gia tăng hiệu quả hoạt động ngân hàng. Với tỷ lệ khách hàng cá nhân chiếm 70% trong tổng số khách hàng, Agribank hiện là ngân hàng bán lẻ lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Việc triển khai xác thực điện tử qua VNeID trên ứng dụng Agribank Plus sẽ giúp tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng, đặc biệt trong giai đoạn Agribank đẩy mạnh chiến lược chuyển đổi số. Cập nhật sinh trắc học qua tài khoản VneID, khách hàng không cần thiết phải có thẻ vật lý và cũng không yêu cầu điện thoại phải có công nghệ NFC. Song song với các hoạt động thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi số theo chủ trương định hướng của Thủ tướng chính phủ, Agribank đồng thời phân bổ và tập trung nguồn lực vào việc xây dựng và triển khai các giải pháp kết nối cơ sử dữ liệu quốc gia về dân cư và đẩy mạnh ứng dụng vào hoạt động ngân hàng theo mục tiêu của Đề án 06 của Thủ tướng chính phủ, Kế hoạch phối hợp số 01 giữa Bộ Công an và NHNN. PV Toàn cảnh Lễ ký kết triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên ứng dụng Agribank Plus giữa Agribank và Trung tâm RAR - Bộ Công an SỨC KHỎE MỚI Món ăn – bài thuốc phòng chữa cảm cúm THÔNG TIN DOANH NGHIỆP LỄ KÝ KẾT TRIỂN KHAI DỊCH VỤ XÁC THỰC ĐIỆN TỬ QUA VNEID TRÊN ỨNG DỤNG AGRIBANK PLUS GIỮA AGRIBANK VÀ TRUNG TÂM RAR - BỘ CÔNG AN đủ. Đem bạc hà sắc trong 5 phút, bỏ bã lấy nước, cho gạo vào nồi ninh thành cháo, khi chín đổ nước sắc bạc hà vào, đun một lát là được, chế thêm đường phèn, chia ăn 2 lần trong ngày, ăn nóng. Công dụng: Sơ phong giải biểu, thanh lợi đầu mục. Cháo mướp đắng trị thể Thử thấp cảm mạo: Phát sốt, hơi sợ gió và lạnh, mồ hôi ít, tay chân mình mẩy nặng nề đau nhức, đầu nặng đau, chảy nước mũi đục, tâm phiền, miệng khát, uống nước nhưng không uống nhiều, ngực bụng rộn rạo không yên, tiểu tiện vàng, rêu lưỡi mỏng vàng và dính, mạch nhu sác… Mướp đắng 30g, lá sen 1 tàu, thịt lợn nạc 50g. Ba thứ rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào nồi hầm thật nhừ, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Thanh thử giải độc, lợi thấp hòa trung. Cháo gừng trị Thể hư: Phát sốt, sợ lạnh, đau đầu, tự vã mồ hôi, ho khạc đờm trắng, khó thở, hồi hộp trống ngực, mệt nhiều, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch phù vô lực. Gạo nếp 30g, gừng tươi lát 10g, hành tươi 6g. Đem gạo và gừng ninh thành cháo, khi được cho hành vào, chế thêm 20ml giấm gạo, ăn nóng. Công dụng: Ích khí bổ hư, tán hàn giải biểu. BS KHÁNH HIỂN (Bệnh viện Trung ương quân đội 108) Bằng các loại rau củ quả có sẵn trong nhà hoặc một vài vị thuốc, thực phẩm dễ kiếm, có thể chế các món ăn, trà thuốc để phòng ngừa và chữa trị cảm cúm hiệu quả. QUÉT QRCODE ĐỌC CHI TIẾT Trời lạnh, nhiều gia đình cả nhà đều bị ốm, sụt sịt do cảm cúm (Đông y gọi là cảm mạo) với biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau đầu, phát sốt, hắt hơi, sổ mũi, tắc mũi, ho, ớn lạnh, đau mình mẩy. Trong y học cổ truyền, cảm mạo thuộc phạm vi “thời khí bệnh”, được quan niệm là do ngoại cảm lục dâm (phong, hàn, thử, thấp, táo, nhiệt) xâm nhập vào cơ thể gây nên. Độc đáo