Khoa học và Đời sống số 43-2024

Số 43 (4357) Thứ Năm (24/10/2024) 7 SỨC KHỎE MỚI Lão, quận 1 cho đến khi nào sửa chữa xong. Bác sĩ bên 219D đường Phạm Viết Chánh vẫn qua 87B đường Bùi Thị Xuân điều trị, không có sự thay đổi gì về nhân sự, chỉ thay đổi về địa chỉ thôi”. Tương tự, khi hỏi tên Công ty TNHH Y Dược Bảo Lâm ghi trên bảng hiệu Phòng khám chuyên khoa YHCT Việt Đức tại địa chỉ 219D đường Phạm Viết Chánh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1. Người này khẳng định: “Đó là tên Công ty của bên em, dùng để đăng ký giấy phép kinh doanh”. Liên quan quyết định xử phạt của Thanh tra Sở Y tế TP HCM đối với Công ty TNHH Y Dược Bảo Lâm, luật sư Nguyễn Thị Hương, Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết, điểm đ, khoản 2, Điều 39, Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Trường hợp không bảo đảm một trong các điều kiện sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc sau khi đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các cơ sở dịch vụ y tế khác, trừ 3 thói quen giúp cột sống khỏe mạnh 6 loại nước uống tốt cho xương khớp Tăng cường tập thể dục Các cơ cốt lõi đa số nằm ở lưng dưới và bụng, do đó, các cơ này khỏe mạnh và dẻo dai cũng góp phần hỗ trợ cột sống và giảm áp lực lên phần lưng dưới. Một bất lợi là hầu hết các cơ cốt lõi hiếm khi được vận động toàn bộ trong các hoạt động hàng ngày và chúng cần được củng cố thông qua các bài tập cụ thể. Các cơ ở lưng cũng có thể bị căng dẫn tới đau nhức nếu không được kéo giãn thường xuyên. Các bài tập yoga hoặc các bài tập lưng dưới, kéo giãn cơ lưng, tăng cường sức mạnh cột sống... đều giúp tăng sự linh hoạt đồng thời củng cố các cơ cốt lõi của bạn. Duy trì cân nặng khỏe mạnh Ở người thừa cân, giảm cân mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và cũng giúp giảm bớt một phần căng thẳng cho cột sống. Tăng cân sẽ làm tăng áp lực ở phần cột sống và có thể gây ra tư thế xấu, góp phần gây đau lưng dưới. Cùng với đó, hãy uống đủ nước để các đĩa đệm trong cột sống không bị co lại hoặc khô dẫn tới đau nhức nhiều hơn. Hạn chế ngồi nhiều Các đĩa đệm ở cột sống dưới phải chịu tải nhiều hơn khi ngồi hơn là đứng, do đó, ngồi lâu có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng đau lưng. Hơn nữa, khi ngồi ở bàn làm việc và nhìn vào màn hình máy tính, mọi người có xu hướng khom người và cúi về phía trước, khiến đĩa đệm thắt lưng càng thêm căng thẳng. Hãy chọn ghế văn phòng phù hợp và thực hành tư thế ngồi làm việc tốt để hỗ trợ các đường cong tự nhiên của lưng. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên đứng lên vận động thay vì ngồi quá lâu bởi các cơ chỉ nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết thông qua chuyển động của cột sống. Đứng dậy vươn vai và đi lại ít nhất mỗi giờ một lần hoặc trong khi nói chuyện điện thoại để cơ thể được vận động. ÁNH DƯƠNG Để duy trì sức khỏe của xương khớp, nên uống các loại nước, thức uống có chứa các chất dinh dưỡng quan trọng như: canxi, vitamin D và các chất chống oxy hóa. Dưới đây là một số lựa chọn tốt cho sức khỏe xương khớp: Nước ép nha đam Nước ép từ cây nha đam chứa chất chống viêm và chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm khớp, đau nhức. Nước ép nho đỏ Nước ép nho đỏ chứa chất resveratrol, một chất chống viêm tự nhiên, có thể giúp giảm nguy cơ viêm khớp và bảo vệ sức khỏe xương. Nước khoáng giàu canxi Nước khoáng có hàm lượng canxi cao như nước khoáng sữa (mineral water), có thể cung cấp canxi cần thiết cho xương và khớp của bạn. Nước dừa Nước dừa chứa chất chống oxy hóa và kali, giúp giảm viêm nhiễm và hỗ trợ quá trình tái tạo mô xương. Nước ép trái cây và rau quả tươi Nước ép trái cây và rau quả tươi giàu