Số 48 (4362) Thứ Năm (28/11/2024) 5 SỨC KHỎE MỚI Sốt mò, căn bệnh đang có xu hướng gia tăng trở lại sau một thời gian dài tạm lắng. Nếu không phát hiện kịp thời để điều trị đúng, sốt mò có thể biến chứng nguy hiểm, gây viêm cơ tim, suy đa tạng, thậm chí tử vong... QUÉT QRCODE ĐỌC CHI TIẾT THÚY NGA Đối với bệnh sốt mò hay còn gọi là Rickettsia, các bác sĩ phải có kinh nghiệm và thường phải nghĩ đến ngay bệnh này thì mới có thể phát hiện sớm. Và dựa trên các biểu hiện điển hình như các nốt đốt đóng vảy đen, mọc ở chỗ kín, nách, bẹn cổ… Tuy nhiên, bệnh có nhiều biểu hiện giống với các bệnh như nhiễm trùng huyết, phải có các xét nghiệm và hội chẩn đúng để phát hiện bệnh sớm. Nhất là đối với người cao tuổi và trẻ em sức đề kháng yếu căn bệnh dễ biến chứng nguy hại. Bệnh sốt mò thuộc nhóm C trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm nên cần đến các bệnh viện có Trung tâm hoặc khoa chuyên điều trị bệnh truyền nhiễm: Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương: Cơ sở 1: Số 78 đường Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội; Cơ sở 2: Thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội. Bệnh viện Bạch Mai: 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội. Bệnh viện Nhi Trung ương: 18/879 Đ. La Thành, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bệnh viện E: 89 Trần Cung, Cầu Giấy, Hà Nội. Bệnh viện Chợ Rẫy: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP HCM. Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM: 764 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, TP HCM. Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM: Cơ sở 1: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5,TP HCM ; Cơ sở 2: 201 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TP HCM; Cơ sở 3: 221B Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, TP HCM. Bệnh viện Bình Dân: 371 Điện Biên Phủ, Phường 3, Quận 3, TPHCM. Bệnh viện Nhi Đồng 1: Số 2 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TPHCM. Bệnh viện Nhi Đồng 2: 14 Lý Tự Trọng, Bến Nghé, Quận 1, TPHCM. Bệnh viện Nhi đồng Thành phố: 15 Đ. Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TPHCM. NHẬT HÀ Các bệnh viện điều trị bệnh sốt mò tốt bệnh hiếm gặp, nhưng sốt mò thường ít gây biến chứng nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Đây là lý do tại sao việc phát hiện sớm rất quan trọng. ThS.BS Huy phân tích, sốt mò có đặc điểm nhận dạng đặc biệt. Vết đốt do con mò gây ra khi đã đóng vảy đen kích thước 2-3x3-5mm, không đau, không ngứa, có viền đỏ và nổi lên bề mặt da, thường kèm theo các triệu chứng như sốt cao, mệt mỏi, phát ban, nổi hạch và giai đoạn trở nặng sẽ xuất hiện tình trạng khó thở. Bệnh không lây qua đường hô hấp hay tiếp xúc thông thường mà chỉ lây truyền qua vết đốt trực tiếp của con mò. Điều này khiến bệnh dễ bị bỏ sót trong giai đoạn đầu nếu không được kiểm tra kỹ lưỡng. TS.BS Nguyễn Đăng Mạnh cảnh báo, sốt mò gây nhiều biến chứng nguy hiểm: Viêm cơ tim, trụy tim mạch; Đông máu nội mạch rải rác; Viêm phổi nặng, suy hô hấp; Viêm não và màng não; Suy gan cấp, tăng men gan; Sốc nhiễm khuẩn; Suy thận; Xuất huyết nội tạng.... Tỷ lệ tử vong của bệnh sốt mò có thể chiếm khoảng từ 1 - 60% nên người dân cần đến viện sớm khi có các dấu hiệu: - Sốt cao đột ngột, sốt cao liên tục, kéo dài, kèm theo rét run, đau đầu, đau mỏi người. - Da xung huyết, kết mạc mắt xung huyết, có thể phù nhẹ dưới da vùng mặt và mu chân. - Vết loét ngoài da: dấu hiệu đặc trưng về bệnh sốt mò là vết loét hình bầu dục, kích thước từ 0.5-2cm, có vẩy đen hoặc đã bong vẩy tạo thành vết loét có gờ, đáy hồng, không tiết dịch hoặc rỉ ít dịch, thường không đau, không ngứa khu trú ở những vùng da mềm như nách, ngực, cổ… - Ban ngoài da: thường xuất hiện vào cuối tuần thứ nhất của bệnh, có dạng dát sẩn, nổi toàn thân, có thể gặp ban xuất huyết. - Sưng hạch lympho: tại chỗ vết loét hoặc toàn thân, hạch mềm, đau. - Gan to, lách to, một số trường hợp có thể có vàng da. - Tổn thương phổi: người bệnh thường có triệu chứng ho, những trường hợp sốt mò nặng có thể có khó thở, suy hô hấp cấp dẫn tới tử vong. - Tổn thương tim mạch: người bệnh sốt mò thường có tình trạng huyết áp tụt; nhiều trường hợp biến chứng viêm cơ tim. “Nếu thấy bỗng dưng sốt cao kéo