Khoa học và Đời sống số 46-2024

Số 46 (4360) Thứ Năm (14/11/2024) 16 MAI LOAN CHUYỆN ĐỜI Đại biểu Nàng Xô Vi chia sẻ, cô cảm thấy biết ơn những năm tháng tuổi thơ nhọc nhằn và giai đoạn đi dạy ở những vùng gian khổ như thế, mà cô mới thấu hiểu được nỗi khó khăn, vất vả của thầy và trò nơi đây. Từ đó, làm cháy sáng hơn khát vọng muốn truyền cảm hứng, kiến thức, để các em có khát vọng thay đổi cuộc sống. Cần chính sách đủ mạnh để giữ chân giáo viên vùng cao Là đại biểu Quốc hội, cô giáo Nàng Xô Vi có cơ hội đem những tâm tư, nguyện vọng của các cử tri ngành giáo dục, đặc biệt là của các thầy cô giáo vùng cao đến với nghị trường, đóng góp chính sách. Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, lần đầu tiên Luật Nhà giáo được trình Quốc hội, theo đại biểu Nàng Xô Vi, đây là một điều rất phấn khởi đối với các giáo viên. Một trong những vấn đề mà đại biểu Nàng Xô Vi quan tâm, góp ý vào Dự thảo Luật, là tình trạng thiếu giáo viên ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS). Theo đại biểu, định mức biên chế giáo viên tuy được quan tâm bổ sung nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu so với số học sinh tăng hằng năm. Cũng chưa có chính sách đủ mạnh về tạo nguồn, tuyển dụng, hỗ trợ giáo viên để thu hút các nhà giáo đến công tác lâu dài ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Để từng bước giải quyết các tồn tại trên, đại biểu đề nghị Chính phủ sớm ban hành quy định chi tiết về điều kiện, quy trình, thủ tục, đối tượng ưu tiên, hình thức, nội dung thi tuyển và xét tuyển nhà giáo, tuyển dụng đặc cách nhà giáo và có các chính sách hỗ trợ đủ mạnh để để thu hút các nhà giáo đến công tác lâu dài ở vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Điều 6. “Cần có các chính sách đặc thù hỗ trợ cho Nhà giáo người dân tộc thiểu số tham gia các chương trình, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, như học bổng, chế độ trợ cấp để đảm bảo họ có đủ điều kiện tiếp cận và có cơ hội phát triển chuyên môn”, đại biểu Nàng Xô Vi nhấn mạnh. Bên cạnh đó, theo đại biểu, quy định Luật cũng cần bảo đảm chỗ ở tập thể đủ các điều kiện thiết yếu hoặc được thuê nhà ở công vụ theo quy định của Luật Nhà ở khi đến công tác tại vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. “Nhiều thầy cô giáo đã dành cả tuổi thanh xuân cống hiến cho sự nghiệp cõng con chữ lên non. Cần có những chính sách để hỗ trợ để giư chân nha giao, để họ yên tâm công tac, cống hiến hết mình cho giang day, không phải lo lắng quá nhiều về cuộc sống, trong đó có vấn đề chô ơ cho bản thân va gia đinh”, đại biểu Nàng Xô Vi chia sẻ. “Ngày còn nhỏ, thần tượng của chúng tôi là các thầy cô giáo. Từ miền xuôi về với học trò nghèo vùng cao, các thầy cô đã dành cho chúng tôi một tình yêu thương vô bờ bến. Tôi ước muốn, sau này cũng trở thành một giáo viên, đem tình yêu, con chữ đến cho các em nhỏ người dân tộc ít người. Khi là một cô giáo rồi, nhìn gương mặt hạnh phúc của các em, thấy niềm hy vọng các em gửi gắm nơi tôi, tôi muốn truyền lại cho các em niềm cảm hứng mình đã từng nhận năm xưa từ các thầy cô của mình”, cô giáo Nàng Xô Vi xúc động. Hành trình vượt khó của cô giáo, nữ đại biểu người Brâu Trò chuyện với PV Khoa học & Đời sống/Tri thức và Cuộc sống, đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum, cô giáo Nàng Xô Vi cho biết, cô sinh ra và lớn lên ở thôn Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum), là người dân tộc Brâu. Cuộc sống người dân thôn Đăk Mế lúc đó vô cùng khó khăn, chỉ lo bữa ăn đã chật vật, nói gì tới chuyện cho con cái tới trường. Cả thôn Đăk Mế chỉ có khoảng từ 5-7 người đi học (sau này có 5 người tốt nghiệp THPT, kể cả Nàng Xô Vi). Không đi học sẽ không biết chữ, không biết chữ sẽ không có hiểu biết, không có hiểu biết thì cuộc sống tiếp tục nghèo đói đi cùng với những hủ tục… cái vòng luẩn quẩn ấy cứ lặp đi lặp lại. Những cô gái người Brâu như Nàng Xô Vi, nếu không đi học, lớn lên, ở tuổi thiếu nữ đã đi lấy chồng. Khi Nàng Xô Vi học cấp 2, từ những kiến thức đã biết, trong lòng cô bé Nàng Xô Vi khi ấy đã nhen nhóm lên ngọn lửa, nhất định phải “bước ra cổng làng”, khao khát muốn thay đổi