Số 51 (4365) Thứ Năm (19/12/2024) 19 BẠN ĐỌC Quả thực là tiếng ồn đô thị luôn được xem là mối nguy hại âm thầm thứ hai đối với sức khỏe cộng đồng, sau ô nhiễm không khí. Tiếng ồn có sức tàn phá ghê gớm dù thầm lặng. Một bác sĩ người Mỹ chuyên nghiên cứu về tiếng ồn cảnh báo: Khi chúng ta ngủ, âm thanh vẫn có khả năng tác động đến hệ thần kinh dù ta không bị thức giấc hoặc nhận thấy giấc ngủ bị gián đoạn. Người ta có thể nhắm mắt nhưng không thể bắt tai dừng tiếp nhận âm thanh… Không còn là chuyện bị làm phiền hay không mà rõ ràng, tiếng ồn đã và đang gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống đô thị ở nước ta. Đã tới lúc, cơ quan chức năng có liên quan ở các đô thị cần phát động phong trào đẩy lùi ô nhiễm tiếng ồn, tạo nét văn hóa trong cộng đồng dân cư để bảo vệ sức khỏe cho người dân. Nguyễn Thị Loan (nguyenthi***@gmail.com) Đứng đầu danh sách gây ồn ào thường “tra tấn” tai nghe của người dân bấy lâu nay phải kể tới đó là một số siêu thị, các cửa hàng điện tử, điện máy, điện lạnh chào hàng quảng cáo; các cửa hàng kinh doanh “xả hàng” giảm giá. Có siêu thị mở bài ca muôn thuở, bật băng “khuyến mại, khuyến mại, hãy đến với điện máy điện lạnh…” X, Y, Z nào đó từ sáng tới tối, không ngừng nghỉ. Có siêu thị, cửa hàng thỉnh thoảng lại cho nhân viên ra giữa sân, vỉa hè để nhảy nhót, bật nhạc ầm ĩ để quảng cáo một sản phẩm mới nào đó… Chưa kể, ở khu dân cư, người dân bắt buộc phải nghe các giọng ca karaoke hát như cãi nhau cả buổi tối, thậm chí bất kể lúc nào mà các "ca sĩ" kia thích hát. Nếu giải thích thông thường thì cũng nên thông cảm bởi người ta bán Sống tại các đô thị đông đúc ở nước ta, ngoài khói bụi, ô nhiễm không khí…, thì tiếng ồn cũng là một “vấn nạn” gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như chất lượng sống. Do chưa có chế tài xử phạt rõ ràng nên người dân buộc phải sống chung với tiếng ồn, rất khó chịu mà không biết kêu ai… hàng, khuyến mại phải bật loa to để thu hút người tiêu dùng nghe thấy và xúm vào xem rồi mua hàng. Nó cũng giống như người nuôi chim yến luôn bật âm thanh giả tiếng chim yến để “dụ” những con chim yến thật bay tới làm tổ. Các nhà nghiên cứu, các chuyên gia từng đưa ra “cảnh báo” việc con người phải chịu đựng lâu tiếng ồn cường độ 50 decibel (dB) có thể khiến giảm hiệu suất làm việc, nhất là lao động trí óc. Tiếng ồn 70 dB có thể làm tăng nhịp thở, nhịp tim, ảnh hưởng dạ dày và giảm hứng thú lao động. Trầm trọng hơn, tiếng ồn 90dB sẽ gây mệt mỏi, mất ngủ, tổn thương chức năng thính giác, mất cân bằng cơ thể và suy nhược thần kinh... Việc xác định mức độ tiếng ồn là bao nhiêu dB với người dân là điều không dễ, thậm chí cả với cơ quan chức năng, bởi muốn chính xác, phải có máy đo. Chính vì thế mà dù có quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn của Bộ Tài nguyên- Môi trường, cũng như Nghị định xử phạt hành vi gây tiếng ồn, song trên thực tế việc xử lý vi phạm gần như chưa có. Cư dân đô thị khổ vì… ô nhiễm tiếng ồn ẢNH MINH HỌA (NGUỒN: VOVGIAOTHONG) Bé trai hơn 1 tháng tuổi ở Hà Nội bị giúp việc bạo hành nhiều lần đang gây xôn xao dư luận. Bảo mẫu này có thể sẽ bị xử lý thế nào? Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền một clip có nội dung bảo mẫu dùng tay có hành động tác động vật lý vào người một cháu bé hơn 1 tháng tuổi dù người thân cháu bé ngủ ngay cạnh giường. Sự việc trên xảy ra tại phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội và đã diễn ra nhiều lần, nhưng chỉ được phát hiện khi mẹ cháu bé xem lại camera. Sau khi gia đình chị Y. đăng thông tin lên mạng xã hội, có người chia sẻ, trước khi đến giúp việc cho gia đình hơn 1 tháng, bà L. cũng đã đánh con họ và cũng bị phát hiện qua camera. Người này cũng gửi clip ghi lại cảnh nữ giúp việc tỏ ra ăn năn, hối lỗi. Sự việc cũng được chia sẻ trên hội nhóm mạng xã hội ở Tuyên Quang để cảnh tỉnh mọi người. Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với PV Khoa học và Đời sống/ Báo Tri thức và Cuộc sống, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn Phòng luật sư Kết Nối (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, qua những hình ảnh trong clip, có thể nhận thấy, bà L. có hành vi bạo hành đứa trẻ, cụ thể là đấm, lắc mạnh cháu bé. Đây là những hành động tác động vật lý, gây tổn hại về thể chất, thậm chí là tinh thần cho đứa bé mới hơn 1 tháng tuổi. Hành vi của người bảo mẫu đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đứa trẻ, liên quan đến quyền được bảo vệ sức khỏe. Hành vi của bảo mẫu đã gây tổn hại ở mức độ nghiêm trọng, khiến cháu bé bị chấn động não có thể bị truy tố hình sự về Tội hành hạ người khác với mức án cao nhất lên đến 03 năm tù (Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015) hoặc Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với mức án cao nhất là tù chung thân (Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017). Đặc biệt hơn, phạm tội đối với người dưới 16 tuổi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017). Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra việc bảo mẫu hành hạ, đánh đập trẻ em. Vấn đề này hiện nay đã không còn là nỗi lo cho mỗi gia đình, nhà trường mà của toàn xã hội, bởi lẽ trẻ em là tương lai cho đất nước và với nỗi ám ảnh như thế này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển, nhận thức của trẻ nhỏ. Các cơ quan chức năng cần làm rõ trách nhiệm của bảo mẫu, đưa ra mức hình phạt đủ sức răn đe. GIA ĐẠT Bảo mẫu bạo hành bé trai 1 tháng tuổi đối diện hình phạt nào? Nữ bảo mẫu nhiều lần có hành động đẩy cháu bé ra giường, sốc thẳng lên, lắc lư mạnh. Ảnh cắt từ clip Nhiều hình thức quảng cáo nơi công cộng gây ô nhiễm tiếng ồn. ẢNH: BÁO THỪA THIÊN HUẾ
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==