Số 52 (4366) Thứ Năm (26/12/2024) 3 Chiều 25/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV. Tại hội nghị, các đại biểu nghe báo cáo của Chính phủ về tình hình tổ chức triển khai thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương báo cáo tham luận, phát biểu ý kiến. Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hoàn thiện thể chế phát triển là một trong ba đột phá chiến lược, thể chế là "đột phá của đột phá", là nguồn lực, động lực phát triển. Quốc hội, Chính phủ đã cùng nhau thực hiện chủ trương của Đảng, đã dành nhiều thời gian, nguồn lực cho công tác hoàn thiện thể chế nhưng đến nay thể chế vẫn là "điểm nghẽn của điểm nghẽn". Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV đã thông qua số lượng lớn luật, nghị quyết (18 luật, 4 nghị quyết quy phạm pháp luật và 17 nghị quyết điều hành kinh tế, xã hội) với sự đồng thuận, thống nhất cao của các vị đại biểu Quốc hội. Trong đó, nhiều luật, nghị quyết liên quan đến các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội, như: Đầu tư; tài chính, ngân sách, thuế; an sinh xã hội; quốc phòng, an ninh. Các luật, nghị quyết được thông qua đã quán triệt sâu sắc tinh thần đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật theo chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm, bảo đảm ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, những điểm nghẽn về thể chế nhằm khơi thông mọi nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Theo Thủ tướng, kết quả đó đã thể hiện quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức liên quan trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, sự tham gia của đồng bào, cử tri, doanh nghiệp; tiếp tục khẳng định sự phối hợp ngày càng hiệu quả, chặt chẽ giữa Quốc hội, Chính phủ. Ngay sau Kỳ họp thứ 8, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan khẩn trương triển khai hiệu quả các luật, nghị quyết, bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật, cụ thể là tuyên truyền, phổ biến pháp luật; ban hành kế hoạch; phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết… Thực tiễn chứng minh việc đưa các chính sách vào cuộc sống và phát huy hiệu quả luôn là thách thức lớn. Do đó, Hội nghị có ý nghĩa hết sức quan trọng để đánh giá kết quả xây dựng pháp luật tại Kỳ họp thứ 8, rút kinh nghiệm để làm tốt hơn trong thời gian tới; tập trung quán triệt những điểm mới, nội dung trọng tâm, và nhiệm vụ chủ yếu cần triển khai; chia sẻ, lắng nghe ý kiến về những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình triển khai thực hiện các quy định của pháp luật. Đồng thời, củng cố niềm tin cho người dân, doanh nghiệp vào pháp luật; giúp cán bộ, công chức nắm vững các quy định, tự tin, chủ động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong thực thi công vụ; đặc biệt là quán triệt tư tưởng đổi mới tư duy xây dựng pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật trong giai đoạn mới với cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước, Nhân dân làm chủ. N. DUY (t/h) CHUYỂN ĐỘNG 247 "Hoàn thiện thể chế phát triển là một trong ba đột phá chiến lược, thể chế là 'đột phá của đột phá', là nguồn lực, động lực phát triển", Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ. Triển khai thị trường carbon có dễ? Thị trường carbon là nơi trao đổi quyền phát thải khí nhà kính, tức là nơi mua bán tín chỉ hoặc hạn ngạch carbon. Trong khu vực, thị trường carbon đã được nhắc đến từ 10 năm nay, nhưng tại Việt Nam khái niệm này vẫn tương đối mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Theo PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam): Để triển khai thành công thị trường carbon là vấn đề không đơn giản, ngoài cơ chế chính sách thì còn là việc tổ chức thực hiện. Có cơ chế chính sách rồi nhưng nếu thực hiện không tốt thì cũng khó thành công. “Đặc biệt, tới đây thí điểm vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon nên việc tổ chức thực hiện rất quan trọng, phải nghiên cứu kỹ ai làm, làm như thế nào, phải thanh tra và giám sát thì mới ra được vấn đề” – PGS, TS Nguyễn Thế Chinh khẳng định. Theo các chuyên gia, Việt Nam đã có cơ sở pháp lý cho việc hình thành thị trường carbon. Luật Bảo