Khoa học và Đời sống số 50-2024

Số 50 (4364) Thứ Năm (12/12/2024) 15 Trong cuộc khai quật tại một địa điểm ở sa mạc Al-Subiyah thuộc Tây Á, các chuyên gia Kuwait và Ba Lan đã phát hiện dấu tích của một nền văn minh còn nhiều bí ẩn. Đó là một chiếc đầu đất sét "lạ" thuộc về "người rắn”. Giải mã hiện vật cổ xưa Các nhà khảo cổ đã phát hiện dấu vết của một nền văn minh bí ẩn tồn tại ở sa mạc Al-Subiyah, miền Bắc Kuwait vào khoảng năm 5500 trước Công nguyên đến năm 4900 trước Công nguyên. Trong đó, chiếc đầu đất sét được họ gọi là "người rắn". Sở dĩ các chuyên gia gọi chiếc đầu đất sét đó là "người rắn" xuất phát từ việc hiện vật này có hộp sọ dài, mũi tẹt, không có miệng và đôi mắt hẹp, nheo lại. Chiếc đầu đất sét khá giống hình tượng "người rắn" trong văn hóa Ubaid. Vì vậy, giới chuyên gia đã dành nhiều thời gian nghiên cứu giải mã hiện vật cổ xưa này. Theo nhóm nghiên cứu, việc phát hiện "người rắn" là một khám phá độc đáo tại địa điểm Bahra 1. Đây cũng là bằng chứng quan trọng về ảnh hưởng của các tập tục và tín ngưỡng của nền văn minh Ubaid trên khắp Tây Á. “Sự hiện diện của chiếc đầu đất sét đặt ra những câu hỏi thú vị về mục đích, giá trị biểu tượng hay giá trị nghi lễ mà nó mang lại đối với người thời xưa", nhà khảo cổ học Piotr Bieliński cho hay. Đặt nền móng cho nhiều nền văn hóa Ngoài các khuôn mặt người rắn, các nghệ nhân Ubaid cũng thường tạo những hình tượng phụ nữ thon thả lạ thường, có đầu chim hoặc thằn lằn. Rất lâu trước khi người Sumer thành lập nên một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, người Ubaid đã đặt nền móng cho nhiều nền văn hóa. Bằng chứng về nền văn hóa Ubaid đã được tìm thấy trong các mạng lưới thương mại, hệ thống thủy lợi, thậm chí cả các đền thờ tại các vùng đất ngày nay thuộc Iraq và Kuwait ngày nay. Phong cách đồ gốm độc đáo của người Ubaid giúp phân biệt họ với các nền hóa khác. Từ năm 2009, địa điểm đầu thời kỳ Ubaid được gọi là Bahra 1 đã thu hút sự chú ý của giới khảo cổ bởi nơi đây có những đặc điểm độc đáo, bao gồm một cấu trúc được mô tả là "tòa nhà thờ cúng" và bố cục kiến trúc không ngờ so với độ tuổi của nó. Việc tìm thấy những món đồ gốm và đồ thủ công của người Ubaid cho thấy chúng thường được tạo nên bởi các loại thực vật khô nhúng trong đất sét. Không chỉ giải mã mạng lưới văn hóa Ubaid, các nhà nghiên cứu còn tìm hiểu thông tin về hệ sinh thái khu vực hơn 7 thiên niên kỷ trước. Nhà khảo cổ thực vật học Roman Hovsepyan từ Viện Khảo cổ và dân tộc học NAS RA (Pháp), thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết những phân tích ban đầu cho thấy dấu vết của thực vật trong đất sét, đặc biệt là sậy, trong đồ gốm sản xuất tại địa phương. Trong khi đó, tàn tích của thực vật được trồng trọt, bao gồm ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì. TÂM ANH (theo Sciencealert) TRI THỨC NHÂN LOẠI GIẢI MÃ KHOA HỌC “Người rắn” hé lộ nền văn minh 7.500 năm trước Thành phố trực thuộc tỉnh nào đông dân nhất Việt Nam? A: Vinh – Nghệ An B: Biên Hòa – Đồng Nai C: Thuận An – Bình Dương Đáp án đúng Quizz test số trước: A: Hang Sơn Đoòng Hang Sơn Đoòng thuộc vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình). Hang Sơn Đoòng thuộc quần thể hang động Phong Nha Kẻ Bàng. Đây là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới và cũng là hang động hùng vĩ nhất tại Việt Nam, với thể tích lên đến 35,8 triệu m3. Năm 2013, hang Sơn Đoòng được tổ chức kỷ lục thế giới Guinness ghi nhận là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới. Hang Sơn Đoòng được hình thành khoảng 2 - 5 triệu năm trước, khi nước sông chảy ngang qua vùng