dài, dai dẳng, cần nghĩ đến nguy cơ côn trùng đốt để đi khám. Người bệnh cũng nên tự kiểm tra trên cơ thể, nếu thấy các vết đốt màu đen trên nền da màu hồng bị viêm tấy kèm sốt kéo dài, cần đến cơ sở y tế ngay, tránh để diễn biến kéo dài có thể gây vàng da, tổn thương gan, thậm chí có biến chứng nặng dẫn đến nhiễm trùng huyết, suy phủ tạng… đe dọa tính mạng”, ThS.BS Hà Việt Huy – Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết. Nguy kịch vì bị mò đốt Sau 2 tuần xuất hiện triệu chứng sốt cao kéo dài và mệt mỏi nhiều, chị T.L.M (25 tuổi ở Lai Châu) được đưa đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Qua khai thác tiền sử được biết, trong ba ngày cuối trước khi đến bệnh viện, tình trạng sốt ở bệnh nhân trở nên trầm trọng hơn, kèm theo khó thở nghiêm trọng, khiến bệnh nhân gần như không thể tự thở. Khi nhập viện, do tình trạng bệnh nặng, bệnh nhân được đặt ống thở máy và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Kết quả cho thấy bệnh nhân mắc sốt mò. Sau đó, bệnh nhân được chuyển tuyến đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán sốt mò và được điều trị bằng các phương pháp tích cực: hỗ trợ thở máy, lọc máu để cải thiện tình trạng suy hô hấp cũng như chống lại các biến chứng. ThS.BS Hà Việt Huy cho biết: “Bệnh nhân T.L.M bị mò đốt ở vị trí nhạy cảm thuộc bộ phận sinh dục. Đây là vị trí khó phát hiện, đòi hỏi sự kiểm tra kỹ lưỡng và tỉ mỉ của bác sĩ. Rất may các bác sĩ tuyến dưới đã phát hiện được nguyên nhân. Việc tìm ra vết đốt trong trường hợp này là yếu tố quyết định giúp chẩn đoán đúng bệnh và áp dụng phác đồ điều trị ban đầu. Với bệnh nhân mắc sốt mò, việc sử dụng thuốc đặc hiệu đóng vai trò quyết định trong quá trình điều trị. Nếu phát hiện sớm, bệnh có thể được kiểm soát hiệu quả và bệnh nhân phục hồi nhanh chóng.” Hiện tại, nhờ sự can thiệp kịp thời tại cơ sở y tế tuyến dưới và các phương pháp điều trị chuyên sâu, bệnh nhân đã có cơ hội phục hồi tốt… Khảo sát của PV Khoa học & Đời sống cho thấy, hiện các bệnh viện trên cả nước liên tục tiếp nhận các ca nguy kịch do sốt mò. Đa phần người bệnh nhập viện mới biết đến căn bệnh này. TS.BS Nguyễn Đăng Mạnh, Viện trưởng Viện truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, sốt mò, căn bệnh đang có xu hướng gia tăng trở lại sau một thời gian dài tạm lắng. Bệnh sốt mò do loại vi khuẩn có tên Orientalis tsutsugamushi, thuộc họ Rickettsia, trung gian truyền bệnh là ấu trùng bọ ve mò. Nếu không phát hiện kịp thời, có hướng điều trị đúng, sốt mò biến chứng nguy hiểm, có thể gây viêm cơ tim, suy đa tạng, thậm chí là tử vong. Gần đây, Khoa Bệnh lây đường tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận nhiều ca bệnh sốt mò gặp ở mọi lứa tuổi, và xuất hiện các biến chứng khác nhau. Đặc biệt, bệnh nhân Đ.Q, (nam, SN 1971), nhập viện trong tình trạng sốt nóng, khó thở, mệt nhiều, đau đầu, huyết áp tụt 80/50mmHg, đau ngực. Ngay lập tức, bệnh nhân được xử trí duy trì liều thuốc vận mạch nâng cao huyết áp, bổ sung xét nghiệm máu cơ bản, siêu âm tim, điện tim… Qua thăm khám, khai thác bệnh sử cho thấy, bệnh nhân sốt kéo dài 7 ngày, kèm nhiều cơn rét run, đau đầu, mệt, chán ăn và có vết loét vảy đen 2x2cm ở vùng liên mấu chuyển bên phải, có rỉ ít dịch, ấn tức nhẹ, bệnh nhân chưa đi thăm khám, điều trị ở đâu. Khi cảm thấy mệt nhiều mới nhập viện dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Nhiều biến chứng nguy hiểm nên cần đến viện sớm Theo ThS.BS Hà Việt Huy, dù là một Bệnh truyền nhiễm sốt mò gia tăng, dễ biến chứng suy đa tạng CÁCH PHÒNG BỆNH Không để ấu trùng mò cắn, đốt bằng cách phát quang bụi rậm, diệt ổ dịch, bôi thuốc diệt côn trùng, giữ gìn vệ sinh nhà cửa, giặt quần áo sau 1 lần sử dụng. Những người sống hoặc làm việc, đi du lịch tại các khu vực vùng núi có nguy cơ cao mắc bệnh sốt mò. Vì thế cần chú ý bảo vệ bản thân khỏi con mò bằng cách mặc quần áo dài tay, sử dụng thuốc chống côn trùng và tránh tiếp xúc với các môi trường có nguy cơ cao. Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ như sốt cao kéo dài, mệt mỏi, hoặc khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Vết loét điển hình của sốt mò - Ảnh minh hoạ Bệnh nhân nguy kịch vì sốt mò đang điều trị tại bệnh Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==