Số 46 (4360) Thứ Năm (14/11/2024) 3 CHUYỂN ĐỘNG 247 Ngày 13/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Tiểu ban Kinh tế xã hội trình Đại hội XIV của Đảng. Cùng dự có Thủ tướng Phạm Minh Chính, các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Nguyễn Duy Ngọc; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và các thành viên Tiểu ban. Cuộc làm việc nhằm lắng nghe ý kiến, hoàn thiện dự thảo báo cáo kinh tế - xã hội, một trong các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng sẽ được Bộ Chính trị cho ý kiến vào cuối tháng này. Đây là một trong các báo cáo quan trọng cần được hoàn thành để sớm ban hành phục vụ Đại hội Đảng cấp cơ sở tới đây. Phát biểu khai mạc và chỉ đạo tại buổi làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, qua nghiên cứu bước đầu tài liệu cho thấy, sự chuẩn bị rất công phu, dày dặn. Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao Tiểu ban Kinh tế - Xã hội đã tích cực xây dựng báo cáo, hoàn thiện sau 12 lần chỉnh sửa, đến nay đã có nhiều nội dung mới so với ban đầu, cơ bản đủ điều kiện trình Bộ Chính trị cho ý kiến, đồng thời yêu cầu trong báo cáo tiếp tục làm rõ hơn nhận thức sâu sắc về tầm nhìn kỷ nguyên mới từ Đại hội XIV, gắn với thực hiện hai mục tiêu 100 năm của năm 2030 và 2045. Để đạt được cần quyết tâm thực hiện với tốc độ gấp nhiều lần hiện nay, cùng với các giải pháp mang tính đột phá, đi tắt, đón đầu. Tổng Bí thư yêu cầu báo cáo cần thể hiện tinh thần đoàn kết của cả hệ thống chính trị, tất cả vì mục tiêu chung, khơi dậy được khí thế xây dựng đất nước trong cán bộ Đảng viên, Nhân dân. Đánh giá kịch bản tăng trưởng là nội dung được thảo luận tích cực, Tổng Bí thư lưu ý phát triển nhanh nhưng phải bền vững, gắn với phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng an ninh. Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, cần triển khai các nhiệm vụ trên tinh thần đổi mới trong đó có đột phá mạnh mẽ hơn nữa về thể chế, kiên quyết chống tình trạng sợ sai, đùn đẩy, né tránh, phát huy mọi nguồn lực, tận dụng từng cơ hội để phát triển, tăng cường chuyển đổi số. N.M (T/h) TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM: Làm rõ hơn nhận thức sâu sắc về tầm nhìn kỷ nguyên mới Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại cuộc làm việc với Tiểu ban Kinh tế xã hội Đại hội XIV của Đảng ẢNH: BÁO NHÂN DÂN “Yêu cầu trong báo cáo tiếp tục làm rõ hơn nhận thức sâu sắc về tầm nhìn kỷ nguyên mới từ Đại hội XIV, gắn với thực hiện hai mục tiêu 100 năm của năm 2030 và năm 2045. Để đạt được, cần quyết tâm thực hiện với tốc độ gấp nhiều lần hiện nay, cùng với các giải pháp mang tính đột phá, đi tắt, đón đầu”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh. Sở Y tế Quảng Nam cho biết đang chỉ đạo làm rõ việc một người dân bị hỏng mắt phải, nhưng vẫn được Phòng khám đa khoa Thiện Trí trên địa bàn cấp giấy khám sức khỏe kết luận thị lực cả hai mắt không kính là 10/10, đủ sức khỏe lái xe hạng C. Trước đó, Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi có văn bản gửi Sở Y tế Quảng Nam về việc phối hợp kiểm tra xác minh việc cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe. Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi cho biết, ngày 5/11/2024, trong quá trình tiếp nhận hồ sơ thủ tục cấp đổi Giấy phép lái xe cho Trung tâm Phục vụ - Kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh Quảng Ngãi, Sở GTVT có hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ cho công dân Tr.T.S (SN 1982, trú xã Trà Phú, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi). Theo hồ sơ, ông S. đã được Phòng khám đa khoa Thiện Trí tỉnh Quảng Nam cấp Giấy khám sức khỏe người lái xe số 8365/ GKSKLX/49935/24 ngày 2/11/2024, trong đó kết luận thị lực cả hai mắt không kính là 10/10, đủ sức khỏe lái xe hạng C. Tuy nhiên, trong quá trình trao đổi thông tin và chụp ảnh trực tiếp để làm thủ tục thì ông S. có mắt phải bị hỏng, không nhìn thấy được. Theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLTBYT-BGTVT ngày 21/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe thì ông S. không đủ điều kiện để lái xe ô tô hạng C. Hiện nay, việc cấp đổi Giấy phép lái xe có thể thực hiện toàn trình thông qua cổng dịch vụ công quốc gia, công dân thực hiện hoàn tất thủ tục và thanh toán qua môi trường điện tử. Vì vậy, để đảm bảo việc cấp Giấy phép lái xe cho đúng đối tượng, đảm bảo tiêu chuẩn, giảm thiểu nguy cơ tiềm ẩn gây tai nạn giao thông khi người lái xe không đảm bảo điều kiện về sức khỏe, Sở GTVT Quảng Ngãi đề nghị Sở Y tế tỉnh Quảng Nam phối hợp kiểm tra việc cấp Giấy chứng nhận sức khỏe đối với công dân có thông tin nêu trên. Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết đó là sai sót về chuyên môn. Hiện Sở đã chỉ đạo các đơn vị kiểm tra, xử lý vi phạm đối với Phòng khám đa khoa Thiện Trí. HÀN BĂNG Làm rõ vụ khám thị lực người hỏng một mắt vẫn đạt 10/10 Nguy cơ mất rừng từ dự án du lịch vườn Quốc gia Tam Đảo Công ty Cổ phần Nam Tam Đảo đang xin đánh giá tác động môi trường dự án Khu du lịch sinh thái số 2, tại Vườn quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc với quy mô rộng 68ha. Dự án này đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều vì có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường rừng. GS.TSKH. Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho rằng, nếu sử dụng môi trường rừng Tam Đảo vào mục đích kinh doanh du lịch là không hợp lý vì điều này có thể gây ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái đa dạng sinh học kể cả vùng lõi và vùng phục hồi vườn Quốc gia Tam Đảo. “Vườn Quốc gia Tam Đảo là khu rừng có độ cao và rộng giáp ranh 3 tỉnh với hệ thống sinh học đa dạng, thậm chí còn là trung tâm cứu hộ gấu. Nếu có dự án tác động vào môi trường rừng Tam Đảo sẽ làm mất đi vai trò của rừng Tam Đảo. Về mặt tuyên truyền chủ trương, chính sách về việc bảo vệ rừng cũng bị ảnh hưởng, nhất là tuyên truyền ý thức bảo vệ rừng của người dân địa phương”, GS.TSKH. Đặng Huy Huỳnh bày tỏ ý kiến. Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho biết, tại Việt Nam, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2025, quản lý chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên hiện có, hạn chế tối đa chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, từng bước hạn chế tình trạng suy thoái rừng và suy thoái đất. Đặc biệt, đến năm 2030, cơ bản đẩy lùi tình trạng mất rừng, suy thoái tài nguyên rừng, suy thoái đất. “Dự án du lịch có thể mang lại kinh tế nhưng thực sự tác động của nó đối với rừng là không thể tính toán bằng tiền. Nếu làm thì nên nghiên cứu lại và làm chỗ khác, sao cho tránh ảnh hưởng đến rừng”, GS.TSKH. Đặng Huy Huỳnh bày tỏ quan điểm và cho rằng, cần hạn chế xâm phạm rừng và các cơ quan hữu quan, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc cần xem xét và đánh giá kỹ dự án nếu có tác động đến rừng trong vườn Quốc gia Tam Đảo. Theo hồ sơ của Công ty Cổ phần Nam Tam Đảo, dự án có tổng diện tích 68ha, thuộc Tiểu khu 102 và Tiểu khu 105A, thuộc phân khu Du lịch - Hành chính của Vườn quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Diện tích đất thực hiện dự án VQG Tam Đảo và Công ty Cổ phần Nam Tam Đảo đã ký hợp đồng thuê môi trường rừng đặc dụng để kinh doanh dịch vụ và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Thời gian thuê 30 năm kể từ ngày hai bên bàn giao diện tích thuê rừng. Mục tiêu dự án nhằm khai thác các tiềm năng tự nhiên về cảnh quan, môi trường và dự án đa dạng về tài nguyên tự nhiên của hệ sinh thái rừng, văn hóa phát triển du lịch; thu hút nhà đầu tư là tổ chức, các nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch ở trong nước và nước ngoài để phát triển du lịch sinh thái... THIÊN TUẤN Sáng 13/11, với 428/430 đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025. Theo đó, số thu ngân sách nhà nước là 1.966.839 tỷ đồng; tổng số chi ngân sách nhà nước là 2.548.958 tỷ đồng. Dự thảo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 quyết nghị thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2025. Cụ thể số thu ngân sách nhà nước là 1.966.839 tỷ đồng. Trong đó, sử dụng 60.000 tỷ đồng nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và 50.619 tỷ đồng nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương đến hết năm 2024 còn dư chuyển sang bố trí dự toán năm 2025 của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương để thực hiện mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng. Tổng số chi ngân sách nhà nước là 2.548.958 tỷ đồng. Mức bội chi ngân sách nhà nước là 471.500 tỷ đồng, tương đương 3,8% tổng sản phẩm trong nước (GDP). Về điều hành ngân sách nhà nước năm 2024: Bổ sung dự toán thu ngân sách trung ương năm 2024 nguồn vốn viện trợ không hoàn lại là 21.284 triệu đồng và bổ sung tương ứng dự toán chi thường xuyên năm 2024 nguồn vốn viện trợ không hoàn lại là 21.284 triệu đồng cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Về thực hiện chính sách tiền lương, một số chính sách xã hội, Nghị quyết nêu rõ chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025. NGỌC DUY (T/h) Thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==