Khoa học và Đời sống số 45-2024

Số 45 (4359) Thứ Năm (7/11/2024) 15 Kính viễn vọng Euclid đã tiết lộ những hình ảnh đầu tiên về một phần nhỏ của bản đồ vũ trụ khổng lồ mà công cụ này đang xây dựng. Những hình ảnh này cung cấp cái nhìn chi tiết chưa từng có về hàng triệu ngôi sao và thiên hà. Được phóng lên vũ trụ vào tháng 7/2023, kính viễn vọng Euclid của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) chính thức bắt đầu quan sát khoa học vào tháng 2/2024. Tính đến nay, sứ mệnh đã hoàn thành 12% kế hoạch khảo sát vũ trụ. Mới đây, Euclid tiết lộ những hình ảnh đầu tiên về một phần nhỏ của bản đồ vũ trụ khổng lồ mà công cụ này đang xây dựng. Những hình ảnh do kính viễn vọng Euclid cung cấp có độ phân giải cực kỳ cao. Chúng cung cấp cái nhìn chi tiết chưa từng có về hàng triệu ngôi sao và thiên hà. Được thực hiện qua 260 lần quan sát từ ngày 25/3 - 8/4, phần bản đồ mới công bố chiếm 1% trong kế hoạch lập bản đồ vũ trụ từ kính Euclid. Trong quá trình này, kính Euclid sẽ ghi lại hình dạng, khoảng cách và chuyển động của hàng tỉ thiên hà trong phạm vi 10 tỉ năm ánh sáng. Theo ESA, khi dự án này hoàn thành, đây sẽ là bản đồ 3D về vũ trụ lớn nhất từng được tạo ra. ESA thông tin trên website rằng, phần đầu tiên của bản đồ ghi lại những ngôi sao trong Dải Ngân Hà (hay còn gọi Milky Way) và các thiên hà xa hơn. Hình ảnh của khoảng 14 triệu thiên hà có thể được dùng làm cơ sở nghiên cứu về ảnh hưởng của năng lượng tối và vật chất tối, chiếm 95% khối lượng - năng lượng của vũ trụ. Dữ liệu từ Euclid không chỉ giúp nghiên cứu cấu trúc vũ trụ mà còn hỗ trợ các nhà khoa học hiểu rõ hơn về tác động của vật chất tối và năng lượng tối - hai thành phần chiếm tới 95% vũ trụ nhưng vẫn chưa được giải thích đầy đủ. “Bức ảnh tuyệt đẹp này là phần đầu tiên của một bản đồ mà trong 6 năm nữa sẽ tiết lộ hơn 1/3 bầu trời bán cầu nam. Đây chỉ là 1% của bản đồ, nhưng nó chứa đầy đủ các nguồn thông tin khác nhau sẽ giúp giới chuyên gia khám phá ra những cách mới để mô tả vũ trụ", nhà khoa học Valeria Pettorino, thuộc dự án Euclid tại ESA, chia sẻ. Theo ESA, những hình ảnh được chụp từ kính Euclid còn cung cấp cái nhìn chi tiết về cụm thiên hà Abell 3381, nằm ở bên phải của bức tranh khảm, cùng những ngôi sao trong Dải Ngân hà. TÂM ANH (theo Newscientist) TRI THỨC NHÂN LOẠI GIẢI MÃ KHOA HỌC QUỐC LÊHình tượng Si Vẫn xuất hiện ở nước ta cùng với sự du nhập của văn hóa Trung Quốc. Do sự biến thiên của lịch sử, diện mạo của Si Vẫn thay đổi theo từng thời kỳ, khác rất nhiều so với hình tượng đầu tiên của nó. Thành phố trực thuộc tỉnh nào rộng nhất Việt Nam? A: Thái Nguyên B: Hạ Long C: Vinh Đáp án đúng Quizz test số trước: B: TP Hồ Chí Minh Ít ai biết rằng, ở TP.HCM còn có một ngọn núi. Đây là ngọn núi duy nhất thuộc địa bàn thành phố, còn được xem là ngọn núi tự nhiên thấp nhất Việt Nam, với chiều cao khiêm tốn chỉ vỏn