Khoa học và Đời sống số 47-2024

Số 47 (4361) Thứ Năm (21/11/2024) 10 VUSTA VÀ ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC VUSTA liên tục có những phát triển mới sau mỗi kỳ Đại hội TSKH Phan Xuân Dũng chỉ đạo các đơn vị thuộc VUSTA cần chuẩn bị tốt cho Đại hội Đại biểu toàn quốc VUSTA lần thứ IX. Văn kiện Đại Hội cần đánh giá được thực trạng tổ chức và hoạt động của VUSTA; xác định được những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của VUSTA. Trung ương, là thành tố quan trọng trong hệ thống chính trị của đất nước. Viện trưởng Viện nghiên cứu hợp tác và phát triển giáo dục, PGS.TS. Tô Bá Trượng cho rằng VUSTA và các hội thành viên cần coi trí thức là nguồn lực then chốt, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng đất nước; VUSTA cùng các hội thành viên không chỉ là nơi hội tụ của trí thức, mà còn là lực lượng tiên phong góp phần xây dựng một Việt Nam phát triển, hiện đại và bền vững. Để đạt được những mục tiêu đề ra đến năm 2030 và những năm tiếp theo, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của tổ chức Hội, sự hỗ trợ từ Nhà nước và sự đồng hành của toàn xã hội. Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Giới nhấn mạnh, vấn đề dự báo các xu thế lớn trong nước và quốc tế trong thời gian tới đặt ra yêu cầu khách quan cho sự đổi mới tổ chức và hoạt động của VUSTA nhằm tăng cường công tác đoàn kết rộng rãi đội ngũ trí thức KH&CN, tạo nên một khối thống nhất bền vững, không gì phá vỡ nổi; tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, tự hào và tự tôn dân tộc, đóng góp quan trọng vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Phát biểu tại Hội thảo còn có các chuyên gia, nhà khoa học đại diện Hội KHCN Mỏ Việt Nam, Hội Khoa học tâm lý giáo dục, Hội KHCN Hàng không Việt Nam, Viện Khoa học và phát triển có ý kiến về các báo cáo của VUSTA trình bày tại Hội thảo, về xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển VUSTA thời gian tới. TSKH Phan Xuân Dũng - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch VUSTA, kết luận: Mọi định hướng của VUSTA phải bám sát các chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trên cơ sở làm rõ những kết quả đổi mới đáng ghi nhận trong nhiệm kỳ khóa VIII vừa qua, từ đó xác định mục tiêu phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp có tầm nhìn, gắn với Văn kiện của Đảng. PV Sáng 19/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức Hội thảo “Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên đến năm 2030 và những năm tiếp theo”. Hội thảo nhằm chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu toàn quốc VUSTA lần thứ IX (nhiệm kỳ 2025-2030) và đề xuất giải pháp đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của VUSTA theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới. TSKH Phan Xuân Dũng - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch VUSTA và Tổng Thư ký VUSTA Nguyễn Quyết Chiến đồng chủ trì hội thảo. Cần chuẩn bị t t cho Đại hội Đại biểu toàn qu c VUSTA lần thứ IX Phát biểu chỉ đạo và khai mạc Hội thảo, TSKH Phan Xuân Dũng - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch VUSTA đánh giá: VUSTA liên tục có những bước phát triển mới về tổ chức và hoạt động sau mỗi kỳ Đại hội. Hiện tại, VUSTA đã tập hợp được 156 hội thành viên, trong đó có 93 Hội ngành toàn quốc và 63 Liên hiệp Hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thành lập được gần 600 tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) với khoảng 3,7 triệu hội viên, trong đó có khoảng 2,2 triệu trí thức KH&CN. