Số 44 (4358) Thứ Năm (31/10/2024) 2 CHUYỂN ĐỘNG 247 UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến dự thảo khung giá cho thuê nhà ở xã hội, thấp nhất 48.000 đồng/m2/ tháng và cao nhất 198.000 đồng/m2/tháng. Mức giá này được cho là quá cao, phi thực tế khi so sánh với mức lương cơ bản của Nhà nước quy định, vượt khả năng chi trả của nhiều người thu nhập thấp. Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Law Firm khi trao đổi với PV Khoa học và Đời sống/Báo Tri thức và Cuộc sống đã chia sẻ quan điểm về vấn đề này và đưa ra những đề xuất nhằm đảm bảo công bằng, hiệu quả của chính sách nhà ở xã hội. Mức giá đề xuất quá xa “tầm với” người thu nhập thấp lNghị định 100 quy định tiêu chuẩn diện tích sàn sử dụng mỗi căn nhà xã hội tối đa 70 m2, tối thiểu 25 m2. Làm phép tính nhanh đối với toà nhà cao từ 31 tầng trở lên, giá thuê tới 14 triệu/tháng, người thu nhập thấp có đủ năng lực tài chính để sống ở đây? - Luật sư Trương Anh Tú: Khung giá thuê dự kiến từ 48.000 đồng đến 198.000 đồng/m²/tháng, có thể khiến chi phí thuê căn hộ 70m² lên hơn 10 triệu đồng mỗi tháng. Với mức giá này, nhiều người lao động thu nhập thấp sẽ khó có khả năng chi trả. Nhà ở xã hội vốn là để hỗ trợ những người lao động, gia đình thu nhập thấp có chỗ ở ổn định nhưng với mức giá như hiện tại, không ít người lao động sẽ phải đối mặt với gánh nặng tài chính lớn. Trong bối cảnh chi phí sinh hoạt tại Hà Nội đang tăng cao, mức giá này có thể khiến nhà ở xã hội trở thành “quá xa tầm với” với những người thực sự cần nó. Nếu chính sách không điều chỉnh để phù hợp với thực tế, mục tiêu ban đầu của nhà ở xã hội sẽ khó mà đạt được. Chúng ta có nguy cơ biến nhà ở xã hội thành một sản phẩm không phục vụ đúng đối tượng. Do đó, việc điều chỉnh để khung giá này khả thi hơn với khả năng chi trả của người lao động là rất quan trọng. lĐiều kiện mua, thuê nhà ở xã hội là người lao động có mức lương thấp hơn 15 triệu đồng/tháng. Điều này cho thấy, người thu nhập thấp không có “cửa”, chỉ người có tiền mới thuê được nhà ở xã hội “xịn, mịn”, chuyên gia ý kiến thế nào về vấn đề này? - Luật sư Trương Anh Tú: Theo quy định hiện hành, người lao động có mức lương dưới 15 triệu đồng mới đủ điều kiện thuê nhà ở xã hội. Tuy nhiên, với mức giá thuê lên đến hơn 10 triệu đồng/tháng cho một căn hộ 70m², số tiền còn lại để sinh hoạt sẽ rất ít ỏi. Với những gia đình có con nhỏ hoặc người phụ thuộc, gánh nặng tài chính sẽ càng cao hơn. Vấn đề quan trọng ở đây là làm sao để giá thuê có thể tiếp cận được đúng đối tượng: người lao động thu nhập thấp. Nhà ở xã hội là một chính sách nhân văn, với mục đích hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn nên chính sách giá thuê phải thực sự phù hợp với khả năng chi trả. Nếu không, chúng ta sẽ tạo ra một bất cập lớn, chỉ những người có thu nhập khá hoặc cao hơn mới có thể thuê nổi, như vậy là sai mục tiêu hỗ trợ ban đầu. lCó ý kiến cho rằng khung giá này phản ánh chi phí cao từ khâu đầu tư, xây dựng đến vận hành. Ông có nhận xét gì về vấn đề này? - Luật sư Trương Anh Tú: Tôi đồng ý rằng chi phí bù đắp là một yếu tố không nhỏ. Để xây dựng nhà ở xã hội, thành phố phải chi nhiều khoản từ đền bù đất đai, xây dựng đến bảo trì cơ sở hạ tầng. Đặc biệt ở khu vực nội thành, chi phí đất đai và xây dựng rất lớn. Điều này dẫn đến tình trạng nếu giá thuê quá thấp, thành phố sẽ khó đảm bảo đủ nguồn kinh phí bù đắp cho các khoản chi phí vận hành, bảo trì và duy trì hệ thống nhà ở xã hội. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không có giải pháp. Thành phố có thể xem xét các phương án hỗ trợ từ quỹ tài chính hoặc ngân sách để bù đắp một phần chi phí xây dựng, từ đó giúp giảm bớt gánh nặng chi trả cho người dân. Quan trọng là cần có cách tiếp cận hợp lý để khung giá thuê vừa đảm bảo khả năng duy trì dịch vụ, vừa hỗ trợ hiệu quả cho người thu nhập thấp. Chính sách chỉ thực sự thành công khi được lòng dân lChính sách phải được xây dựng căn cứ vào thực tế tình hình, thực trạng dân sinh. Trước phản ứng của dư luận về khung giá thuê nhà ở xã hội, UBND Hà Nội nên có động thái như nào? - Luật sư Trương Anh Tú: Theo suy nghĩ của cá nhân tôi, trước phản ứng từ dư luận, UBND Hà Nội nên có thêm những cuộc khảo sát, tham vấn rộng rãi để nắm bắt rõ nhu cầu và khả năng chi trả của người lao động thu nhập thấp. Các chính sách công cần lắng tạo ra một môi trường thông tin minh bạch, lắng nghe ý kiến của người dân là bước quan trọng để đảm bảo chính sách nhà ở xã hội có thể đi vào cuộc sống một cách hiệu quả. l“Được lòng dân, thì việc gì cũng làm được, trái ý dân, thì chạy ngược chạy xuôi” - Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại?, theo chuyên gia, Hà Nội có cần thay đổi mức giá để không bỏ ai ở lại phía sau? - Luật sư Trương Anh Tú: Nhà ở xã hội là một chính sách rất nhân văn, được thiết kế để hỗ trợ những người lao động, gia đình có hoàn cảnh khó khăn có thể an cư lạc nghiệp. Tuy nhiên, như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Được lòng dân, thì việc gì cũng làm được.” Chính sách chỉ thực sự thành công khi được lòng dân, phù hợp với nguyện vọng và nhu cầu của người dân. Nếu mức giá thuê không phù hợp, sẽ rất khó để người thu nhập thấp có thể tiếp cận được nhà ở xã hội. UBND Hà Nội nên đặt mục tiêu làm sao để không ai bị “bỏ lại phía sau”. Điều này đồng nghĩa với việc phải cân nhắc kỹ giữa việc thu hồi vốn đầu tư và khả năng chi trả của người dân. Có thể sẽ cần tới các giải pháp hỗ trợ tài chính từ các nguồn ngân sách khác để đảm bảo giá thuê hợp lý. Chỉ khi người dân thấy rằng nhà ở xã hội thực sự là dành cho mình, chính sách mới có thể phát huy tác dụng đúng với ý nghĩa ban đầu. Do đó, điều chỉnh khung giá cho thuê nhà ở xã hội phải đảm bảo phù hợp với khả năng chi trả của người lao động, duy trì sự minh bạch trong xác định giá và không bỏ ai lại phía sau. Bằng cách lắng nghe ý kiến người dân và cân nhắc kỹ lưỡng, UBND Hà Nội có thể xây dựng một chính sách nhà ở xã hội mang tính nhân văn và bền vững, đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng và thúc đẩy sự phát triển xã hội. lXin cảm ơn ông về cuộc trao đổi trên! HẢI NINH thực hiện nghe ý kiến của người dân, đặc biệt là đối tượng trực tiếp thụ hưởng. UBND có thể tổ chức các buổi hội thảo cộng đồng hoặc phát phiếu khảo sát về mức giá hợp lý để điều chỉnh chính sách cho sát với thực tế. Quan trọng nhất là đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng trong việc xác định khung giá thuê. Nếu người dân thấy được sự công khai và hợp lý của chính sách, họ sẽ sẵn sàng ủng hộ. Việc Giàu mới “mướn”… Nghèo không có “cửa” ẢNH MINH HỌA HÀ NỘI DỰ KIẾN GIÁ CAO NHẤT CHO THUÊ NHÀ Ở XÃ HỘI 198.000 ĐỒNG/M² Theo Dự thảo Quyết định của UBND TP Hà Nội về việc ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố, khung giá tính theo m² sàn sử dụng và thay đổi theo số tầng. Cụ thể, về nhà ở xã hội, mức cao nhất áp dụng cho tòa nhà cao trên 30 tầng với giá thuê 198.000 đồng/m² sàn/tháng. Theo quy chuẩn hiện hành, diện tích nhà ở xã hội trong dự án tối đa 70m², tối thiểu 25m². Với mức giá này, nếu thuê một căn nhà ở xã hội có diện tích 70m² trong tòa nhà hơn 30 tầng, người thuê có thể phải bỏ ra số tiền gần 14 triệu đồng/tháng. Với nhà ở xã hội dưới 10 tầng, giá cho thuê tối thiểu được quy định là 48.000 đồng/m²/tháng. Mức giá trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng; chi phí bảo trì công trình; giá dịch vụ quản lý vận hành; chi phí mua sắm trang thiết bị nội thất; bảo hiểm cháy nổ; phí trông giữ xe; dịch vụ điện nước, truyền hình... Theo UBND TP Hà Nội, khung giá trên là cơ sở để chủ đầu tư và người thuê tham khảo, thỏa thuận giá thuê, không áp dụng với nhà xã hội cho công nhân trong khu công nghiệp và nhà xã hội được đầu tư bằng vốn ngân sách cho lực lượng vũ trang và dự án đã được bên cho thuê và người thuê thống nhất về giá thuê. Luật sư Trương Anh Tú
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==