Số 46 (4360) Thứ Năm (14/11/2024) 15 Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về nguồn gốc của chữ viết sớm nhất thế giới chịu ảnh hưởng của các ký hiệu dùng trong thương mại. Những hình khắc này xuất hiện trên các ống trụ dùng để trao đổi nông sản và hàng dệt may. Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Antiquity cho thấy hệ thống chữ viết lâu đời nhất thế giới chịu ảnh hưởng của các ký hiệu dùng trong thương mại. Khám phá này củng cố một quan điểm được đề xuất trong nghiên cứu trước đó: chữ hình nêm được phát triển ở Lưỡng Hà vào khoảng năm 3100 trước Công nguyên và được cho là hệ thống chữ viết sớm nhất - một phần có nguồn gốc từ các phương pháp kế toán để theo dõi quá trình sản xuất, lưu trữ và vận chuyển các mặt hàng tương tự. Theo các nhà nghiên cứu, một số ký hiệu khắc trên "con dấu hình trụ" bằng đá đã được phát triển thành các ký hiệu được sử dụng trong "chữ hình nêm nguyên thủy" - phiên bản đầu tiên của chữ viết hình nêm được sử dụng ở miền nam Lưỡng Hà, nay là miền nam Iraq. Những "con dấu hình trụ" đã được sử dụng trong hàng thiên niên kỷ khắp Lưỡng Hà. Khi đó, chúng được lăn lên trên các tấm đất sét để in họa tiết lên đó - thường để xác định một giao dịch hoặc về sau là một lá thư. Một số "con dấu hình trụ" đã được kiểm tra trong nghiên cứu mới có niên đại vào khoảng năm 4400 trước Công nguyên - tức hơn 1.000 năm trước khi chữ viết xuất hiện. Theo nhóm nghiên cứu, các ký hiệu khắc trên "con dấu hình trụ" liên quan đến việc vận chuyển bình và vải giữa các thành phố ở Lưỡng Hà, có thể liên quan đến các đền thờ. Các chuyên gia tin rằng, những ký hiệu trên đã trở thành các chữ hình nêm nguyên thủy trong những văn bản đầu tiên về thương mại nông sản và hàng dệt may. "Điều này chứng minh rằng, các ký hiệu khắc trên ‘con dấu hình trụ’ có liên quan trực tiếp đến sự phát triển chữ viết ở miền nam Iraq và cho thấy ý nghĩa được chuyển từ các ký hiệu tiền chữ viết sang chữ viết như thế nào", nhóm nghiên cứu cho hay. TÂM ANH (theo Livesciene) TRI THỨC NHÂN LOẠI GIẢI MÃ KHOA HỌC QUỐC LÊ L àng cổ Thiên Xuân ở Quảng Ngãi là một ngôi làng Việt cổ độc đáo với nhiều công trình được ghép bằng đá. Kết quả các cuộc khai quật cho thấy có khả năng làng hình thành từ những cư dân gốc xứ Thanh Nghệ đến đây khẩn hoang vào thế kỷ 15, dưới triều đại Hồ Quý Ly. Tỉnh/ thành phố nào ở Việt Nam có biệt danh là “Miền gái đẹp”? A: Tuyên Quang B: Thái Nguyên C: Cần Thơ Đáp án đúng Quizz test số trước: B: Hạ Long Theo Cổng thông tin điện tử thành phố Hạ Long, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh hiện là thành phố trực thuộc tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước với tổng diện tích đất liền là 1.119,36 km²; tổng diện tích mặt nước: 126,8 km², có bờ biển dài gần 50 km. Là thủ phủ tập trung các cơ quan đầu não của tỉnh Quảng Ninh, Thành phố Hạ Long được xác định là một trong ba đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế vùng đồng bằng Bắc Bộ: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Thành phố Hạ Long có vị trí đặc biệt thuận lợi. Với nội địa, đây là một cửa ngõ quan trọng hướng ra biển của vùng đồng bằng Bắc Bộ và cả vùng trung du và miền núi Đông Bắc - Việt Bắc. Đậm nét làng cổ trăm năm trước Nằm ở chân núi Nứa thuộc địa phận thôn Thiên Xuân (xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi), làng cổ Thiên Xuân là dấu tích một quần thể dân cư cổ mang nhiều nét độc đáo “có một không hai” của người Việt. Theo các nhà nghiên cứu, ngôi làng này từng là nơi sinh sống của hơn 40 hộ dân với đầy đủ các thiết chế của ngôi làng Việt cách nay mấy trăm năm về trước với cổng làng, cây đa, giếng nước, miếu thờ… Chu vi của làng gần 2 cây số vuông, được vây bọc bởi một hệ thống thành bằng đá rất vững chắc, mặt thành rộng 1m, cao 2,5m. Ngày nay nhiều đoạn tường thành trong rừng rậm vẫn còn được bảo tồn khá nguyên vẹn. Tường thành của làng cổ được gắn kết - móc xích giữa các tảng đá với nhau tạo thành một khối vững chắc mà không cần một loại tạp chất nào, cho thấy kỹ thuật xây dựng đáng khâm phục của người xưa. Bên trong lũy thành, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích của các nền nhà, giếng nước, cùng nhiều loại đồ gốm và xương động vật. Các mảnh vườn trong làng được chia thành những ô nhỏ vuông vắn, mỗi ô rộng chừng 300 mét vuông, ngăn cách nhau cũng bằng những dãy tường đá thấp. Nước được dẫn về làng bằng những dòng suối nhỏ, lòng suối đều được xếp bằng đá chồng lên nhau - một điều hiếm thấy ở các làng cổ người Việt. Cách xếp đá này vừa chống xói lở cho bờ suối, vừa tạo thành một hệ thống lọc khiến nước chảy về làng luôn ở trạng thái tinh khiết. Nơi quy tụ bốn dòng họ lớn Kết quả các cuộc khai quật ở làng Thiên Xuân cho thấy có khả năng làng hình thành từ những cư dân gốc xứ Thanh Nghệ đến đây khẩn hoang vào thế kỷ 15, dưới triều đại Hồ Quý Ly. Sau khi Vua Chăm Pa tiến quân chiếm lại Chiêm Động và Cổ Lũy Động nhân lúc nhà Minh xâm chiếm nước Việt, những cư dân bị kẹt lại ở vùng bán sơn địa này đã lập làng, xây thành cố thủ. Theo lời kể được truyền lại ở địa phương, làng Thiên Xuân xưa có bốn dòng họ lớn là Nguyễn, Hồ, Lê, Đoàn, cùng bắt nguồn từ những cộng đồng đến đây khẩn hoang lập làng. Sau năm 1945, vì nhiều lẽ khác nhau, trong đó có một trận dịch bệnh đã làm chết nhiều người, cư dân làng phải chuyển xuống vị trí làng hiện giờ cách đó không xa. Cho đến nay, mặc dù không còn định cư trong ngôi làng cổ nhưng con cháu các tộc họ ở làng Thiên Xuân vẫn canh tác trên đất đai của tổ tiên để lại và giữ tập quán dựng nhà trên nền đá của cha ông. Phát hiện mới về nguồn gốc chữ viết sớm nhất thế giới Một "con dấu hình trụ" (bên trái) và những họa tiết của nó được in lên tấm đất sét (bên phải). ẢNH: FRANCK RAUX © 2001 GRANDPALAISRMN (MUSÉE DU LOUVRE). Ngôi làng cổ bằng đá “độc nhất vô nhị” Việt Nam
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==