Khoa học và Đời sống số 43-2024

Số 43 (4357) Thứ Năm (24/10/2024) 20 DOANH NGHIỆP - HỘI NHẬP THÔNG TIN DOANH NGHIỆP Nam Long lỗ 40 tỷ, dòng tiền kinh doanh âm 1.009 tỷ BIDV tiên phong triển khai Khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ban hành Khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại (Khung ESMS), đánh dấu một bước đi tiên phong trong việc đồng hành với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đẩy mạnh giao thương toàn cầu và tăng trưởng bền vững. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2024 đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với sự phục hồi của thị trường thế giới, dư địa tăng trưởng xuất nhập khẩu còn nhiều tiềm năng, tuy nhiên các doanh nghiệp của Việt Nam hiện cần “chuyển dịch xanh” để đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ. Nắm bắt được xu hướng này, BIDV đã ban hành Khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại, mang tới giải pháp toàn diện để đồng hành với các doanh nghiệp trong quá trình tham gia thương mại toàn cầu. Khung ESMS của BIDV được xây dựng với sự tư vấn của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trong khuôn khổ Chương trình Tài trợ thương mại và Chuỗi cung ứng (TSCFP). Khung ESMS áp dụng từ khâu thu thập, đánh giá thông tin khách hàng (KYC) đến thẩm định, phê duyệt và cấp tín dụng cho từng giao dịch; đồng thời theo dõi, giám sát các chương trình hành động để kịp thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Với cơ cấu chặt chẽ và liên kết, mọi giai đoạn đều được kiểm soát toàn diện để đảm bảo quản lý rủi ro hiệu quả trong suốt quá trình giao dịch thương mại. Ngoài ra, Khung ESMS còn hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với tiêu chuẩn của các thị trường lớn, gia tăng uy tín và nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế, thông qua đó, mở ra cơ hội tiếp cận các nguồn vốn từ những nhà đầu tư và tổ chức tài chính nước ngoài quan tâm đến các dự án Xanh. Khách hàng triển khai áp dụng Khung ESMS sẽ có cơ hội nhận được ưu đãi giảm 50% phí dịch vụ tài trợ thương mại từ BIDV, đồng thời được hưởng lãi suất vay ưu đãi. Bên cạnh đó, BIDV đang triển khai nhiều ưu đãi hấp dẫn khác dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu như: miễn phí chuyển tiền quốc tế đến, miễn phí mở/quản lý tài khoản, miễn phí phát hành và phí thường niên năm đầu thẻ ghi nợ doanh nghiệp, thẻ tín dụng doanh nghiệp. Trước đó, BIDV đã triển khai nhiều hoạt động về ngân hàng xanh như: ban hành Khung khoản vay bền vững, Khung trái phiếu xanh; triển khai gói tín dụng Xanh quy mô 4.200 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, chương trình tài trợ vốn ưu đãi 10.000 tỷ đồng cho dự án công trình xanh; phát hành thành công 2.500 tỷ đồng trái phiếu xanh; huy động thành công 5.000 tỷ đồng tiền gửi xanh,… Việc ban hành Khung ESMS tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong của BIDV trong thực thi các chủ trương, chính sách của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và khẳng định cam kết của BIDV trong việc chung tay với các doanh nghiệp Việt Nam kiến tạo kinh tế xanh. CTCP Đầu tư Nam Long (HoSE: NLG) ghi nhận doanh thu gần 371 tỷ đồng trong quý 3, trong đó giá vốn tới 242 tỷ kéo theo lãi gộp giảm về còn 128 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 150 tỷ. Gánh nặng các chi phí lãi vay, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp khiến NLG lỗ thuần trong quý 3/2024 hơn 58 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi 7,5 tỷ. Dù có ghi nhận lợi nhuận khác 19 tỷ nhưng NLG vẫn lỗ ròng hơn 40 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, tổng doanh thu thuần của NLG ghi nhận gần 828 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ bán đất, căn hộ, nhà phố và biệt thự vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 678 tỷ đồng; xếp sau là cung cấp dịch vụ với gần 99 tỷ đồng; cho thuê bất động sản đầu tư gần 24 tỷ đồng; dịch vụ xây dựng gần 15 tỷ đồng. Đặc biệt, Công ty phát sinh 11,2 tỷ đồng từ bán bất động sản thương mại, trong khi cùng kỳ không ghi nhận doanh thu từ hoạt động này. Trong hơn 678 tỷ đồng doanh thu từ kinh doanh bất động sản, dự án Ehome Southgate (MR1) đóng góp nhiều nhất với 387 tỷ đồng, tiếp đó là Valora Southgate 165 tỷ đồng, Izumi 105 tỷ đồng, Flora Akari 2 tỷ đồng. Tương tự hoạt động kinh doanh chính, trong hoạt động tài chính, NLG phát sinh gần 231 tỷ đồng tiền lãi thanh lý khoản đầu tư, nhờ đó tổng doanh thu tài chính của Công ty ghi nhận hơn 297 tỷ đồng, gấp 2,5 lần cùng kỳ. Mặt khác, NLG tiết giảm được phần lớn các chi phí, khi chi phí lãi vay và chi phí bán hàng giảm lần lượt 18% và 56%, về mức 178 tỷ đồng và 103 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các chi phí, NLG lãi ròng gần 16 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2024, sụt giảm 92% so 9 tháng năm 2023. Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản của NLG tại thời điểm 30/09/2024 tăng 4% so với đầu năm, lên hơn 29.800 tỷ đồng. Trong đó, hàng tồn kho là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 20.300 tỷ đồng, tăng 17%, chủ yếu do một số dự án tăng giá trị bất động sản dở dang như Akari, Waterpoint giai đoạn 2, dự án tại Cần Thơ. Mặt khác, nợ phải trả tăng 10%, lên gần 16.600 tỷ đồng. Trong đó, nợ vay tăng 8%, lên gần 6.600 tỷ đồng. Được biết, vào ngày 22/08/2024 vừa qua, NLG đã huy động thành công 950 tỷ đồng từ phát hành 2 lô trái phiếu riêng lẻ có cùng thời hạn 36 tháng. Toàn bộ số tiền thu được sẽ dùng để thanh toán toàn bộ khoản gốc đáo hạn của trái phiếu NLGB2124001 và NLGB2124002 với tổng mệnh giá phát hành 2 lô này là 950 tỷ đồng được phát hành cùng ngày 06/09/2021, kỳ hạn 36 tháng. Đáng lưu ý, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của NLG trong 9 tháng đầu năm nay âm hơn 1.718 tỷ đồng, làm cho lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm hơn 1.009 tỷ đồng. NLG lỗ hơn 40 tỷ đồng trong quý 3, kéo suy giảm lãi của 9 tháng. MINH NHẬT Gánh nặng các chi phí lãi vay, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp khiến NLG lỗ thuần trong quý 3/2024 hơn 58 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi 7,5 tỷ.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==