Khoa học và Đời sống số 44-2024

Số 44 (4358) Thứ Năm (31/10/2024) 4 NGHE & NHÌN TRẦN HẢI Sau khi UBND quận Ba Đình tiến hành nâng cấp Hồ Trúc Bạch với nhiều hạng mục, nơi đây như được hồi sinh, thu hút đông đảo người dân mọi lứa tuổi đến thư giãn, nghỉ ngơi. Tuy nhiên, chỉ được một thời gian ngắn cụm công trình này đã bị một số người dân ý thức kém lấn chiếm để kinh doanh, xả rác thải. “Không gian xanh” hồ Trúc Bạch bị xâm hại vì ý thức kém của người dân? Đáng chú ý, khoảng 7.500 cây trúc sào được trồng trên diện tích 1.000 m2 bên hồ Trúc Bạch, tại điểm giao cắt đường Thanh Niên và phố Trấn Vũ, quận Ba Đình. Hệ thống vườn hoa và 1,8km đường dạo ven hồ đã được lát đá, bổ sung cây xanh, hệ thống chiếu sáng và máy tập thể dục phục vụ người dân và du khách. Thời gian qua, quận Ba Đình đã xây dựng, cải tạo nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật, trong đó có khu vực xung quanh hồ Trúc Bạch. Cụm công trình có tổng mức đầu tư hơn 40 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận và UBND phường Trúc Bạch làm chủ đầu tư. Cum công trinh gôm 6 công trinh: Xây dựng tuyến đường nối phố Trúc Bạch với phố Trấn Vũ; cải tạo, nâng cấp vườn hồ Trúc Bạch; cải tạo, nâng cấp vườn tiểu cảnh Bãi Nhãn; cải tạo, nâng cấp vườn hoa hồ Trúc Bạch; cải tạo, nâng cấp vườn hồ Trúc Bạch; cải tạo, nâng cấp vườn hoa phường Trúc Bạch. Những chiếc ô tô trùm bạt ngày đêm để trên vỉa hè vừa mới được lát xong. Vẫn còn chiếc ghế đá bị vỡ hỏng tồn tại. Những luống rau xanh được tận dụng trồng tại bờ kè hồ Trúc Bạch. “Tôi sống ở phố An Dương, nhưng hàng ngày vẫn đến đây tập thể dục. Sau khi chỉnh trang lại thì hồ Trúc Bạch đẹp lên rất nhiều. Tuy nhiên, hàng quán của các hộ kinh doanh lấn hết trên vỉa hè làm chúng tôi đi tập phải đi dưới lòng đường, rất nguy hiểm”. Ông Trương Khắc Trung cho biết. Tiểu cảnh tại ngã 3 phố Trấn Vũ – đường Thanh Niên nước rêu xanh, ngập rác và túi nilon.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==