Số 44 (4358) Thứ Năm (31/10/2024) 19 BẠN ĐỌC Hà Nội: Chính thức tăng giá vé xe buýt từ 01/11 Các giàn phơi khô san sát nhau tại làng nghề. Trong số nhiều sản phẩm khô thì khô cá lóc của làng nghề Phú Thọ là nổi tiếng hơn cả bởi chất lượng tuyệt hảo... Khi kể tên các làng khô cá truyền thống tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, nếu quên địa danh xã Phú Thọ (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) thì sẽ là một khiếm khuyết, bởi nơi đây từ mấy chục năm nay đã rất nổi tiếng với nghề làm khô, trong đó sản phẩm khô cá lóc với chất lượng tuyệt hảo luôn được khách hàng ưa chuộng và tin dùng. Nếu ai từng có dịp đi dọc theo tuyến tỉnh lộ ĐT 844, đoạn qua địa phận xã Phú Thọ, hẳn sẽ không lạ lẫm gì với hình ảnh của rất nhiều các giàn phơi khô cá san sát, nối đuôi nhau ở hai bên lề, của bà con nơi đây. Các cơ sở chế biến, những gia đình có nghề làm khô cá đều tận dụng hết các khoảng trống trong khuôn viên gia đình mình để bắc giàn phơi khô cá. Không ít người miền Tây còn gọi đùa con đường ĐT844 là “đường khô cá” độc đáo. Theo như lời kể của bà con nơi đây, vùng đất Nam Bộ được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu ôn hòa quanh năm cùng với mật độ sông, kênh rạch dày đặc là điều kiện tốt để các loài thủy sản sinh sôi và phát triển, nhất là mấy tháng mùa nước nổi. Khi tôm cá nhiều quá “ăn không hết”, người dân tính đến làm khô tích trữ để ăn dần quanh năm. Ban đầu chỉ từ vài hộ làm, dần dà nhiều người cùng làm. Cho tới nay cả làng, cả xã cùng làm khô và làng nghề cá khô Phú Thọ theo đó mà hình thành tự nhiên như vậy. Cô Nguyễn Thị Lan, năm nay ngoài 50 tuổi, một người có thâm niên làm khô cá hơn 20 năm cho biết, lúc đầu cô và các gia đình khác ở địa phương làm khô là để ăn dần. Khi những con khô mang biếu người thân, bạn bè ở phương xa ăn thấy ngon và hỏi đặt mua, thế là các gia đình bắt đầu chế biến khô để bán. Thoạt đầu, số lượng khách đặt hàng ít, chỉ mỗi bận dăm mười kg, càng về sau khi khách hàng biết tiếng và “công nhận” chất lượng sản phẩm, thì số lượng hàng đặt mua càng nhiều. Những năm 2010, cả xã mới chỉ có khoảng ngót trăm hộ chế biến khô để bán. Vậy nhưng, từ năm 2015 tới nay, số lượng các hộ gia đình ở xã Phú Thọ chuyên chế biến khô đã lên tới hơn 200 hộ. Mỗi năm cung ứng cho thị trường khoảng từ 700-900 tấn sản phẩm khô cá các loại, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động với mức thu nhập khá, ổn định. Được biết, từ năm 2019 sản phẩm cá khô ở đây được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu chứng nhận “Khô Phú Thọ”. Năm 2020, UBND tỉnh Đồng Tháp công nhận làng nghề khô cá Phú Thọ, từ đó giúp cho đặc sản khô cá lóc, cũng như các loại khô khác ở địa phương ngày càng phát triển và vươn xa. Qua tìm hiểu, những năm trước đây làng nghề truyền thống Phú Thọ chỉ nổi tiếng với sản phẩm khô cá lóc, khi hầu hết người tiêu dùng đều công nhận những con khô cá lóc sản xuất ở đây rất thơm ngon, vị đậm đà vừa ăn. Vậy nhưng, những năm gần đây bà con nông dân làng nghề này còn chế biến đa dạng các loại khô cá khác mà thị trường khô làng khô Phú Thọ tạo được lợi thế cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả. Cá lóc sau khi đánh bắt về được làm sạch, xẻ đôi ở sống lưng, bỏ hết xương rồi cho vào tẩm ướp với muối trắng, mắm thơm, ớt cay, sả đập dập và nghệ để khử bỏ mùi tanh. Do món khô cá ở đây được tẩm ướp gia vị, phơi hoặc sấy rất công phu nên giữ được vị ngọt. Trước kia, công việc chế biến khô cá thường chỉ diễn ra vào mấy tháng mùa khô, tuy nhiên những năm gần đây làng nghề này chế biến gần như quanh năm. Giai đoạn được xem là xôm tụ, nhộn nhịp nhất trong năm là 3 tháng cuối năm, bởi vào dịp Tết Nguyên đán sản phẩm khô cá luôn tiêu thụ rất nhiều. Chị Ly, chủ cơ sở chế biến khô cá Trúc Ly cho biết, bình thường những tháng trong năm cơ sở của chị chỉ làm chừng 300kg cá tươi/ngày, nhưng mấy tháng cuối năm thì số lượng tăng lên 500-800 kg/ ngày. Thậm chí, có nhiều thời điểm nếu có mối đặt hàng số lượng lớn thì cơ sở phải chế biến tới hơn 1 tấn cá/ngày. Tiếp xúc trò chuyện với nhiều bà con ở làng nghề khô cá Phú Thọ, chúng tôi được biết mọi người ở đây đều luôn có tâm nguyện đặt chất lượng sản phẩm, đặc biệt là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm lên hàng đầu. Bởi họ mong muốn sản phẩm khô cá Phú Thọ không chỉ được tiêu thụ trong nước, mà tương lai còn vươn xa ra cả thị trường nước ngoài… Thạch Bích Ngọc (ĐHQG, TP HCM; email: bichngoc***@gmail.com) Sau nhiều năm giữ nguyên giá, UBND Thành phố Hà Nội vừa quyết định tăng giá vé xe buýt có trợ giá trên địa bàn từ ngày 01/11/2024. Với những tuyến có cự ly từ 40km trở lên, giá vé sẽ tăng từ 9.000 đồng lên 20.000 đồng/lượt. Theo đó, giá vé xe buýt Hà Nội cự ly dưới 15km tăng từ 7.000 đồng lên 8.000 đồng/lượt; từ 15km đến dưới 25km tăng từ 7.000 đồng lên 10.000 đồng/lượt. Với những tuyến có cự ly từ 25km đến dưới 30km, giá vé tăng từ 8.000 đồng lên 12.000 đồng/lượt; từ 30km đến dưới 40km tăng từ 9.000 đồng lên 15.000 đồng/lượt và từ 40km trở lên tăng từ 9.000 đồng lên 20.000 đồng/lượt. Với vé tháng, vé tháng bán cho đối tượng ưu tiên bao gồm: Học sinh phổ thông, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề (không kể hệ đào tạo vừa học vừa làm), công nhân khu công nghiệp đi một tuyến là 70.000 đồng (hiện là 55.000 đồng); liên tuyến là 140.000 đồng (hiện là 100.000 đồng). Vé mua theo hình thức tập thể (không ưu tiên) đi một tuyến 100.000 đồng (hiện là 70.000 đồng), liên tuyến 200.000 đồng (hiện là 140.000 đồng). Giá vé tháng bán cho các đối tượng không ưu tiên đi một tuyến là 140.000 đồng (hiện là 100.000 đồng), liên tuyến là 280.000 đồng (hiện là 200.000 đồng). Người có công, người cao tuổi (60 tuổi trở lên), trẻ em dưới 6 tuổi, nhân khẩu thuộc hộ nghèo tiếp tục được miễn tiền vé xe buýt. BÌNH NGUYÊN Đồng Tháp: Sản phẩm làng khô cá Phú Thọ ngày càng được ưa chuộng cần, như: Cá trê, cá trạch, cá sặc, cá chỉ vàng, mực…, tất cả các loại sản phẩm khô này đều rất chất lượng nên được thị trường và người tiêu dùng đón nhận. Nhờ khép kín từ vùng nuôi đến chế biến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên sản phẩm cá
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==