trà dược từ các vị thuốc đơn giản Để phòng chống cảm cúm, ngoài các biện pháp dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt…, y học cổ truyền có một cách rất độc đáo là sử dụng trà dược từ các vị thuốc đơn giản. Trà gừng: Gừng tươi 10g, đường đỏ 15g. Gừng rửa sạch thái chỉ rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín sau chừng 10 phút là dùng được, chế thêm đường đỏ, uống nóng, sau đó trùm chăn cho ra mồ hôi. Công dụng: Sơ phong tán hàn, hòa vị kiện trung. Trà mùi: Rau mùi 15g, hành tươi 15 nhánh, gừng tươi 9g. Ba thứ rửa sạch, thái nhỏ, sắc trong 10 phút rồi bỏ bã, uống nóng rồi đắp chăn cho ra mồ hôi. Công dụng: Phát biểu tán hàn dùng tốt cho thể bệnh “phong hàn”. Trà cà rốt: Gừng tươi 25g, cà rốt 50g. Gừng tươi thái chỉ, cả rốt cắt miếng, hai thứ đem sắc trong 15 phút, lấy nước, chế thêm đường đỏ, uống nóng. Công dụng: Khu phong, tán hàn, giải biểu tốt cho người bị bệnh thể “phong hàn”. Nước ép dưa hấu: Dưa hấu và cà chua lượng vừa đủ. Dưa hấu gọt vỏ, ép lấy nước. Cà chua luộc qua, bóc bỏ vỏ, nghiền nát rồi đổ nước dưa hấu vào, quấy đều chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt, sinh tân, tốt cho người bệnh thể “phong nhiệt”. Món ăn phòng và nâng cao thể trạng khi bị bệnh Để phòng chống cảm cúm, y học cổ truyền sử dụng các món ăn - bài thuốc cho từng thể bệnh. Cháo hành tăm cho thể Phong hàn: Sốt nhẹ, sợ lạnh nhiều, không có mồ hôi, đau đầu, đau mình mẩy, đau nhức các cơ khớp, tắc mũi nặng, chảy nước mũi trong, ngứa họng, ho, khạc đờm trắng loãng, không khát nước hoặc khát nhưng thích uống nước ấm nóng, rêu lưỡi trắng ướt, mạch phù hoặc phù khẩn… Hành tăm cả rễ 20g (nếu không có thay bằng hành lá), gừng tươi 10g, gạo nếp 50g (nếu không có dùng gạo tẻ thay thế). Hành và gừng sợ gió và lạnh, có mồ hôi, đau đầu, đau mình mẩy, ho, khạc đờm dính hoặc vàng, họng đau, mũi tắc, chảy nước mũi vàng hôi, miệng khát muốn uống, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, mạch phù sác… Bạc hà tươi 30g (nếu khô dùng 10g), gạo tẻ 60g, đường phèn vừa rửa sạch, giã nhỏ để sẵn. Đem gạo nếp ninh thành cháo, khi được bỏ hành và gừng vào quấy đều, múc ra bát, ăn lúc đang nóng, ăn xong trùm chăn nằm cho vã mồ hôi, khi mồ hôi ra đều thì bỏ chăn ra, lau khô thân mình, hết sức tránh gió. Cháo bạc hà trị phong nhiệt: Thể Phong nhiệt cảm mạo: Sốt cao, hơi BÀI THUỐC CHỮA CẢM Khi thời tiết thay đổi, người có tuổi thường hay bị cảm nóng, cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi. Hãy dùng bài thuốc sau đây sẽ có hiệu quả: Chườm: Lá cúc tần 1 nắm, bồ kết hai quả nướng lên giã nhỏ, gừng một miếng bằng ngón tay cái giã nhỏ. Trộn ba thứ với nhau, cho một ít nước sao nóng lên, cho vào một ít rượu, dúm các thứ trên vào khăn nhỏ, chườm từ trên mặt xuống, từ mặt, gáy, mình, chân, tay, chườm nhiều lần, cách một giờ lại chườm, nguội đun lên cho nóng. Nóng sốt cao lấy khăn thấm ướt đắp lên chán. Uống: Giã nhánh gừng nhỏ, cho vào cốc to, đổ nước đun sôi để nguội, cho thêm thìa đường và nửa quả chanh cho uống, sau 2 – 3 giờ uống một lần sẽ khỏi.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==