Khoa học và Đời sống số 52-2024

Số 52 (4366) Thứ Năm (26/12/2024) 15 Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) không bị bốc cháy như những thiên thạch bay gần bề mặt Trái Đất do nằm ở tầng khí quyển cực loãng và ít hạt truyền nhiệt. Bay qua quỹ đạo Trái Đất là hàng nghìn vệ tinh và 2 trạm vũ trụ đang hoạt động, bao gồm Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) nặng tương đương 77 con voi. ISS là nơi ở của các nhà khoa học và nhà nghiên cứu trên khắp thế giới khi họ đóng góp vào những phát hiện trong lĩnh vực y khoa, vi sinh vật học, khoa học Trái Đất và vũ trụ... Trạm ISS di chuyển rất nhanh quanh Trái Đất ở tốc độ 8 km/s. Điều này có nghĩa nó có thể bay từ Atlanta tới London trong 14 phút. Nhưng cùng lúc, những mẩu đá nhỏ gọi là thiên thạch cũng lao qua không gian và cháy rụi khi tiếp xúc với bầu khí quyển của Trái Đất. Từ đây, nhiều người tò mò vì sao trạm ISS có thể liên tục quay quanh Trái Đất mà không bị bốc cháy giống thiên thạch. Theo lý giải của giới khoa học, thiên thạch là những mẩu đá và kim loại nhỏ bay quanh Mặt Trời. Chúng có thể di chuyển ở tốc độ 12 - 40 km/s. Tốc độ này đủ nhanh để bay qua toàn bộ nước Mỹ trong khoảng 5 phút. Đôi khi, quỹ đạo của thiên thạch cắt ngang qua Trái Đất và chúng đi vào khí quyển của hành tinh xanh - nơi nó bốc cháy và vỡ thành nhiều mảnh. Mặc dù chúng ta không thể nhìn thấy chúng nhưng bầu khí quyển chứa đầy các loại hạt, chủ yếu là nitơ và oxy. Càng lên cao khỏi mặt đất, mật độ hạt trong khí quyển càng thấp. Khí quyển bao gồm nhiều lớp. Khi có vật thể bay từ không gian vào khí quyển Trái Đất, nó phải xuyên qua mỗi lớp trước khi tới mặt đất. Thiên thạch bốc cháy ở tầng trung lưu cách mặt đất 48 - 80 km. Dù không khí ở đó loãng, nhưng thiên thạch vẫn va chạm với các hạt trong lúc chúng bay qua. Khi thiên thạch lao vút qua khí quyển ở tốc độ rất cao, chúng bị phá hủy bởi quá trình khiến chúng nóng lên và vỡ ra. Thiên thạch đẩy các hạt trong không khí lại với nhau giống như cách một chiếc xe ủi đất. Quá trình này tạo ra nhiều áp suất và nhiệt. Hạt không khí đâm vào thiên thạch ở tốc độ siêu nhanh, nhanh hơn nhiều vận tốc âm thanh, khiến các nguyên tử vỡ ra và tạo nhiều vết nứt ở thiên thạch. Áp suất cao và không khí nóng lọt vào các vết nứt, làm thiên thạch tan vỡ và bốc cháy khi rơi xuống bầu trời. Trong khi đó, Trạm ISS không bay qua tầng trung lưu. Thay vào đó, ISS bay ở tầng khí quyển cao và ít đặc hơn nhiều, gọi là tầng nhiệt, cách bề mặt Trái Đất khoảng 80 - 708 km. Đường Kármán, được gọi là ranh giới giữa bầu khí quyển và vũ trụ, nằm ở tầng nhiệt, cách bề mặt Trái Đất 100 km. Trạm ISS bay ở độ cao khoảng 402 km. Tầng nhiệt có quá ít hạt để truyền nhiệt. Ở độ cao của trạm ISS, khí quyển mỏng đến mức để thu thập đủ hạt tương đương khối lượng một quả táo, bạn sẽ cần một chiếc hộp lớn ngang hồ Superior. Vậy nên, Trạm ISS không trải qua tương tác với các hạt trong không khí cũng như nhiệt độ và áp suất cao mà thiên thạch bay gần Trái Đất hơn gặp phải nên không bốc cháy như thiên thạch. Dù không bốc cháy nhưng Trạm ISS vẫn trải qua dao động nhiệt độ lớn. Khi quay quanh Trái Đất, trạm ISS luân phiên tiếp xúc với ánh sáng Mặt Trời trực tiếp và bóng tối. Nhiệt độ có thể lên tới 121 độ C khi tiếp xúc với ánh sáng Mặt Trời và sau đó giảm xuống -156 độ C khi ở trong bóng tối trên quỹ đạo. Các kỹ sư thiết kế Trạm ISS đã lựa chọn cẩn thận vật liệu để xử lý những thay đổi nhiệt độ này. Không gian bên trong trạm được duy trì ở nhiệt độ thoải mái dành cho phi hành gia. NASA lên kế hoạch duy trì hoạt động của trạm ISS tới năm 2030. TÂM ANH (theo Theconversation) TRI THỨC NHÂN LOẠI GIẢI MÃ KHOA HỌC Vì sao Trạm Vũ trụ Quốc tế không bốc cháy trong không gian? Đất nước nào đón năm mới sớm nhất? A: New Zealand B: Cộng hòa Kiribati C: Australia Đáp án đúng Quizz test số trước: A: Huế Từ đầu năm 2025, Huế sẽ chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam. Đây là thành phố duy nhất của Việt Nam có 8 di sản được UNESCO ghi danh. Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương vừa được Quốc hội thông qua ngày 30/11/2024. Sau khi thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương và thực hiện sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã trực thuộc, thành phố Huế sẽ có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 2 quận, 3 thị xã, 4 huyện) và 133 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 48 phường, 78 xã, 07 thị trấn). Diện tích tự nhiên trên 4.900 km2 và quy mô dân số hơn 1,2 triệu người. QUỐC LÊ Cầu ngói cổ là những công trình độc đáo, đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Chùa Thầy là nơi sở hữu hai cây cầu như vậy... Biểu tượng đôi mí mắt rồng trên đất thiêng Trong những nét kiến trúc làm nên vẻ đẹp đặc trưng của danh thắng chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội), không thể không kể đến hai cây cầu ngói cổ Nhật Tiên và Nguyệt Tiên. Hai cây cầu này nằm ở hai bên sân trước chùa, trong đó, cầu Nhật Tiên nối chùa với một hòn đảo nhỏ, trên đảo có đền thờ Tam phủ. Cầu Nguyệt Tiên nối làng xóm với chùa và vào đường lên núi Sài Sơn. Theo sử sách ghi lại, hai cây cầu này do "Trạng Bùng" Phùng Khắc Khoan cho xây để cung tiến chùa vào đầu thế kỷ 17, sau chuyến đi sứ nhà Minh. Tương truyền, Phùng Khắc Khoan đã dùng thuật phong thủy để diễn giải rằng chùa Thầy được xây trên trán rồng, cầu Nhật Tiên và Nguyên Tiên có hình dáng cong cong, chính là cặp mí mắt rồng. Khoảng không mặt nước được ngăn cách với hồ Long Chiểu bởi hai cây cầu chính là cặp mắt rồng. Về tổng thể, hai cây cầu được xây theo kiến trúc Thượng Gia Tạ Kiều (trên nhà, dưới cầu), mỗi cầu gồm 5 gian, dưới xây đá cuốn trên dựng bộ khung nhà gỗ lợp ngói mũi hài. Hai bên thành cầu thông thoáng, có lan can thấp được làm rộng ra để làm nơi nghỉ chân cho khách thập phương. Trước mỗi cầu đều có một cặp rồng đá cổ. Cầu nối giữa thế giới trần tục và thanh tịnh Cầu ngói vốn là dạng kiến trúc phổ biến của làng xóm, hiếm khi hiện diện trong các chùa chiền của người Việt xưa. Vì vậy, việc xuất hiện trong một không gian Phật giáo đã đem lại sự đặc biệt cho hai cây cầu ngói của chùa Thầy. Điều này vừa là một minh chứng cho sự giao hòa giữa đạo Phật với văn hóa truyền thống của người Việt, vừa thổi vào những ý nghĩa mới cho cây cầu ngói truyền thống. Trong một không gian nhuốm màu Phật pháp, hai cây cầu đã trở thành cầu nối thế giới trần tục của con người với thế giới thanh tịnh của nhà Phật. Theo truyền thống, những Phật tử vào chùa làm lễ khi đi qua cầu sẽ cầu chúc những điều tốt lành cho gia đình, người thân. Việc đặt tên cầu dựa trên biểu tượng Nhật - Nguyệt (Mặt Trời, Mặt Trăng) cũng có ý nghĩa hai cây cầy tượng trưng cho hai mặt Âm - Dương hòa hợp tạo nên sự cân bằng cho trời đất, vạn vật. Đối với người dân trong vùng, hai cây cầu ngói của chùa Thầy vừa là cầu, vừa là quán: Vừa là lối đi lại, vừa là chỗ ngồi nghỉ ngơi, hóng mát... Bí mật phong thủy hai cây cầu ngói cổ nổi tiếng Bắc Bộ Trạm ISS bay ở độ cao cách Trái đất khoảng 402 km. ẢNH: NOAA , CC BY-ND.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==