cuộc sống. Nhà nghèo, hành trang suốt thời đi học của Nàng Xô Vi chỉ là chiếc túi nilon đựng sách vở, nhưng khát vọng đối với con chữ đã khiến đôi chân cô học trò vùng cao dường như không biết mỏi, cái bụng quên mất đói. Học xong tiểu học, Nàng Xô Vi phải đối diện với khó khăn đến từ chính cha mẹ mình. Do chưa hiểu được giá trị của con chữ, cha mẹ Nàng Xô Vi không muốn cho con gái tiếp tục học lên. Các bạn cùng trang lứa với Nàng Xô Vi cũng đều nghỉ học, ở nhà, phụ giúp bố mẹ làm kinh tế. May mắn, Nàng Xô Vi đã được người trưởng thôn tuyệt vời - già Thao Lợi - giúp đỡ. Trưởng thôn Thao Lợi đã đến nhà vận động, thuyết phục cha mẹ Nàng Xô Vi cho con gái đi học. Nhưng khi đi nộp hồ sơ, Trường PTDT nội trú tỉnh đã ngừng tuyển sinh. Không bỏ cuộc, Trưởng thôn Thao Lợi lặn lội tới tận Sở GD&ĐT tỉnh Kon Tum để xin học cho Xô Vi. May mắn, đề nghị được chấp nhận, thế là Xô Vi không phải bỏ dở ước mơ của mình. Vượt qua bao khó khăn, vất vả, hè năm 2014, Xô Vi trở thành cô gái người Brâu đầu tiên đậu đại học. Trưởng thôn Nàng Xô Vi vượt khỏi “vùng an toàn”... thành ĐBQH trẻ nhất ngành Giáo dục Thao Lợi lại đứng ra vận động bà con chung tay góp sức để Nàng Xô Vi có thể theo đuổi con đường học vấn. “Đậu đại học, lần đầu tiên bước ra khỏi tỉnh mình, tôi thấy thế giới thật rộng lớn. Tôi tự nhủ sẽ học thật tốt, rồi quay về để không phụ tấm lòng của người dân quê tôi dành cho tôi. Không có sự giúp đỡ của họ, cũng không có tôi ngày hôm nay”, Nàng Xô Vi tâm sự. Năm 2018, tốt nghiệp đại học, Xô Vi làm giáo viên thỉnh giảng ở Trung tâm Giáo dục phổ thông - Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM. Tháng 6/2020, Xô Vi thi đậu viên chức Trường PTDT nội trú tỉnh và được phân về phân hiệu huyện Ia H’Drai (Kon Tum) công tác. Ngày 23/5/2021, tại kỳ bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân và đại biểu Quốc hội khóa XV, cô giáo Nàng Xô Vi được đề cử, để bầu cử thành đại biểu Quốc hội khóa XV. Sau đó, cô giáo sinh năm 1996 đã chính thức trở thành đại biểu Quốc hội trẻ nhất của ngành Giáo dục. Xô Vi cũng là nữ đại biểu duy nhất đại diện cho tiếng nói của hơn 500 đồng bào dân tộc Brâu tại hội trường Diên Hồng, cùng tham gia, quyết định về những quyết sách trọng đại của đất nước. Yêu thương các trò bằng tấm lòng người chị, người mẹ… Trưởng thành từ gian khó, nhận được sự giúp đỡ, yêu thương từ tấm lòng bao người, khi trở thành một giáo viên, trở về quê hương công tác, cô giáo Nàng Xô Vi cũng dành cho các học trò của mình tất cả tình yêu và tâm huyết. “Tôi yêu thương các em bằng tấm lòng người cô, người chị, người mẹ. Tôi luôn nói với các em, tôi chỉ là người hướng dẫn, còn các em mới là chủ thể trong học tập, nghiên cứu. Quan điểm dạy học của tôi, một giáo viên giỏi không phải là dạy học sinh giỏi để giỏi hơn, mà là dạy học sinh yếu trở nên tốt hơn”, đại biểu Nàng Xô Vi chia sẻ. Trao đi yêu thương, yêu thương nhận lại, các học trò cũng đã yêu cô giáo của mình với tất cả sự mộc mạc, hồn nhiên mà chân thành của học trò miền núi. Có những kỷ niệm mà khi nghĩ lại, cô giáo Nàng Xô Vi vẫn thấy rưng rưng. “Giai đoạn tôi công tác ở vùng biên giới đặc biệt khó khăn, những ngày lễ, Tết, hay Ngày Nhà giáo Việt Nam, món quà mà các học sinh mang đến tặng tôi là những trái bầu, quả bí, mớ tôm, mớ tép mà chính các em hay gia đình đi bắt được. Cô giáo cũng chẳng có gì nhiều tiếp đãi các em, chỉ nấu một nồi chè thật to. Thế mà cả cô và trò vui lắm”, đại biểu Nàng Xô Vi xúc động. Từ câu chuyện của chính mình, đại biểu Quốc hội, cô giáo Nàng Xô Vi muốn truyền cảm hứng cho học sinh về khát vọng “bước ra cổng làng”, vượt khỏi “vùng an toàn”, dám bứt phá. “Giống như hoa dại, hãy học cách sinh tồn trong mọi hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, ngay cả khi người đời cho rằng bạn không thể”, cô giáo Nàng Xô Vi chia sẻ. Đại biểu Nàng Xô Vi bên hành lang Quốc hội. ẢNH: MAI LOAN. Chân dung cô giáo Nàng Xô Vi. ẢNH: NVCC Học trò luôn dành cho cô giáo Nàng Xô Vi những tình cảm chân thành, ấm áp. ẢNH: NVCC. KỶ NIỆM 42 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982 - 20/11/2024)

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==