Số 51 (4365) Thứ Năm (19/12/2024) 22 ĐỜI SỐNG XANH GIA ĐẠT Bắt quả tang Công ty TNHH Thương mại Linh Hải khai thác nước ngầm trái phép Ngày 17/12, Bộ Công an cho biết, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng thành phố Hà Nội kiểm tra, phát hiện Công ty TNHH Thương mại Linh Hải đóng trên địa bàn thôn Hà Xá, xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội do ông Nguyễn Văn Bắc làm Giám đốc, có hành vi khai thác trái phép tài nguyên nước nằm dưới đất trong khuôn viên đất do Công ty quản lý để sản xuất nước sinh hoạt và đóng chai, đóng bình phục vụ kinh doanh. Qua công tác trinh sát và áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ trong một thời gian dài, Tổ Công tác của Cục Cảnh sát PCTP về môi trường phát hiện Công ty TNHH Thương mại Linh Hải có 4 giếng khoan để hút nước từ dưới đất (hiện đang sử dụng 3 giếng, 1 giếng đã dừng hoạt động từ năm 2023) với công suất khai thác mỗi giếng 10m3/giờ để làm nguyên vật liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất nước sạch phục vụ sinh hoạt và nước đóng chai, đóng bình. Theo đó, nước sau khi khai thác được bơm vào 3 bồn chứa với dung tích 10m3 mỗi bồn, sau đó nước được bơm về bồn lọc thô để xử lý. Nước sau lọc thô được chia thành 02 đường ống, một đóng chai, bình có 448 bình trắng, 400 bình xanh loại 20l; 18.720 chai nước loại 350ml với các nhãn mác khác nhau như: Kenko, Aquamax, Luxury… Tại thời điểm kiểm tra, công ty đang hoạt động khai thác, sản xuất nước, tại xưởng sản xuất các công nhân đang tiến hành xúc rửa và nạp bình nước đóng chai, đóng bình và có 01 xe tải loại 01 tấn đang vận chuyển nước đóng bình lên xe để mang đi tiêu thụ. Quá trình đấu tranh ban đầu, ông Nguyễn Văn Bắc, Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty xác nhận từ năm 2007 đến nay Công ty chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước dưới đất. Hiện Cục Cảnh sát PCTP về môi trường đang tiếp tục phối hợp với các lực lượng chức năng tiếp tục xác minh, làm rõ những sai phạm của Công ty TNHH Thương mại Linh Hải để xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Thông qua vụ việc trên, Cục Cảnh sát PCTP về môi trường sẽ tiếp tục chỉ đạo Phòng Cảnh sát ĐTTP về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu và môi trường Công an các địa phương rà soát, chấn chỉnh và phát hiện xử lý nghiêm các Công ty, cơ sở kinh doanh có hành vi khai thác nước ngầm không đúng quy định của pháp luật… đường ống được bơm đi để bán phục vụ sinh hoạt cho khoảng 100 hộ dân tại thôn Hà Xá và tổ dân phố Văn Giang, thị trấn Đại Nghĩa và một đường ống chạy dài gần 2.000m dưới đồng ruộng đến đầu vào là khu vực Nhà Tang lễ của Bệnh viện đa khoa huyện Mỹ Đức với mục đích bán cho bệnh viện sử dụng. Ngoài ra, nước sau lọc thô còn sử dụng lọc tinh (lọc RO) để sản xuất nước đóng chai, đóng bình. Thống kê sơ bộ tại kho của Công ty, số lượng nước Công ty TNHH Thương mại Linh Hải có hành vi khai thác trái phép tài nguyên nước nằm dưới đất trong khuôn viên đất do Công ty quản lý để sản xuất nước sinh hoạt và đóng chai. Lực lượng Công an làm rõ các sai phạm tại Công ty TNHH Thương mại Linh Hải. Thanh tra tỉnh Hải Dương kết luận việc cho phép Công ty CP Việt Tiên Sơn là doanh nghiệp ngoài nhà nước góp vốn đối ứng, sử dụng thiết bị của dự án Nhà máy xử lý phế thải thành phân hữu cơ, là sai quy định. Dự án xây dựng nhà máy xử lý phế thải chăn nuôi thành phân hữu cơ tại Hải Dương được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi