Số 48 (4362) Thứ Năm (28/11/2024) 15 Theo báo cáo mới công bố, tổ tiên của loài người từng quan hệ với người Neanderthal cũng như người Denisova. Theo đó, gene của người Denisova xuất hiện trong bộ gen của người hiện đại. Trong báo cáo đăng trên chuyên san Nature Genetics, hai nhà di truyền học dân số Linda Ongaro và Emilia Huerta-Sanchez của Đại học Trinity ở Dublin (Ireland) đã có phát hiện bất ngờ về tổ tiên loài người. Cụ thể, hai chuyên gia này đã phát hiện nhiều người Denisova thích ứng với môi trường trên khắp lục địa Á châu và xa hơn nữa. Trong thời gian tồn tại, người Denisova đã "quan hệ" với các tổ tiên gần đây của loài người và truyền lại gene di truyền cho người hiện đại. "Một quan niệm sai lầm phổ biến là con người tiến hóa một cách đột ngột từ một tổ tiên chung. Tuy nhiên, qua nghiên cứu sâu hơn, chúng tôi nhận ra tổ tiên loài người từng giao phối với những loài người khác, qua đó giúp tạo ra con người như chúng ta ngày nay", chuyên gia Ongaro cho hay. Trong khi giới khoa học đã nghiên cứu về người Neanderthal trong khoảng 100 - 200 năm qua, việc nghiên cứu về người Denisova mới diễn ra trong vài thập kỷ qua. Các chuyên gia đã kiểm tra, phân tích một số mẫu vật gồm vài chiếc răng và xương cốt để tìm hiểu về người Denisova đã tuyệt chủng. Thông qua các cuộc phân tích gen di truyền bắt đầu từ một xương ngón tay phụ nữ vào năm 2010, các chuyên gia phát hiện người Denisova đã tách biệt về gen di truyền với người Neanderthal khoảng 400.000 năm trước. Bộ gen của người Denisova được di truyền cho những thế hệ sau và trải rộng từ Siberia đến Nam Đông Á, xuyên Châu Đại Dương, thậm chí đến châu Mỹ. Trong số những gen di truyền của người Denisova được lưu truyền đến ngày nay có một bộ phận cư dân trên thế giới. Điển hình như những người ở Tây Tạng mang trong mình gen của người Denisova có thể sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt có dưỡng khí thấp, các gen ở người Papua giúp tăng cường năng lực miễn dịch và các gen ở cộng đồng Inuit giúp họ chịu lạnh tốt. TÂM ANH (theo Ancient-origins, Livescience) TRI THỨC NHÂN LOẠI GIẢI MÃ KHOA HỌC Công bố khám phá mới về tổ tiên loài người Gương mặt phục dựng của một phụ nữ người Denisova được tái tạo từ mẫu ADN cổ đại. NGUỒN ẢNH: MAAYAN HAREL. Xã nào có diện tích lớn nhất Việt Nam? A: Xã Hơ Moong, Kon Tum B: Xã Krông Na, Đắk Lắk C: Xã Châu Khê, Nghệ An Đáp án đúng Quizz test số trước: A: Hà Nội Phường Hàng Đào thuộc quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) là phường có diện tích nhỏ nhất Việt Nam với chỉ 7 ha, còn nhỏ hơn nhiều so với diện tích hồ Hoàn Kiếm (12 ha). Quy mô dân số hơn 6.000 người (số liệu năm 2021). Phường Hàng Đào là một trong những nơi lưu giữ văn hóa đặc sắc phố nghề; đồng thời là điểm hội tụ nhân tài bách nghệ khắp bốn phương tạo nên tinh hoa văn hóa của khu phố cổ. Phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường được coi là đường trục chính của 36 phố phường. Phía Nam của phố là quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, sát bờ hồ Hoàn Kiếm, đầu phía bắc là phố Hàng Ngang. Tuy nhỏ nhưng phường Hàng Đào có vị trí đắc địa vào bậc nhất Thủ đô, nơi hoạt động giao thương luôn tấp nập không kể ngày đêm. QUỐC LÊ Sông Ngự Hà còn được gọi là sông Vua, là dòng sông đặc biệt chia Kinh thành Huế ra thành hai phần Nam và Bắc. Đây là dòng sông góp phần tạo nên vẻ đẹp tự nhiên cho tổng thể cảnh quan kiến trúc Kinh thành Huế. Hình