Số 45 (4359) Thứ Năm (7/11/2024) 5 SỨC KHỎE MỚI Một số trường hợp, hạ canxi máu mức độ nhẹ thường không có triệu chứng rõ ràng. Nếu không điều trị, tình trạng hạ canxi máu nghiêm trọng có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng như co giật, rối loạn nhịp tim và suy tim sung huyết... QUÉT QRCODE ĐỌC CHI TIẾT THÚY NGA Hầu hết các trường hợp, nồng độ hormone tuyến cận giáp (parathyroid hormone, PTH) và vitamin D liên quan đến nguyên nhân gây hạ canxi máu nên việc cấp cứu điều trị tốt nhất là ở các bệnh viện có chuyên khoa Nội tiết. Trung bình, người bệnh cần 8 – 12 tuần để khắc phục tình trạng hạ canxi máu. Tuy nhiên, thời gian còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ hạ canxi, độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe tổng quát và phương pháp điều trị. Khi người bệnh hạ canxi máu không nghiêm trọng, chỉ cần bổ sung thêm canxi qua chế độ dinh dưỡng. Trường hợp hạ canxi nghiêm trọng, người bệnh được bác sĩ chỉ định để uống thuốc bổ sung canxi, vitamin D, magie, hormone tăng trưởng,… để cải thiện tình trạng bệnh. Lúc này, việc khắc phục tình trạng hạ canxi cần duy trì vài tháng đến vài năm để đạt hiệu quả cao. Bệnh viện Nội tiết Trung ương: Ngõ 215 Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội; Số 80, ngõ 82 Yên Lãng, Đống Đa, Hà Nội. Khoa Nội tiết - Đái tháo đường - Bệnh viện Bạch Mai: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội. Trung tâm Y khoa số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Nhà A5, số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. Khoa Nội tiết – đái tháo đường, Bệnh viện Trung ương quân đội 108: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bệnh viện Y học phóng xạ và ung bướu quân đội: 18 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội.... NHẬT HÀ Bệnh viện cấp cứu và điều trị hạ canxi máu giáp có thể do rối loạn di truyền hoặc đã phẫu thuật tuyến giáp. Thiếu vitamin D: Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, đảm bảo các hoạt động diễn ra bình thường. Khi thiếu vitamin D sẽ gây ra lượng canxi trong máu thấp (hạ canxi máu). Các nguyên nhân thiếu vitamin D như rối loạn di truyền, chế độ dinh dưỡng, không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thường xuyên. Suy thận: Hạ canxi máu trong suy thận mạn tính do nồng độ photpho trong máu tăng lên và thận giảm sản xuất 1,25-dihydroxy vitamin D. Một số loại thuốc: Sử dụng một số thuốc như thuốc ức chế tiêu xương (bisphosphonates, calcitonin, denosumab), corticosteroid, rifampin, calcitonin, chloroquine, cinacalcet, denosumab, foscarnet và plicamycin thời gian dài có thể gây hạ canxi máu. Bệnh giả suy tuyến cận giáp: Đây là rối loạn di truyền khiến cơ thể không đáp ứng đúng mức với lượng bình thường hormone tuyến cận giáp (PTH). Hạ magie máu: Tuyến cận giáp cần magie để sản xuất và giải phóng hormone tuyến cận giáp (PTH). Vì vậy, khi magie trong cơ thể xuống thấp (hạ magie máu), PTH không sản xuất đủ dẫn đến nồng độ canxi trong máu thấp hơn. Viêm tụy: Khoảng 15% – 88% số người viêm tụy cấp sẽ bị hạ canxi máu. Một số rối loạn di truyền hiếm gặp: Đột biến gen, chẳng hạn hội chứng DiGeorge có thể gây hạ canxi máu. Điều trị hạ canxi máu, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ người bệnh nên tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu canxi, magie và vitamin D… như: Sữa và sản phẩm từ sữa: Sữa bò, phô mai, kem, sữa chua, sữa đậu nành,…; Các loại cá béo và hải sản: Cá hồi, cá mòi, tôm, cua,…; Rau xanh: Cải xoăn, cải bó xôi, bắp cải brussels, bông cải xanh, đậu hũ, nước cam ép, bột mì được bổ sung canxi và một số loại nước khoáng có chứa canxi. “Hạ canxi máu là tình trạng nồng độ canxi trong máu dưới giới hạn cho phép, gây ra triệu chứng tê tay chân, chóng mặt, thậm chí co giật… Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt 7% – 49% người sau phẫu thuật tuyến giáp bị mắc. Hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời”, BS.CKI Huỳnh Văn Mười Một, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho biết. Co giật, mất ý thức vì chủ quan Chị N.T.M, 42 tuổi (Hà Nội) biết mình bị thiếu canxi từ lâu, nhưng khi thấy biểu hiện chuột rút, tê bì chân tay, khó thở... vẫn chủ quan không đi viện vì cho rằng, tình trạng hạ canxi huyết lại diễn ra. Đến khi tỉnh lại trong bệnh viện chị mới hay mình bị ngất xỉu do canxi huyết hạ thấp. BS.CKI Huỳnh Văn Mười Một cho biết, hạ canxi máu ngày càng phổ biến. Hạ canxi máu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ mới sinh ra. Nguyên nhân hạ canxi máu ở mỗi độ tuổi là khác nhau. Ví dụ, nếu trẻ sơ sinh hạ canxi máu, nguyên nhân thường do rối loạn di truyền. Ngoài ra, hạ canxi máu cũng thường gặp ở người phẫu thuật tuyến giáp. Bệnh hạ canxi máu (tụt canxi máu) là tình trạng nồng độ canxi máu có giá trị thấp hơn mức bình thường. Người bệnh được chẩn đoán hạ canxi máu khi nồng độ canxi huyết thanh toàn phần nhỏ hơn 8,8 mg/dL trong điều kiện protein huyết tương bình thường hoặc nồng độ ion canxi hóa nhỏ hơn 4,7 mg/ dL. Hạ canxi máu có thể xảy ra tạm thời hoặc mạn tính tùy vào nguyên nhân. BS.CKI Huỳnh Văn Mười Một phân tích, canxi là khoáng chất quan trọng và phổ biến trong cơ thể mỗi người. Hầu hết, canxi được lưu trữ trong xương và một phần trong máu. Canxi trong máu giúp dây thần kinh hoạt động, các cơ co lại để di chuyển, cầm máu và tim hoạt động bình thường. Nồng độ canxi trong máu thấp (hạ canxi máu) sẽ cản trở khả năng thực hiện các chức năng quan trọng của cơ thể. Ngoài ra, canxi rất cần thiết để xương chắc khỏe, dẻo dai. Nếu không cung cấp đủ canxi trong chế độ ăn uống, cơ thể sẽ lấy canxi từ xương để sử dụng trong máu, dẫn đến xương yếu. Hạ canxi máu xảy ra khi lượng canxi trong máu thấp chứ không phải trong xương. PGS.TS Tạ Văn Bình, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương cảnh báo, một số trường hợp, hạ canxi máu mức độ nhẹ thường không có triệu chứng rõ ràng. Các triệu chứng của hạ canxi máu phụ thuộc vào mức độ nhẹ hay nặng. Người bệnh thường có biểu hiện: Cảm giác tê bì ở các đầu ngón tay, môi và lưỡi; Đau các cơ ở chân, tay, bụng và vùng mặt; Yếu cơ: Co rút các cơ, nhất là cơ quanh miệng, cánh tay và bàn tay. Co thắt thanh quản có thể gây khó thở nặng đòi hỏi phải điều trị cấp cứu; Đau bụng dữ dội mỗi khi có kinh nguyệt; Rụng tóc từng mảng và lông mày thưa; Da khô, móng tay bị biến dạng và dễ gãy; Đau đầu, mệt mỏi; Một số bệnh nhân bị trầm cảm hoặc co giật kiểu như động kinh… Hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, ngất.... Bên cạnh đó, hạ canxi máu còn gây ra các triệu chứng ảnh hưởng thần kinh như lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Do đó, nếu nghi ngờ hạ canxi máu, nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị kịp thời tránh nguy hiểm đến tính mạng. Không phải chỉ bệnh tuyến giáp mới gây hạ canxi máu Theo BS.CKI Huỳnh Văn Mười Một, hầu hết các trường hợp, nồng độ hormone tuyến cận giáp (parathyroid hormone, PTH) và vitamin D liên quan đến nguyên nhân gây hạ canxi máu. Do PTH giữ vai trò kiểm soát nồng độ canxi trong máu và vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi. Khoảng 7% – 49% người sau phẫu thuật tuyến giáp sẽ bị hạ canxi máu tạm thời. Tuy nhiên, còn nhiều các nguyên nhân phổ biến khác gây hạ canxi máu bao gồm: Suy tuyến cận giáp: Tuyến cận giáp có 4 tuyến nhỏ kích thước bằng hạt đậu phía sau tuyến giáp cổ. Hạ canxi máu xảy ra khi cơ thể không tạo đủ hormone tuyến cận giáp (PTH). Suy tuyến cận Hạ canxi máu... dễ gây co giật, suy tim Biện pháp tránh bị hạ canxi huyết - Một trong những yếu tố quan trọng nhất dự phòng co giật do thiếu canxi là chế độ dinh dưỡng. Thực hiện chế độ ăn đủ canxi bằng cách ăn nhiều tôm, cua, cá, ốc, vừng, đậu nành, mộc nhĩ, rau ngót và các loại sữa tươi… - Duy trì cân nặng, tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe. - Hạn chế bia rượu, thuốc lá và muối vì những chất này thường kìm hãm khả năng hấp thu canxi. - Phơi nắng vào lúc 7 – 8h sáng từ 10 – 15 phút mỗi ngày để tăng cường hấp thu vitamin D từ ánh nắng mặt trời. -Tuyệt đối không nên nhịn đói để phosphate trong cơ thể không bị giảm, gây hạ canxi. Đối với người có tiền sử hạ canxi huyết cần giữ tinh thần thoải mái, lạc quan tránh bị stress, kích động. Cách sơ cứu khi bị hạ canxi huyết Khi gặp trường hợp bị hạ canxi, phải thật bình tĩnh, đỡ bệnh nhân rồi đưa vào chỗ mát để nghỉ ngơi. Vỗ nhẹ 2 bên má để giữ cho bệnh nhân tỉnh táo. Nếu ngất lâu hãy thử ấn huyệt nhân trung (ở giữa mũi và miệng). Trường hợp nặng nên nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. Ảnh minh họa: Tư vấn cho bệnh nhân hạ canxi máu tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM.
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==