năm 2004 tại khu trại giống lúa Quý Dương (do Công ty giống cây trồng Hải Dương quản lý) xã Lai Cách (nay la xa Đinh Son, huyẹn Câm Giang, Hải Dương). Chủ đầu tư là Ban Quản lý các khu công nghiệp Hải Dương. Thực hiện dự án là Công ty CP Việt Tiên Sơn. Dự án rộng 1,42 ha, với tổng số vốn đầu tư là 19,1 tỷ đồng, trong đó, nguồn viện trợ gần 12 tỷ đồng. Năm 2017, UBND tỉnh Hải Dương có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy xử lý phế thải chăn nuôi thành phân hữu cơ và sản xuất hạt nhựa của Công ty CP Việt Tiên Sơn. Theo đó, dự án sử dụng đất 1,3 ha, tổng mức đầu tư dự án hơn 33,4 tỷ đồng. Quy mô dự án, xử lý 6.000 tấn phế thải chăn nuôi/ năm, thu hồi 4.000 tấn phân hữu cơ/ năm; sản xuất hạt nhựa tái sinh 5.000 tấn/năm. Mục tiêu dự án xử lý phế thải chăn nuôi thành phân hữu cơ và sản xuất hạt nhựa tái sinh. Kết luận thanh tra nêu rõ, tại thời điểm tiếp nhận nguồn vốn ODA của Cộng hoà Séc, việc quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA thực hiện theo Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ. Việc cho phép Công ty CP Việt Tiên Sơn là doanh nghiệp ngoài nhà nước góp vốn đối ứng là thực hiện không đúng quy định của Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ. Trách nhiệm tham mưu chính thuộc về Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương. Việc UBND tỉnh Hải Dương giao cho Công ty CP Việt Tiên Sơn vận hành, sử dụng máy móc, thiết bị là tài sản nhà nước là thiếu căn cứ. Việc giao tài sản nhà nước cho Công ty CP Việt Tiên Sơn nhưng không xác định về lợi nhuận (nếu có) được phân bổ, nghĩa vụ của Công ty CP Việt Tiên Sơn hoặc đơn vị có liên quan đối với tài sản nhà nước dẫn đến từ khi chạy thử (năm 2005) đã hỏng, nhưng không được sửa chữa, không đơn vị nào chịu trách nhiệm sửa chữa dẫn đến hiện nay máy móc đã cũ và lạc hậu, phần mô tơ bị cháy hỏng, gây lãng phí tài sản nhà nước. Thanh tra tỉnh Hải Dương cho rằng, trách nhiệm tham mưu chính thuộc về Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương. Trách nhiệm liên đới thuộc về Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương do khi xây dựng Báo cáo nghiên cứu khả thi cũng đề xuất đơn vị thực hiện Dự án là Công ty Cổ phần Việt Tiên Sơn không có căn cứ. Kết luận thanh tra cũng chỉ ra, từ thời điểm được giao đất (Quyết định số 4329/QĐ-UBND ngày 27/10/2004 của UBND tỉnh) đến thời điểm UBND tỉnh Hải Dương quyết định thu hồi đất ngày 29/6/2017 cho Công ty CP Việt Tiên Sơn thuê đất, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương đã thực hiện không đầy đủ trách nhiệm của người được giao đất, để Công ty CP Việt Tiên Sơn sử dụng diện tích đất thuộc Dự án vào việc kinh doanh của Công ty không đúng nội dung được phê duyệt. Trách nhiệm tham mưu chính thuộc về việc Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương. Liên quan đến trách nhiệm về Công ty CP Việt Tiên Sơn thực hiện không đúng nội dung Dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt thuộc về Sở Kế hoạch và Đầu tư. Đáng chú ý, kết luận thanh tra nêu rõ, trong các văn bản của Công ty CP Việt Tiên Sơn (khi báo cáo Bí thư Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và các ngành chức năng của tỉnh) đều khẳng định “Công ty đã và đang thực hiện đúng dự án được phê duyệt”. Nội dung báo cáo trên là không đúng thực tế vì khi chạy thử năm 2005 dây chuyền đã hỏng, không hoạt động được, Công ty đã hợp tác sản xuất với Công ty CP phân bón FITOHOOCMON sản xuất