Số 45 (4359) Thứ Năm (7/11/2024) 19 BẠN ĐỌC Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn từ những nắp cống lồi, lõm trên đường Trên địa bàn TP Hà Nội hiện vẫn tồn tại hàng chục nghìn nắp cống thoát nước, nắp hầm cáp điện, cáp viễn thông... được lắp đặt dưới lòng đường, trong đó nhiều cái qua thời gian cùng sự tác động của sức nặng phương tiện, đã bị hư hỏng, kênh vênh, lồi lõm. Thậm chí, nhiều tuyến đường ở khu trung tâm thành phố cũng xuất hiện nhiều nắp cống hư hỏng, lồi lõm. Việc các nắp cống hư hỏng trên lòng đường không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, mà còn mang tới nguy cơ mất an toàn cho người tham gia giao thông, nhất là xe đạp, xe đạp điện, xe máy… Chỉ cần người đi xe đạp, xe đạp điện, xe máy, nếu không chú ý hay thiếu quan sát, không làm chủ được tốc độ; hoặc do thiếu ánh sáng vào buổi tối, ban đêm và lao trúng sẽ xảy ra lạng tay lái, loạng choạng và tai nạn. Thậm chí còn có thể liên luỵ, ảnh hưởng tới những người khác cùng đang tham gia giao thông trên đường. Từ thực trạng nêu trên, để tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, rất mong các ngành chức năng có liên quan của thành phố cần phải thường xuyên sửa chữa, thay mới những nắp cống khi chúng có dấu hiệu bị hư hỏng, lồi lõm… Lê Thị Kết (Huyện Đông Anh, Hà Nội; Email: ketle***@gmail.com) Từ nhiều năm nay, mặc dù cơ quan chức năng và chính quyền địa bàn vẫn ra quân lập lại trật tự đô thị nhưng vỉa hè đường Hoàng Hoa Thám (quận Tây Hồ và quận Ba Đình, TP Hà Nội) vẫn bị các hộ dân kinh doanh buôn bán hoa, cây cảnh chiếm dụng tràn lan. Không ít đoạn không gian vỉa hè bị các chậu hoa, cây cảnh bày biện kín mít hết, khiến người đi bộ không còn lối mà đi, buộc họ phải bước xuống lòng đường. Thực tế mật độ các phương tiện lưu thông qua lại con đường này luôn rất đông đúc, nhất là vào các khung giờ cao điểm sáng-chiều trong ngày. Chính vì vậy, việc vỉa hè bị chiếm dụng và khách bộ hành phải đi dưới lòng đường không chỉ bất tiện, gây cản trở giao thông mà còn luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Từ thực trạng này, để tạo sự thông thoáng cho người điều khiển phương tiện cũng như sự thuận lợi, an toàn cho người đi bộ, thiết nghĩ cơ quan chức năng của quận và chính quyền địa bàn các phường cần phải quyết liệt hơn nữa trong việc lập lại trật tự đô thị. Ngoài việc làm tốt công tác tuyên truyền để các hộ dân kinh doanh buôn bán hoa, cây cảnh không chiếm dụng vỉa hè, lòng đường; cũng cần phải xử lý nghiêm, phạt nặng các trường hợp cố tình chống đối, tái vi phạm để tạo “sức nặng” mang tính răn đe. Trịnh Viết Hiệp (quận Cầu Giấy, Hà Nội; Email: trinhviet*****@il.com) Năm học mới đã đi qua hơn 2 tháng, nhưng nỗi lo của phụ huynh về vấn đề an toàn giao thông của các em học sinh trên đường đi học vẫn luôn thường trực mỗi ngày. Như chúng ta đều thấy, ngoài một số ít học sinh được cha mẹ, người thân đưa đón hàng ngày, cũng có không ít em phải tự đi học bằng các hình thức như: đi bộ (đối với nhà ở gần trường), đi xe buýt, đi xe đạp, xe đạp điện và thậm chí một số em còn được cha mẹ mua cho cả xe gắn máy để đến trường (chủ yếu là học sinh bậc THPT). Thực tế, nhiều gia đình không có thời gian đưa đón nên để con em mình tự đi học. Đây cũng là một phương cách hay để các em tự chủ động được giờ giấc tới trường, về nhà. Ngoài ra, tự đi học, nhất là đối với các em học sinh đi bằng xe đạp, việc đạp xe mỗi ngày cũng là quá trình rèn luyện thân thể, cũng như làm quen với môi trường giao thông để các em “cứng cáp, vững vàng, kinh nghiệm…” hơn trong quá trình xử lý các tình huống trên đường. Tuy nhiên, đường xá giao thông ở nước ta vốn luôn đông đúc, lộn xộn và nhiều người tham gia giao thông còn thiếu ý thức, tuỳ tiện phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ…, không chịu tuân thủ các quy định của pháp luật. Vì thế các bậc phụ huynh do không thể có thời gian đưa đón con em mình đi học hàng ngày, mà bất đắc dĩ phải để các em tự đi học cũng luôn lo lắng, không hề an tâm một chút nào. Sự lo lắng này là có cơ sở khi hầu như năm nào ở nước ta cũng luôn xảy ra không ít vụ tai nạn giao thông có liên quan tới học sinh, mà một số vụ tai nạn lỗi cũng là chính các em gây ra… Để các em học sinh đi học được an toàn, theo tôi, điều quan trọng nhất là các bậc phụ huynh, người thân phải căn dặn nhắc nhở con em mình mỗi hàng ngày trong việc tuân thủ chấp hành luật lệ giao thông. Với các em tới trường bằng hình thức bộ, đi xe buýt thì cha mẹ phải dặn con luôn đi trên vỉa hè, nếu đường không có vỉa hè thì phải đi sát lề đường. Đối với các em đi học bằng xe đạp, xe đạp điện, xe gắn máy; ngoài trang bị thực hành bằng việc dạy con chạy xe thông thạo, vững vàng thì việc nhắc nhở, quán triệt con không được phóng nhanh vượt ẩu, không được chạy xe hàng 2 hàng 3 trên đường… là rất cần thiết. Nên dặn con chạy xe hàng 1, phải đi sát vào lề đường bên tay phải của mình. Đặc biệt là khi nhìn thấy các xe ô tô lớn, nhất là các xe tải, xe container thì phải chủ động tránh xa. Nhắc con trong lúc chạy xe không được đùa nghịch, không được “kẹp 2”, “kẹp 3”, không được phóng nhanh vượt ẩu, tuyệt đối chấp hành đèn tín hiệu giao thông... Nói chung, việc căn dặn, nhắc nhở con đi học sao cho an toàn phải diễn ra hàng ngày chứ đừng lơ là, bởi chỉ cần đi ẩu là hiểm hoạ tai nạn có thể ập tới bất cứ lúc nào. Ngoài việc căn dặn, nhắc nhở của phụ huynh, thiết nghĩ giáo viên tại các trường học cũng cần quán triệt để các em tham gia giao thông được an toàn. Vấn đề này nên được được lồng ghép kèm vào các tiết sinh hoạt lớp, hay buổi chào cờ đầu tuần của trường…, để các em học sinh luôn thấu hiểu, ghi nhớ và luôn “răn” mình phải giữ an toàn nhất có thể khi đi học trên đường. Lê Thị Kết (Huyện Đông Anh, Hà Nội; Email: ketle*****@gmail.com) Vỉa hè đường Hoàng Hoa Thám bị chiếm dụng tràn lan Đường Phạm Tu (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cũng là một trong rất nhiều các tuyến giao thông ở thủ đô có nhiều những nắp cống hư hỏng, lồi lõm… Phố Thị Cấm (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), với khá nhiều những nắp cống dưới lòng đường hư hỏng, lồi lõm… Con trẻ đi học trên đường làm sao để an toàn?
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==