vệ Môi trường 2020 đưa ra khung pháp lý cơ bản cho việc hình thành thị trường carbon nội địa thông qua Điều 139. Sau đó, Nghị định 06 năm 2022 của Chính phủ có Điều 91 và 139 về giảm phát thải khí nhà kính và hình thành - phát triển thị trường carbon. HỮU TUẤN Ban cán sự Đảng UBND TP Hà Nội vừa có đề xuất phương án sắp xếp bộ máy, theo đó khối chính quyền của Hà Nội sau sắp xếp sẽ còn 16 sở và 2 cơ quan tương đương; Sở Giao thông Vận tải và Xây dựng tiếp tục được duy trì hoạt động riêng biệt. Về phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy với các sở, cơ quan tương đương và đơn vị sự nghiệp thuộc UBND thành phố, UBND TP Hà Nội đề xuất tiếp tục duy trì 10 sở và tương đương, gồm: Văn phòng UBND thành phố; Thanh tra thành phố; Sở Tư pháp; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Giao thông vận tải; Sở Xây dựng; Sở Quy hoạch - Kiến trúc; Sở Du lịch; Sở Ngoại vụ; Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố. Theo UBND TP Hà Nội, việc giữ lại 5 sở và một cơ quan tương đương do tính đặc thù và chuyên sâu của các lĩnh vực như quy hoạch đô thị và xây dựng, nhằm phát huy tiềm năng và thế mạnh của Thủ đô. Đối với các sở giữ nguyên, Hà Nội yêu cầu tiếp tục thực hiện rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong đảm bảo mục đích, yêu cầu, nguyên tắc sắp xếp theo quy định. Đối với các sở phải sắp xếp, hợp nhất lại, phương án đề xuất như sau: Hợp nhất Sở Tài chính và Sở KHĐT thành Sở Kinh tế - Tài chính; Hợp nhất Sở TN&MT với Sở NN&PTNT thành Sở Nông nghiệp và Môi trường; Hợp nhất Sở TT&TT với Sở KH&CN thành Sở Khoa học, Công nghệ và Truyền thông; Hợp nhất Sở LĐTB&XH với Sở Nội vụ thành Sở Nội vụ và Lao động. Không duy trì Ban Dân tộc trực thuộc UBND thành phố. Đồng thời, chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế của ban này về Sở Nội vụ và thực hiện kiện toàn tổ chức bộ máy bên trong cho phù hợp. Sở Y tế tiếp nhận chức năng quản lý Nhà nước về Bảo trợ xã hội; trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội từ Sở LĐ-TB&XH. Sở GD&ĐT tiếp nhận chức năng quản lý Nhà nước về Giáo dục nghề nghiệp từ Sở LĐTB&XH. Sở Công Thương tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường địa phương từ Bộ Công Thương và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương. Hợp nhất Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất và Ban Quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc Ban Quản lý Khu công nghệ cao và Khu công nghiệp thành phố. Giải thể Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch TP Hà Nội, chuyển chức năng, nhiệm vụ về các cơ quan có liên quan. Sau sắp xếp thành phố sẽ có 18 sở và cơ quan tương đương sở; theo đúng chỉ đạo định hướng tại văn bản ngày 18/12 của Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ. TRÍ THÀNH Miền Bắc sắp rét đậm Theo Trung tâm dự báo KTTV quốc gia, hiên nay (25/12), ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Trong 24 giờ đến 48 giờ tới, trên đất liền từ khoảng đêm 26 và ngày 27/12, bộ phận không khí lạnh tăng cường này sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Từ đêm 27/12, không khí lạnh được tăng cường mạnh hơn và ảnh hưởng đến phía Tây Bắc Bộ, Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh lên cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3-4. Ở Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế trời tiếp tục rét, vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phô biến từ 12-15 độ, vùng núi có nơi dưới 10 độ; ở khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế phổ biến 15-18 độ. Khu vực Hà Nội trời rét, nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến 12-15 độ. Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường nên ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ có mưa, mưa vừa, cục bộ có nơi mưa to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. BÌNH NGUYÊN Hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột phá” THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH: Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV. ẢNH: VGP/NHẬT BẮC Hà Nội đề xuất giữ lại 5 sở và một cơ quan có yếu tố đặc thù
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==