phân phức hợp hữu cơ vi sinh theo quy trình công nghệ của Fitohoocmon, theo mẫu bao bì và bản quyền của Công ty CP phân bón FITOHOOCMON, sử dụng máy móc, công nghệ do Công ty CP Việt Tiên Sơn trang bị, không sử dụng dây chuyền thiết bị của Cộng hòa Séc. Dẫn đến việc cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh là Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất cho UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư không chính xác về mục tiêu đầu tư khi điều chỉnh bằng Quyết định số 1107/QĐ-UBND ngày 5/04/2017 của UBND tỉnh Hải Dương. Trách nhiệm chính thuộc về Công ty CP Việt Tiên Sơn. Cũng theo kết luận thanh tra, việc quản lý tài sản là dây chuyền thiết bị do Cộng hoà Séc viện trợ thực hiện không đúng quy định của Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 4/5/2001 của Chính phủ và Thông tư số 70/2001/ TT-BTC ngày 24/8/2001 của Bộ Tài chính (đã được thay thế bởi các Thông tư số 82/2007/TT-BTC ngày 12/7/2007, Thông tư số 225/2010/TTBTC ngày 31/12/2010 và Thông tư số 23/2022/TT-BTC ngày 06/4/2022 của Bộ Tài chính). Trách nhiệm chính thuộc về Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương và Công ty CP Việt Tiên Sơn. Về quyết toán dự án, Chủ đầu tư và đơn vị có liên quan thực hiện không đúng quy định về thời hạn quyết toán tại Thông tư số 45/2003/ TT-BTC ngày 15/5/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư (đã được thay thế bởi Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007, Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/2/2011 của Bộ Tài chính). Trách nhiệm chính thuộc về Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương. Từ kết luận trên, Thanh tra tỉnh Hải Dương kiến nghị UBND tỉnh Hải Dương ban hành quyết định thu hồi tài sản là dây chuyền xử lý phế thải chăn nuôi thành phân hữu cơ đã tạm bàn giao cho Công ty CP Việt Tiên Sơn năm 2016, giao Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương quản lý và phối hợp với Sở Tài chính, các sở, ngành liên quan đề xuất phương án xử lý theo quy định hiện hành. Giao Cục Thuế tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường tính tiền thuê đất đối với Công ty CP Việt Tiên Sơn từ thời điểm 10/3/2006 đến ngày 29/6/2017 và xử lý theo quy định của pháp luật. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương tiếp nhận, xây dựng phương án xử lý tài sản là dây chuyền xử lý phế thải chăn nuôi thành phân hữu cơ khi UBND tỉnh có quyết định thu hồi và giao Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương, trình cấp có thẩm quyền thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định của pháp luật. Tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của cán bộ có liên quan đến các sai phạm đã nêu tại phần kết luận trên, xem xét có hình thức xử lý phù hợp hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định hiện hành. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện việc đánh giá thực hiện Dự án nhà máy xử lý phế thải chăn nuôi thành phân hữu cơ tại Hải Dương, báo cáo UBND tỉnh theo quy định. Công ty CP Việt Tiên Sơn hoàn thiện Dự án Nhà máy sản xuất hạt nhựa và sản phẩm từ nhựa để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật. Đồng thời chấp hành nghiêm quyết định của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến các nội dung dự án. HẢI NINH Hải Dương: Công ty Việt Tiên Sơn liên quan sai phạm Dự án Nhà máy xử lý phế thải thành phân hữu cơ
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==