Số 44 (4358) Thứ Năm (31/10/2024) 15 Theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications Earth & Environment, chuyên gia NASA cho hay, các sinh vật bé nhỏ có thể ẩn náu bên dưới lớp băng của hành tinh Đỏ. Mặc dù các chuyên gia chưa phát hiện bằng chứng trực tiếp nào về sự sống trên sao Hỏa nhưng một nghiên cứu mới của NASA cho thấy các sinh vật bé nhỏ có thể ẩn náu bên dưới lớp băng của hành tinh Đỏ. Tác giả chính của nghiên cứu mới công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications Earth & Environment - Aditya Khuller đến từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực (JPL) của NASA cho hay: "Nếu chúng ta đang cố gắng tìm kiếm sự sống ở bất cứ nơi nào trong vũ trụ ngày nay thì các vùng băng trên Sao Hỏa có thể là một trong những nơi dễ tiếp cận nhất mà chúng ta nên tìm kiếm". Sao Hỏa có hai loại băng gồm: nước đóng băng và carbon dioxide đóng băng. Nghiên cứu mới đã tập trung vào loại thứ nhất. Ông Khuller và các đồng nghiệp đã xem xét nước đóng băng - một lượng lớn băng nước hình thành từ tuyết trộn với bụi rơi trên bề mặt trong một loạt các kỷ băng hà của Sao Hỏa trong hàng triệu năm qua. Quá trình này tạo thành băng và rải rác những hạt bụi. Mặc dù các hạt bụi có thể che khuất ánh sáng ở các lớp băng sâu hơn nhưng chúng đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích cách các vũng nước ngầm có thể hình thành trong băng khi tiếp xúc với Mặt Trời. Bụi đen hấp thụ nhiều ánh sáng Mặt Trời hơn lớp băng xung quanh, có khả năng khiến băng ấm lên và tan chảy ở độ sâu vài chục cm dưới bề mặt. Ở hành tinh Đỏ, các hiệu ứng khí quyển khiến việc tan chảy trở nên khó khăn trên bề mặt, nhưng những trở ngại này sẽ không tồn tại bên dưới bề mặt của một lớp tuyết bụi hoặc sông băng. Trên Trái Đất, bụi trong băng có thể tạo ra các lỗ cryoconite. Đây là các khoang nhỏ hình thành trong băng khi các hạt bụi do gió thổi rơi xuống đó, hấp thụ ánh nắng và tan chảy sâu hơn vào băng trong mỗi mùa Hè. Cuối cùng, khi các hạt bụi này di chuyển xa hơn khỏi tia nắng Mặt Trời, chúng ngừng chìm nhưng vẫn tạo ra đủ nhiệt để tạo ra một túi nước tan chảy xung quanh chúng. Đồng tác giả Phil Christensen từ Đại học bang Arizona ở Tempe (Mỹ) cho biết đây là hiện tượng phổ biến trên Trái đất. Tuyết và băng dày đặc có thể tan chảy từ bên trong ra ngoài, để ánh sáng Mặt Trời chiếu vào làm ấm như nhà kính, thay vì tan chảy từ trên xuống dưới. Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học phát hiện băng bụi trên Sao Hỏa cho phép đủ ánh sáng để quang hợp ở độ sâu khoảng 3m bên dưới bề mặt. Trong trường hợp này, các lớp băng phía trên ngăn không cho các vũng nước nông dưới bề mặt bốc hơi đồng thời bảo vệ khỏi bức xạ có hại. Các chuyên gia cho hay nước đóng băng có khả năng hình thành các vũng nước ngầm cao nhất sẽ tồn tại ở vùng giữa vĩ độ 30 và 40 của sao Hỏa, ở cả bán cầu Bắc và Nam. TÂM ANH (theo Scitechdaily) LINH VẬT VIỆT NAM TRI THỨC NHÂN LOẠI GIẢI MÃ KHOA HỌC QUÂN LÊ Sư tử là linh vật xuất hiện rất phổ biến tại đền, chùa và nhiều loại hình công trình thờ tự khác ở Việt Nam, nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc xuất xứ, đặc điểm và ý nghĩa của linh vật này. Ngọn núi tự nhiên thấp nhất Việt Nam nằm ở đâu? A: Hà Nội B: TP Hồ Chí Minh C: Hà Nam Đáp án đúng Quizz test số trước: C: Kon Tum Ngã ba Đông Dương nằm tại địa phận của xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Sở dĩ được gọi là ngã ba Đông Dương bởi nơi đây là vị trí tiếp giáp của ba nước Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Campuchia. Tại đây đã xây dựng một cột mốc chung giữa ba nước nằm trên ngọn đồi cao 