Số 47 (4361) Thứ Năm (21/11/2024) 15 Các nhà khảo cổ mới phát hiện một "kho báu" quý giá ở Tajikistan. Những hiện vật được tìm thấy thuộc về 3 loài người: Neanderthal, Denisovan và Homo sapiens từng sinh sống tại đây trong khoảng 130.000 năm. Khi tìm kiếm dọc theo dòng sông Zeravshan ở Tajikistan, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một hầm đá bí ẩn nằm trên tuyến đường gọi là Hành lang núi Nội Á (IAMC) của Trung Á. Đây có thể là nơi ở của 3 loài người: Neanderthal, Denisovan và Homo sapiens. "Kho báu" quý giá này giúp họ giải mã được những bí ẩn lớn về lịch sử nhân loại. Các nhà khảo cổ học từ lâu đã biết rằng, Homo sapiens (tức người tinh khôn hay người hiện đại) và những người họ hàng gần của chúng ta đã xuất hiện tại khu vực Trung Á trong thời kỳ đồ đá. Trong suốt nhiều năm, họ đã kiểm tra, phân tích hài cốt của người Neanderthal, Denisovan và Homo sapiens tại khu vực này. Qua đó, nhóm nghiên cứu phát hiện 3 loài người đã gặp gỡ và tiếp xúc tại nơi đây. Tuy nhiên, khu vực này chưa được khám phá nhiều. "Khu vực này có thể đã từng là tuyến đường di cư của một số loài người, bao gồm: Homo sapiens, Neanderthal hoặc người Denisova. Họ có thể đã cùng tồn tại trong khu vực này", tác giả đầu tiên của nghiên cứu Yossi Zaidner, giảng viên cao cấp tại Viện Khảo cổ học thuộc Đại học Hebrew ở Jerusalem, cho biết. Theo giảng viên cao cấp Yossi, nghiên cứu của ông và các đồng nghiệp nhằm mục đích khám phá xem những loài người nào đã từng sinh sống ở khu vực ngày nay là Trung Á cũng như sự tiếp xúc của họ. Để điều tra, giảng viên cao cấp Yossi cùng các đồng nghiệp đã tìm kiếm các địa điểm thời kỳ đồ đá dọc theo sông Zeravshan. Do đó, họ đã khai quật được hai địa điểm thời kỳ đồ đá với nhiều lớp, cho thấy những loài người khác nhau đã chiếm giữ những địa điểm này vào những thời điểm khác nhau. Trong đó, vào năm 2023, các nhà khảo cổ khai quật một trong những địa điểm đó có tên Soii Havzak nằm dọc theo một nhánh nhỏ của sông Zeravshan. Tại đó, họ đã tìm thấy một loạt công cụ bằng đá như đá lửa, lưỡi dao và mảnh đá, xương động vật... Những hiện vật này cho thấy chúng đã được sử dụng vào khoảng 150.000 đến 20.000 năm trước. Nhóm chuyên gia hy vọng việc nghiên cứu tại địa điểm khảo cổ này sẽ hé lộ những thông tin mới về lịch sử loài người ở Trung Á. Trong đó, sự tương tác giữa 3 loài người: Neanderthal, Denisovan và Homo sapiens tại đó sẽ được giải mã chi tiết. TÂM ANH (theo Livescience) TRI THỨC NHÂN LOẠI GIẢI MÃ KHOA HỌC QUỐC LÊ Cùng với không gian yên bình cổ kính, lòng mến khách và sự thật thà của cư dân vùng sông nước miền Tây càng làm tăng thêm sức hấp dẫn của di sản văn hóa - làng cổ Đông Hòa Hiệp. Di tích lịch sử - văn hóa cấp qu c gia Theo thông tin từ Sở Văn hoá Thể thao & Du lịch tỉnh Tiền Giang, nằm ở khu vực hạ lưu sông Mê Kông, làng cổ Đông Hòa Hiệp (xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) là ngôi làng cổ đầu tiên ở khu vực Nam Bộ được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam. Ngược dòng lịch sử, vào thời Chúa Nguyễn, từ năm 1732-1757, nơi đây được chọn làm lỵ sở của dinh Long Hồ. Trong 25 năm đó, làng Đông Hòa Hiệp trở thành nơi sinh sống của nhiều vị quan lại, khiến vùng đất này giàu có trù phú. Từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, các hộ giàu có trong làng đã cho xây cất bằng nhiều ngôi nhà cao rộng, mang kiến trúc Đông – Tây kết hợp, đem lại cho làng diện mạo kiến trúc và cảnh quan nổi trội so với các địa phương