Số 47 (4361) Thứ Năm (21/11/2024) 12 TIÊU DÙNG Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại cho sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn vào hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm. Mì chính sang chiết và đóng gói tràn lan Mới đây, Tổng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, qua xác minh và kiểm tra sơ bộ đã phát hiện 26 tổ chức, cá nhân tại 9 tỉnh thành gồm: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, An Giang, Bình Định, Bình Dương, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Trị sang chiết, đóng gói mì chính không rõ nguồn gốc xuất xứ để tiêu thụ tại các chợ, tạp hóa... toàn quốc. Thủ đoạn phổ biến là nhập các loại mì chính giá rẻ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ rồi sang chiết và đóng vào bao bì của các thương hiệu lớn, đem đi tiêu thụ khiến người tiêu dùng rất khó phát hiện. Do bán với giá rẻ nên mặt hàng này được tiêu thụ số lượng lớn tại các quán ăn, nhà hàng… Trong vai một người bán hủ tiếu, muốn mua mì chính giá rẻ tại chợ Kim Biên (quận 5, TP HCM), khi ngỏ ý muốn mua hàng, phóng viên được người bán tư vấn, nếu sử dụng nhiều thì nên mua những loại mì chính được đóng sẵn trong các túi lớn từ 5 – 10 kg cho tiết kiệm. Ngoài ra, cửa hàng cũng đóng gói lẻ từ 500g – 1kg để “bán cho dễ” đối với những khách muốn mua lẻ. Theo quan sát của phóng viên, những bao mì chính thường được các chủ sạp hàng để lẫn trong đống hàng gia vị, trên bao bì có nguệch ngoạc dòng chữ mì chính Trung Quốc, Malaysia, Singapore... Mặt hàng này được bán giá từ 30.000 - 40.000 đồng/ kg, rẻ chỉ bằng một nửa so với sản phẩm có thương hiệu. Tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức kh e người tiêu dùng Theo cơ quan chức năng, các sản phẩm hàng hóa nhập lậu vào Việt Nam theo con đường không chính ngạch, không được các cơ quan chức năng kiểm duyệt về chất lượng cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, chúng luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe người tiêu dùng. Một trong số những mặt hàng nhập lậu được bán tràn lan trong cộng đồng đó là mì chính. Theo kết quả phân tích trước đó của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1 (Quatest1) với một Dù là sản xuất trái vụ, nhưng giá thanh long tại tỉnh Bình Thuận chỉ được thương lái thu mua xô (mua hết vườn, không kể lớn nhỏ) ở mức 2.000 - 3.000 đồng/kg. Nhiều nhà vườn trồng thanh long tại tỉnh Bình Thuận cho biết, hiện giá thanh long trái vụ đang quay đầu giảm mạnh, chỉ bằng 1/10 so với mức giá hơn 20.000 đồng/kg đầu vụ. Theo Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, phần lớn thanh long địa phương xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch. Tuy nhiên, nhiều tháng qua, thị trường này tiêu thụ chậm khiến mặt hàng trái thanh long bị ảnh hưởng. “Bắt đầu từ cuối chính vụ (2 tháng trước), lượng thanh long về các cửa khẩu phía Bắc để xuất qua Trung Quốc đã dồn rất nhiều. Đến vụ chong đèn này, lượng hàng về nhiều, cộng với thị trường Trung Quốc đang tiêu thụ chậm, khiến trái thanh long bị giảm giá. Việc giá lên xuống cũng là vận hành theo thị trường” - ông Huỳnh Cảnh, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận cho hay. BẢO THIÊN Thanh long rớt giá chỉ còn 2.000 đồng/kg THIÊN BẢO Thanh Long Bình Thuận trạng suy gan, suy thận hoặc thậm chí trong nhiều năm có thể tồn tại những chất độc, hóa chất gây hại là những chất sinh ung, làm tăng nguy cơ ung thư”, BS Trần Thị Kim Chi chia sẻ. Cách chọn mì chính thật Mì chính là loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của nhiều gia đình, nó giúp cho món ăn trở nên đậm đà, hấp dẫn hơn. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm. Theo PGS - TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, người tiêu dùng có thể phát hiện mì chính thật - giả nhờ sự quan sát và sử dụng các mẹo đơn giản dưới đây: Dựa vào bao bì: Mì chính thật có biểu tượng của sản phẩm rõ ràng, màu sắc đỏ tươi, không bị nhòe mực in, bao bì dày dặn và không nhăn. Còn mì chính giả có biểu tượng sản phẩm màu vàng sậm, nhòe, không đọc được chữ bên trong, bao bì cứng, dễ nhăn nheo. Quy cách đóng gói: Mì chính thật có đường hàn ở các cạnh túi bằng nhau, không nổi bọt và mặt sau dưới đáy bao có in nổi các dòng chữ ngày tháng sản xuất, rất rõ nét. Mì chính giả thường có các đường hàn ở 4 cạnh không đều nhau; mặt sau dưới đáy bao không in hoặc có ngày tháng sản xuất nhưng không rõ nét, khó đọc. Căn cứ theo cánh mì chính: Mì chính thật có cánh to, không gãy. Trong khi đó, mì chính giả thì cánh không đều, gãy vụn và có nhiều bụi trắng. Dựa vào trọng lượng: Hàng thật có trọng lượng tịnh luôn đúng với trọng lượng ghi trên bao bì. Nếu trọng lượng tịnh ít hơn hoặc gần tương đương với trọng lượng ghi trên bao bì thì chắc chắn đó là mì chính giả. số mẫu mì chính nhập lậu bị thu giữ tại Hà Nội, có xuất xứ từ Trung Quốc cho thấy, hàm lượng glutamate tinh khiết cao nhất chỉ đạt 96,48%, trong khi theo quy định của Bộ Y tế, hàm lượng này phải đạt từ 99%. Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã từng khuyến cáo, hàng hóa hay thực phẩm không rõ nguồn gốc thì không kiểm soát được chất lượng, không xác định được độ tinh khiết của sản phẩm, lượng hóa chất nguy hại bị nhiễm trong đó. Ngay cả quy trình đóng gói, vệ sinh nhà xưởng, con người tham gia việc đóng gói không đạt tiêu chuẩn sẽ khiến cho sản phẩm rất dễ nhiễm các vi sinh gây bệnh đường tiêu hóa. Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Kim Chi, Trưởng khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Nhân dân Gia Định cũng cho hay, tác hại của mì chính nhập lậu có thể khiến cho người tiêu dùng trong một khoảng thời gian ngắn sau khi sử dụng sẽ có những triệu chứng như nhức đầu, choáng váng, thậm chí là buồn nôn tiêu chảy, đau bụng… “Và nguy hại hơn nữa, phần chìm của tảng băng trôi mà chúng ta không biết được đó là ngộ độc mãn tính lâu dài, có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể, đưa đến tình MÌ CHÍNH KHÔNG RÕ NGUỒN GỐC... gây hại sức khoẻ Tang vật mì chính giả các thương hiệu nổi tiếng như Meizan; Ajinomoto bị cơ quan chức năng thu giữ. NGUỒN: QLTT
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==