vitamin C, chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm nhiễm, bảo vệ sức khỏe xương khớp. Các loại trái cây như cam, bưởi, dứa, kiwi và rau quả như cà chua, ớt đỏ, bí đỏ đều có lợi cho xương khớp. Sữa Sữa là nguồn cung cấp canxi chính và cũng giàu vitamin D, hai yếu tố quan trọng cho sự phát triển, duy trì sức khỏe của xương khớp. Uống sữa tươi hoặc các loại sữa chua, sữa đậu nành cũng có lợi cho xương khớp. Ngoài việc uống nước và các thức uống này, hãy nhớ duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn và tránh thói quen hút thuốc, uống rượu quá mức. Nếu có vấn đề về xương khớp nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp. KHẢI HOÀN Hệ xương khớp đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Ngoài việc cho phép chúng ta di chuyển cũng như thực hiện các hoạt động một cách dễ dàng, thoải mái, hệ thống xương khớp khỏe còn giúp bảo vệ tim, não bộ và các cơ quan khác khỏi bị tổn thương. BS.CKII Lê Văn Khánh, Trưởng khoa Điện quang can thiệp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết đốt sóng cao tần (RFA) hay còn được gọi là cắt bỏ tần số vô tuyến, là một kỹ thuật xâm lấn tối thiểu qua da, sử dụng năng lượng nhiệt để tiêu diệt các khối u, bướu. Đây là phương pháp điều trị y khoa hiện đại được sử dụng phổ biến hiện nay giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng đặc biệt với các ca phẫu thuật mổ mở, đảm bảo tính thẩm mỹ trong điều trị. Đốt sóng cao tần được ứng dụng: Điều trị u tuyến giáp, điều trị u gan, điều trị u xơ tử cung, điều trị u sợi tuyến vú. Các chuyên gia đang thử nghiệm đốt sóng cao tần trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, các chỉ số hiệu quả còn hạn chế và chưa đồng nhất. Vì vậy, hiện tại chưa được áp dụng rộng rãi, các kỹ thuật khác cho hiệu quả tốt trong điều trị đau do thoát vị gây ra như đốt RFA nhánh cảm giác trong điều trị đau hay phương pháp phong bế thần kinh vẫn được ưu tiên áp dụng. Ưu điểm của phương pháp đốt sóng cao tần là kỹ thuật cao trong điều trị y khoa, không rạch da, ít xâm lấn. Kỹ thuật RFA do không cần phải phẫu thuật mở nên có thể khắc phục được các nhược điểm của phẫu thuật mở với nhiều ưu điểm nổi trội như không để lại sẹo; Tính an toàn cao; Thời gian thực hiện ngắn; Không cần uống thuốc. Về nhược điểm, tuy là phương pháp điều trị y khoa hiện đại, ít để lại biến chứng nhất, song kỹ thuật đốt sóng cao tần thường chỉ có tại các bệnh viện lớn được trang bị máy móc hiện đại. Ngoài ra chi phí đốt sóng cao tần khá cao, vượt quá khả năng chi tiêu của một số bệnh nhân. hình thức tổ chức là phòng khám đa khoa và bệnh viện, sẽ bị phạt từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Ngoài ra, cơ sở vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 02 tháng đến 04 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2, điểm b khoản 3, các điểm a, c khoản 4, điểm c khoản 5 và các điểm b, c, d, e khoản 6 Điều này. Điểm c, khoản 7, Điều 38, Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ cũng quy định: Khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp cấp cứu và trường hợp thực hiện thêm các kỹ thuật chuyên môn đã được cho phép theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 22 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 7 Điều này. Cột sống chịu trách nhiệm hỗ trợ cơ thể về mặt cấu trúc cũng như bảo vệ tủy sống. Duy trì một số thói quen tốt dưới đây có thể hỗ trợ giảm tải cho cột sống và giảm đau hiệu quả. Website https://xuongkhopquocte.vn, quảng cáo: “Phòng khám Việt Đức là đơn vị chuyên khoa thần kinh cột sống – cơ- xương – khớp uy tín hàng đầu tại Việt Nam - Ảnh chụp màn hình bệnh nhân

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==