khác. Dù trải qua nhiều biến cố lịch sử, nhiều ngôi nhà ở làng cổ Đông Hòa Hiệp vẫn giữ được kiến trúc nguyên bản, phản ánh một thời kỳ giao thoa văn hóa đặc biệt khi các giá trị truyền thống kết hợp hài hòa với xu thế tân thời. Hiện nay làng còn 7 ngôi nhà được xây dựng cách đây từ 150-220 năm và 29 ngôi nhà được xây dựng cách đây từ 80-100 năm. Nổi bật trong hệ thống nhà cổ này là nhà của ông Liêm, ông Kiệt, ông Đức, ông Xoát... Kiến trúc cổ yên bình giữa không gian sông nước Các ngôi nhà cổ ở Đông Hòa Hiệp đều có bộ khung bằng gỗ quý theo lối truyền thống, mái lợp ngói ta. Một số nhà có các hàng cột và tường bao bên ngoài xây bằng gạch, trang trí mô típ châu Âu. Mỗi ngôi nhà cổ lại là một bộ sưu tập các tác phẩm điêu khắc gỗ tinh xảo, thể hiện qua các bộ kèo, xiên, trính, vách cửa, hoành phi, liễn đối... Bộ bao lam phía trước không gian thờ tự ở trung tâm ngôi nhà thường được chạm lộng các loài cây tùng, cúc, trúc, mai... rất công phu, thể hiện tay nghề điêu luyện của người nghệ nhân Nam Bộ xưa. Bên cạnh kiến trúc độc đáo, các ngôi nhà cổ còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ quý, hiếm bằng gỗ, gốm sứ, đồng như: tủ thờ, bàn ghế, bình, đĩa, tách, lư hương, tượng... Các ngôi nhà cổ ở làng Đông Hòa Hiệp ẩn mình dưới những vườn cây ăn trái xum xuê, thoáng mát, cạnh khung cảnh sông nước hiền hòa, tạo nên cảnh quan đặc trưng đầy hấp dẫn của một ngôi làng cổ ở vùng đất phương Nam. Nếu muốn nghỉ ngơi, thưởng thức các món ăn địa phương ở nhà cổ, du khách có thể liên hệ trước với gia chủ thông qua văn phòng du lịch. Nhiều nhà có dịch vụ “homestay”, giúp du khách trải nghiệm sinh hoạt thường ngày cùng người dân địa phương. “Kho báu 3 loài người” trong hầm đá bí ẩn Ngôi làng cổ nổi tiếng bậc nhất Nam Bộ Các nhà khảo cổ đã khai quật được một số công cụ đá từ hầm đá. ẢNH: ZAIDNER ET AL., 2024. Phường có diện tích nhỏ nhất Việt Nam nằm ở đâu? A: Hà Nội B: TP Hồ Chí Minh C: Đà Nẵng Đáp án đúng Quizz test số trước: A: Tuyên Quang Sử sách lý giải rằng, Tuyên Quang từng là nơi "định cư" của nhiều vua chúa, quan lại, cung tần, mỹ nữ. Và cũng vì thế, những người con gái đẹp được tuyển chọn làm thê thiếp lại phải là những người con gái "sắc nước hương trời", được rèn giũa và dạy bảo đầy đủ gia phong, lễ nghĩa, phép tắc. Tuyên Quang là tỉnh miền núi nằm ở vùng Đông Bắc nước ta, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 135 km về phía Bắc; có diện tích tự nhiên là 5.867 km2, dân số 812.215 người (năm 2023) với 22 dân tộc anh em cùng chung sống. Toàn tỉnh có 7 đơn vị hành chính cấp huyện (01 thanh phô, 06 huyện); 137 đơn vị hành chính cấp xã (121 xã, 10 phương và 06 thi trân). Với bề dày lịch sử, Tuyên Quang hiện có 661 di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, trong đó có 182 di tích được xếp hạng quốc gia, 271 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Đặc biệt, co 03 di tich lịch sử và danh lam thắng cảnh đươc xêp hang di tich quôc gia đăc biêt, gôm: Di tích lịch sử Tân Trào, Sơn Dương; di tích lịch sử Địa điểm tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng tại Kim Bình (Chiêm Hóa); danh lam thắng cảnh Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình. Vì vậy, Tuyên Quang được ví như “bảo tàng sống”, là kho tư liệu vô giá của lịch sử Đảng và lịch sử cách mạng Việt Nam, là niềm tự hào của Nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang cũng như đồng bào cả nước.
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==