Số 45 (4359) Thứ Năm (7/11/2024) 4 NGHE & NHÌN TRẦN HẢI Những năm gần đây, cứ vào khoảng từ tháng 9 đến hết tháng 11, Hồ Tây thường xuyên xảy ra hiện tượng cá chết với số lượng lớn, bốc mùi khó chịu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nước. Sinh vật ngoại lai là nguyên nhân gây cá chết tại Hồ Tây? Cá rô phi sinh sản nhiều lần trong năm, phát triển rất nhanh dẫn đến mật độ cá trong hồ dày đặc ảnh hưởng đến sự phát triển các loài thủy sản đặc hữu trong hồ như cá mè, trắm đen, cá chép, tôm... Ông Nguyễn Văn Đức, 80 tuổi ở 198B phố Thuỵ Khê cho biết: “Ngày xưa nước Hồ Tây trong lắm, chúng tôi ra bơi lặn nước trong còn nhìn thấy nhau. Hồi đó bèo rất nhiều, có bèo thì nước nó mới trong, không nổi váng như này, nước ô nhiễm cá làm sao sống nổi”. Bà Nguyễn Thị Xuyên, 70 tuổi bức xúc nói: “Nước hồ đặc quánh, lại bao nhiêu là ống xả nước thải. Người dân thì rất lạc hậu, cứ cái gì không sử dụng được đều vứt xuống hồ, kể cả cái bệ xí họ cũng vứt xuống. Mấy ngày hôm nay cá chết nổi trắng, tôi ở Yên Thái, đi thể dục tập từ sớm mà phải đeo khẩu trang vì bốc mùi kinh khủng”. Theo UBND quận Tây Hồ, đây là hồ nước ngọt có diện tích mặt nước lớn, có chức năng điều hòa không khí và được coi là "lá phổi xanh" của Thủ đô. Qua khảo sát sơ bộ, Hồ Tây có mức độ đa dạng sinh học thấp, cơ cấu thành phần các loài xâm hại ngoại lai lớn, đặc biệt lượng cá rô phi chiếm đa số, khoảng trên 80%. Có ý kiến cho rằng, loài cá rô phi gây mất cân bằng sinh thái và tác động xấu đến môi trường nước mỗi khi thời tiết thay đổi. “Tôi ngày nào cũng câu cá ở ngoài này. Cá chết đợt này chủ yếu là cá mè, cá mè ăn nổi, khi nó thở tảo xanh dính vào mang cá. Do đó cứ vào mùa này, khi lắm tảo xanh là cá chết hàng loạt”. Ông Nguyễn Duy Hùng, 71 tuổi, ở phố Quần Ngựa nói. Theo Ban quản lý Hồ Tây, nguyên nhân tình trạng cá chết do thời tiết giao mùa, số lượng cá chết không nhiều, tập trung ở một số khu vực như trục đường Thanh Niên, Nguyễn Đình Thi và Trích Sài.
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==