1.086m so với mực nước biển. Vị trí cột mốc là điểm tiếp giáp thuộc 3 tỉnh: Kon Tum (Việt Nam), Ratanakiri (Campuchia) và Attapư (Lào). Cột mốc ngã 3 Đông dương cách xã Bờ Y khoảng 3Km, cách thị xã Plei Kần huyện Ngọc Hồi khoảng 14km, cách TP Kon Tum 74Km. Đây là điểm thu hút khách du lịch tại Kon Tum, được gọi là nơi “một con gà gáy cả ba nước cùng nghe”. Ngoài ngã 3 Đông Dương, Việt Nam còn một cột mốc khác nằm ở ngã ba biên giới là Cột mốc 0 - A Pa Chải, thuộc địa phận xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, cách thành phố Điện Biên Phủ 250km, là điểm cực Tây của Tổ quốc. Nơi đây cũng được gọi là ngã ba biên giới vì là cửa ngõ của 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Lào. Cột mốc ngã ba biên giới này nằm trên đỉnh núi Khoang La San, có độ cao 1.864m so với mực nước biển. Mỗi mặt của cột mốc có khắc tên nước bằng quốc ngữ riêng và quốc huy ba quốc gia Việt Nam, Lào và Trung Quốc. Biểu tượng sức mạnh vương quyền Theo tài liệu của Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Sư tử nguyên là linh vật Phật giáo, được truyền vào Việt Nam theo sự du nhập của Phật giáo, nhưng được cải biến phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. Từ thời Trần (thế kỷ 13–14), khi Nho giáo phát triển, Sư tử được chọn làm biểu tượng của sức mạnh vương quyền thì hình tượng Sư tử xuất hiện phổ biến ở nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, đa dạng về hình thức và mang nhiều ý nghĩa biểu tượng khác nhau. Về đặc điểm tạo hình cơ bản có hai loại: hình Sư tử (các chi tiết hình thể của sư tử) và kết hợp đặc điểm Sư tử – Chó (đầu Sư tử, thân Chó). Trong đó, hình Sư tử xuất hiện ở mọi thời đại, trên nhiều loại hình nghệ thuật. Hình Sư tử – Chó ít nhất bắt đầu xuất hiện từ thời Lê sơ (thế kỷ 15), chủ yếu trên đồ thờ cúng, trong trang trí kiến trúc hoặc trong tư cách là linh vật trấn giữ… Đa dạng linh vật sư tử Cũng như các nước Á Đông, ở Việt Nam, Sư tử còn có tên gọi khác là Nghê. Ở Trung Quốc và Nhật Bản, Sư tử được gọi là Nghê khi tạc làm bệ tượng Phật, là vật cưỡi của Văn Thù Bồ Tát, đội lư hương hoặc ngồi trên nắp đỉnh trầm, dù đều trong hình tướng Sư tử. Ở Việt Nam thì diễn biến khá phức tạp. Thông thường, linh vật này được gọi là Sư tử khi tạo theo hình tướng Sư tử, gọi là Nghê khi mang đặc điểm kết hợp của Sư tử và Chó. Tuy nhiên, nhiều khi, những hình sư tử nhỏ trong trang trí hoặc đồ thờ cúng cũng được gọi là Nghê hoặc Lân. Có những linh vật trong hình Sư tử – Chó, dân gian thường gọi là Nghê, nhưng trong văn bản chính thống ghi chép về việc tạo tác này vẫn gọi là Sư tử… Ở các ngôi chùa Việt xưa, bệ tượng Phật tạo hình Sư tử thường gọi là “Sư tử tọa”, nhưng đôi khi cũng gọi là “Nghê tòa”, tục danh gọi là Ông Sấm… Tượng sư tử hoặc nghê bằng sành, thế kỷ 18 – 19 là dạng tượng thường được gắn trên đầu hai trụ biểu các công trình kiến trúc cổ với chức năng trấn giữ, canh gác. Đề tài sư tử hí tiền, sư tử hí cầu bắt đầu xuất hiện từ thời Trần về sau, phổ biến và đạt tới đỉnh cao thời Lê Sơ, là hình ảnh biểu trưng của sự thái bình thịnh trị. Đây vốn là ý nghĩa của kỳ lân, được gán ghép cho sư tử. NASA xác định nơi sự sống có thể tồn tại trên sao Hỏa NHỮNG BÍ MẬT ít người biết về linh vật sư tử thuần Việt Hình tượng sư tử trên cây cầu đá cổ ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh. Nghê đá chầu trước Đại Hồng Môn ở lăng Minh Mạng, Huế. Cặp sư tử cổ ở di tích Thái miếu nhà Hậu Lê (Thanh Hóa). Các nhà khoa học có thể tìm thấy các sinh vật bé nhỏ ẩn náu bên dưới lớp băng của sao Hỏa. Ảnh: NASA/JPL-Caltech/University of Arizona.
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==