vẹn... hơn 10m. Đó là núi Chùa, hay còn được gọi là núi Giồng Chùa, nằm tại ấp Thiềng Liềng, xã Thạch An, huyện Cần Giờ. Đây vốn là một khối đá andezit hình thành trong tự nhiên, có nguồn gốc từ núi lửa. Diện tích toàn bộ của núi Chùa khoảng 3ha. Do khối đá tự nhiên nằm nhô lên, cao hơn hẳn so với mặt đất khu vực lân cận, từ đó núi Chùa được công nhận là một ngọn núi - một ngọn núi đá tự nhiên. Để tới được đây, nếu du khách xuất phát từ trung tâm thành phố thì sẽ phải đi quãng đường khoảng 70km, theo hướng Đông Nam. Ngày nay, có thể bắt gặp hình ảnh Si Vẫn trên bộ mái của nhiều công trình kiến trúc cổ nổi tiếng ở Việt Nam. Linh vật này mang ý nghĩa gì? Linh vật trấn hỏa, cầu an Si Vẫn còn được gọi là con Kìm hay Li Vẫn, từng là linh vật quen thuộc trong đời sống của người Việt xưa. Theo huyền thoại phương Đông, Si Vẫn là con thứ hai trong 9 đứa con của Rồng, sống ở biển. Đây là một linh vật có đầu giống hoặc gần như đầu rồng, đuôi, vây và miệng rất to. Mỗi khi nó đập đuôi xuống nước thì nước bắn lên tận trời, gây mưa làm mù mịt cả trời đất. Tương truyền, Si Vẫn thích ngao du bốn phương để ngoạn cảnh và thường giúp dân dập các vụ hỏa hoạn, nên được tạc hình làm vật trang trí trên nóc các cung điện cổ, chùa chiền, đền đài... ngụ ý cầu trấn hỏa, bảo vệ bình yên cho công trình. Ở Việt Nam, diện mạo của Si Vẫn thay đổi theo từng thời kỳ do những biến thiên của lịch sử. Trong đó, tượng Si Vẫn bằng đất nung thời Lê, thế kỷ 15, vật trang trí kiến trúc ở Cố đô Lam Kinh, Thanh Hóa, hiện được trưng bày tại BT Lịch sử quốc gia Việt Nam là cổ vật có giá trị khảo cổ quan trọng. Tạo hình phong phú, độc đáo Thời Lý - Trần, Si Vẫn có râu, bờm, lưỡi được tạo hình chi tiết và không có thân hay đuôi, miệng không há to dữ dằn như ở Trung Quốc mà luôn ngậm một viên hỏa châu, thể hiện một phong cách mỹ thuật duyên dáng, tinh tế. Các giai đoạn sau đó, Si Vẫn được “long hóa” hoặc “thú hóa” để trở thành hình tượng con vật gần với rồng hơn. Không chỉ thể hiện riêng phần đầu, Si Vẫn còn được tạo hình toàn thân với bốn chân có vuốt sắc nhọn, đuôi cong, đôi khi có những vầng mây tỏa ra. Tùy theo từng công trình, Si Vẫn lại được thể hiện dưới các hình thức khác nhau như đầu rồng đuôi cá, đầu rồng đuôi si… Dù là phiên bản nào, Si Vẫn đều mang ý nghĩa của một linh vật chống cháy nổ. Ngày nay, có thể bắt gặp hình ảnh Si Vẫn trên bộ mái của nhiều công trình kiến trúc cổ nổi tiếng như chùa Một Cột, nhà Bát Giác ở chùa Láng, đình làng Mông Phụ… Đáng tiếc rằng hình tượng Si Vẫn thường bị nhầm lẫn với Rồng, và ý nghĩa sâu xa của linh vật độc đáo này không còn được nhiều người nhớ đến. Công bố hình ảnh đầu tiên bản đồ vũ trụ mới Linh vật huyền bí người Việt xưa tôn thờ Kính viễn vọng tiết lộ hình ảnh đầu tiên bản đồ vũ trụ mới. ẢNH: ESA Tượng Si Vẫn bằng đất nung thời Lê, thế kỷ 15.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==