đá vôi đã bị vùi lấp dọc theo một đường đứt gãy. Dòng nước làm xói mòn và tạo ra một đường hầm khổng lồ trong lòng đất dưới dãy núi. Tại những nơi đá mềm, phần trần sụp xuống tạo thành những lỗ hổng, lâu ngày tạo thành những vòm hang khổng lồ. Hang được một người dân bản địa phát hiện vào năm 1990 trong một chuyến đi tìm trầm. Hang Sơn Đoòng 2 lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm 2003 và 2015. QUỐC LÊNgoài tượng Thái sư Trần Thủ Độ và phu nhân, trong chùa Cầu Đông còn có gần 60 pho tượng khác, trong đó nhiều tượng có giá trị lớn về lịch sử và mỹ thuật. Chùa thời Lý thờ tướng thời Trần Tọa lạc ở số 38 Hàng Đường, trung tâm khu phố cổ Hà Nội, chùa Cầu Đông có lịch sử hình thành từ thời nhà Lý, là ngôi chùa có vị trí đắc địa bậc nhất khu phố cổ Hà Nội. Nét đặc biệt nhất của ngôi chùa này là ở chính điện có kệ thờ Thái sư Trần Thủ Độ - vị khai quốc công thần hàng đầu của nhà Trần, và phu nhân là Linh từ Mẫu quốc Trần Thị Dung. Hai pho tượng được tạo hình với tư thế tọa thiền trong trang phục giản dị. Nét mặt tượng Thái sư Trần Thủ Độ trầm tư, đôi mắt khép hờ, như đang đắm mình trong cõi an định. Tượng Trần Thị Dung toát lên vẻ hiền từ, phúc hậu. Hiện tại, không còn ai biết về nguồn gốc của hai pho tượng này, kể cả sư trụ trì. Chùa cũng không còn lưu giữ bất kỳ thư tịch cổ nào nói về xuất xứ của hai tác phẩm điêu khắc cổ. Ngoài tượng Thái sư Trần Thủ Độ và phu nhân, trong chùa Cầu Đông còn có gần 60 pho tượng khác, trong đó nhiều tượng có giá trị lớn về lịch sử và mỹ thuật. Cách bài trí tượng ở chùa giống như nhiều chùa cổ khác ở miền Bắc. Vào thuở sơ khai, chùa Cầu Đông có tên là Đông Môn Tự. Do chùa nằm gần cầu Đông – một cây cầu đá cổ bắc qua đoạn sông Tô Lịch chảy qua phố Hàng Đường xưa – nên người dân quen gọi là chùa Cầu Đông, theo thời gian trở thành tên chính thức. Nguồn gốc bức tượng đặc biệt Chùa đã được trùng tu nhiều lần từ thời nhà Lê đến nhà Nguyễn, các lần trùng tu này đều được ghi lại cụ thể, rõ ràng qua văn bia. Ở nửa sau thế kỷ 20, chùa từng có một giai đoạn bị xuống cấp nặng nề, nhưng những năm gần đây đã được tu sửa để trả lại vẻ khang trang. Tượng Thái sư Trần Thủ Độ và phu nhân có thể đã được các con cháu họ Trần ở khu phố cổ Hà Nội cung tiến trong một đợt trùng tu nào đó, hoặc được đưa vào thờ ở chùa sau chiến thắng lẫy lừng của nhà Trần trước quân xâm lược Nguyên Mông. Trong dòng chảy lịch sử Việt Nam, Thái sư Trần Thủ Độ (12251400) được biết đến như một nhà chính trị xuất sắc, có công sáng lập và củng cố vương triều Trần. Vốn có võ nghệ xuất chúng, ông tham gia đánh dẹp các thế lực cát cứ, được nhà Lý phong giữ chức Điện tiền chỉ huy sứ. Nhân cơ hội nhà Lý suy yếu, ông đã sắp đặt cho Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho cháu họ của ông là Trần Cảnh (tức Trần Thái Tông), lập nên vương triều Trần. Ông làm Thái sư giúp vua còn nhỏ tuổi, nắm mọi quyền lực ở triều đình kiêm coi trấn phủ Thanh Hóa. Năm 1258, khi quân Nguyên Mông xâm lược Đại Việt lần thứ nhất, Trần Thủ Độ đã 64 tuổi, nhưng vẫn cầm quân đánh giặc cùng lời nói lưu danh thiên cổ “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!”. Sau đó, chỉ trong 10 ngày quân dân nhà Trần phản công đánh tan giặc Mông Cổ. Sau khi qua đời, Thái sư Trần Thủ Độ được thờ ở nhiều địa phương vùng đồng bằng Sông Hồng, đặc biệt là ở Nam Định và Thái Bình. Tại Hà Nội, nơi duy nhất thờ ông chính là chùa Cầu Đông ở khu phố cổ Hà Nội. Bí ẩn ngôi chùa đắc địa bậc nhất phố cổ Hà Nội "Đầu rắn" của người Ubaid được tìm thấy ở Bahra 1. ẢNH: ADAM OLEKSIAK/CAŚ UW.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==