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ban hành nhiều văn bản quan trọng liên quan đến đội ngũ trí thức, đặc biệt là Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII “về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới”. Thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng, TSKH Phan Xuân Dũng chỉ đạo các đơn vị thuộc VUSTA cần chuẩn bị tốt cho Đại hội Đại biểu toàn quốc VUSTA lần thứ IX. Văn kiện Đại Hội cần đánh giá được thực trạng tổ chức và hoạt động của VUSTA; xác định được những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của VUSTA. Tại Báo cáo đề dẫn Hội thảo, bà Bùi Kim Tuyến, Trưởng ban Tư vấn, phản biện và giám định xã hội cho biết trong nhiệm kỳ VIII, tổ chức bộ máy của VUSTA tương đối ổn định, từng bước tiến đến nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Số hội thành viên, tổ chức Đảng Đoàn, hội viên, trí thức tham gia VUSTA ngày càng tăng, các hoạt động của VUSTA và các hội thành viên, các tổ chức trực thuộc ngày càng đi vào nề nếp và phát huy vai trò tổ chức của trí thức KH&CN. Công tác tập hợp, đoàn kết trí thức của VUSTA luôn được chú trọng, công tác chính trị, tư tưởng đối với đội ngũ trí thức KH&CN được quan tâm hơn, tạo niềm tin để trí thức trong hệ thống tích cực tham gia xây dựng đất nước, tham gia xây dựng Đảng và chính quyền vững mạnh. Nội dung và phương thức hoạt động của VUSTA và các hội thành viên ngày càng đa dạng, phong phú; hoạt động của các Cụm Khối thi đua được lan tỏa và dần trở thành hoạt động thường xuyên của nhiều Cụm thi đua Liên hiệp Hội địa phương. Nhằm đáp ứng yêu cầu của Đảng về đổi mới phương thức hoạt động của VUSTA trong tình hình mới, ông Phạm Hữu Duệ, Trưởng ban Tổ chức và Chính sách Hội VUSTA cho rằng trong thời gian tới, VUSTA cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số văn bản của VUSTA, đặc biệt là Điều lệ của VUSTA để phù hợp với yêu cầu mới và bảo đảm tính đồng bộ trong hệ thống chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Căn cứ Nghị định số 126/2024/ NĐ-CP ngày 04/10/2024 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội, dự kiến các nội dung cần sửa đổi Điều lệ của VUSTA, gồm: Tôn chỉ, mục đích; chức năng, nhiệm vụ; hệ thống tổ chức của VUSTA. Khi Điều lệ mới chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì vẫn thực hiện theo Điều lệ hiện hành. Mọi định hướng của VUSTA phải bám sát các chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Phát biểu tham luận tại hội thảo, TS. Phan Tùng Mậu, Nguyên Phó Chủ tịch VUSTA nêu ý kiến khi xác định quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển VUSTA cần bám sát nội dung của Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 16/04/2010 của Bộ Chính trị và Kết luận số 93-KL/ TW ngày 20/11/2020 của Ban Bí thư, từ đó xác định 03 nhiệm vụ cơ bản trong thời gian tới của VUSTA: (1) Phát huy vai trò, vị trí tổ chức chính trị - xã hội trong việc tập hợp, vận động trí thức và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KH&CN; (2) Tiếp tục củng cố, kiện toàn và phát triển tổ chức; (3) Nâng cao năng lực và đẩy mạnh hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp của các hội thành viên và các tổ chức KH&CN trực thuộc. TS Phạm Văn Tân, Nguyên Phó Chủ tịch VUSTA đánh giá mỗi nhiệm kỳ Đại hội đều đã xác định rõ quan điểm, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để phát triển VUSTA trong nhiệm kỳ. Trong Đại hội tới, trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 06/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X); Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII), Chiến lược phát triển của VUSTA giai đoạn 2010-2020 cũng như các văn kiện các kỳ Đại hội gần đây, VUSTA đặt ra mục tiêu đến năm 2030, VUSTA trở thành tổ chức chính trị - xã hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ thực sự vững mạnh ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc TSKH Phan Xuân Dũng: Quang cảnh hội thảo TSKH Phan Xuân Dũng - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch VUSTA phát biểu chỉ đạo và khai mạc Hội thảo

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==