thành qua 2 triều đại Chảy từ mặt Tây sang mặt Đông của Kinh thành Huế với hình dạng của những đường gấp khúc theo góc vuông, sông Ngự Hà hay sông Vua là một dòng sông có vị trí đặc biệt trong lịch sử của Cố đô Huế. Theo sử sách, đây là một con sông được đào theo một nhánh cũ của sông Hương chảy từ chợ Kim Long đến Bao Vinh để phục vụ cho việc giao thông vận tải ra vào Kinh thành Huế bằng đường thủy. Việc đào sông Ngự Hà được thực hiện hai lần, lần đầu dưới triều Gia Long vào khoảng năm 1805. Khi đó sông được khơi đào từ sông Đông Ba đến Võ khố, đi ngang qua các kho lúa của triều đình (Kinh Thương), và được đặt tên là sông Thanh Câu. Lần đào thứ hai diễn ra dưới triều Minh Mạng, vào năm 1825. Trong đợt này, sông được khơi đào tiếp đến sông Kẻ Vạn, và đổi tên là Ngự Hà. Sau khi hoàn tất, sông Ngự Hà có chiều dài 3.700 m, rộng 44-85 m, bắt đầu chảy vào Kinh thành Huế từ sông Kẻ Vạn băng qua cống Tây Thành Thủy Quan, chảy ra cống Đông Thành Thủy Quan và chảy vào sông Đông Ba đoạn cầu Thanh Long. Dòng sông đã chia Kinh thành Huế ra thành hai phần Nam và Bắc. Bờ Bắc sông nay là các phường Tây Lộc, một phần Thuận Lộc. Bờ Nam là Hoàng thành và các phường Thuận Hòa, Thuận Thành cùng phần còn lại của phường Thuận Lộc. Trên sông Ngự Hà, từ Tây sang Đông có nhiều cầu cống cổ xưa, gồm: Cống Thủy Quan, cống Tây Thành Thủy Quan, cầu Vĩnh Lợi, cầu Bình, cầu Khánh Ninh, cầu Son, cầu Ngự Hà, cống Đông Thành Thủy Quan, cầu Hàm Tế. Các công trình này là một phần trong trong quần thể di sản kiến trúc đặc sắc của Cố đô Huế. Có thể nói, được tạo nên bởi bàn tay con người, sông Ngự Hà góp phần tạo nên vẻ đẹp tự nhiên cho tổng thể cảnh quan kiến trúc Kinh thành Huế. Giá trị đặc biệt Tương truyền, vào thời nhà Nguyễn, những chiều hè mát mẻ hay những ngày xuân đẹp trời, sông Ngự Hà là nơi dạo chơi bằng thuyền Rồng của các vua nhà Nguyễn. Dân gian từ đây gọi dòng sông này là "sông Vua". Cái cảm giác thư thái khi dạo thuyền Rồng trên dòng Ngự Hà vào đêm trăng đã được Vua Thành Thái ghi lại trong một bài thơ Ngự chế: “Trăng sáng treo lơ lửng giữa trời/ Ngự Hà nước biếc cả dòng khơi…”. Cùng với giá trị giao thông và cảnh quan, sông Ngự Hà xưa kia còn có một vị trí đặc biệt trong việc tạo sự thông thủy giữa Ngự Hà với sông Hương để điều tiết nước, giảm nạn úng ngập cho nội thành Huế. Để ghi nhận tầm quan trọng của dòng sông, các Vua Gia Long và Minh Mạng đã cho xây hai nhà bia bên bờ sông làm nơi đặt hai văn bia “Ngự chế Ngự Hà bi ký” (Văn bia của vua về sông Ngự Hà) và “Ngự chế Khánh Ninh kiều bi ký” (Văn bia của vua về cầu Khánh Ninh). Hai văn bia này nói đến nguồn gốc và lợi ích của sông Ngự Hà và cầu Khánh Ninh cùng những cây cầu khác trên con sông này đối với người dân trong việc đi lại trong khu vực Kinh thành. Dù có tầm quan trọng đặc biệt với Kinh thành Huế, sông Ngự Hà từng có thời gian đứng trước nguy cơ biến mất do bị bồi lấp, bị xâm phạm... Đến những năm 2000, để khôi phục dòng sông, chính quyền thành phố Huế đã tiến hành giải tỏa các hộ dân sống dọc hai bên sông và cho khởi công nạo vét lòng sông trên quy mô lớn. Nhờ vậy, diện mạo của sông Ngự Hà đã được cải thiện đáng kể. Ngày nay, Ngự Hà - dòng sông Vua - đã chính thức được coi là một phần của di sản Cố đô Huế. Dòng sông lịch sử này sẽ được gìn giữ như một tài sản quý báu mà ông cha để lại. Điều ít biết về dòng sông Vua chia đôi Kinh thành Huế
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==