Số 43 (4357) Thứ Năm (24/10/2024) 15 Bia đá độc đáo nhất Việt Nam TRI THỨC NHÂN LOẠI GIẢI MÃ KHOA HỌC QUÂN LÊNhững tấm bia đá cổ là nơi lưu giữ ký ức lịch sử vô giá về con người và vùng đất nơi tấm bia được dựng. Cùng điểm qua một số tấm bia đá đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam. Tỉnh nào nằm ở ngã ba Đông Dương? A: Gia Lai B: Bình Phước C: Kon Tum Đáp án đúng Quizz test số trước: B: Lai Châu Cột mốc biên giới cao nhất Việt Nam là cột mốc 79, nằm ở xã Mồ Sì San, huyện Phong Thổ, Lai Châu. Cột mốc được cắm vào ngày 24/10/2004 ở cao độ gần 2.880 m, trên vùng yên ngựa của đỉnh núi Phàn Liên San. Mốc giới số 79 là mốc đơn loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên đỉnh núi, tọa độ địa lý 22°4514.145" N 103°2608.476" E. Cột mốc được gọi là “nóc nhà biên cương”, nằm ở khu vực hiểm trở nhất trên đường biên giới Việt - Trung, giữ nhiệm vụ phân chia biên giới giữa tỉnh Lai Châu, Việt Nam và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Bia Sùng Thiện Diên Linh Nằm trong khuôn viên chùa Long Đọi Sơn (xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam), Bảo vật quốc gia Bia Sùng Thiện Diên Linh được dựng vào năm 1121. Hiện vật có chiều cao 2,5 m, rộng 1,75 m, dày 30 cm, gồm 3 phần: bia, đài bia và đế bia. Bia được khắc chữ cả hai mặt. Nội dung văn bia nói về cuộc đời, sự nghiệp của Vua Lý Nhân Tông và Thái úy Lý Thường Kiệt, đồng thời phản ánh triết lý duyên khởi của Phật giáo và tình hình Phật giáo thời Lý. Bia Vĩnh Lăng Nằm trong khu di tích Lam Kinh (xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), Bảo vật quốc gia Bia Vĩnh Lăng có niên đại từ thời Lê sơ (đầu thế kỷ 15). Bia cao 2,79 m, rộng 1,94 m, dày 0,27 m, gồm hai phần là bệ đỡ hình rùa và văn bia. Văn bia viết trên một mặt, trán bia viết chữ kiểu triện, thân bia gồm 25 cột chữ viết chân. Nội dung bia ngắn gọn, súc tích, thuật lại thân thế sự nghiệp của Vua Lê Thái Tổ, quá trình khởi nghĩa Lam Sơn cho đến khi đánh tan quân Minh, xây dựng lại quốc gia Đại Việt. Bia Lê Lợi Nằm ở đền thờ vua Lê Thái Tổ thuộc xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu, Bảo vật quốc gia Bia Lê Lợi có từ thế kỷ 15, ban đầu được khắc trên một vách đá ở bờ Bắc sông Đà. Năm 2009, do xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La, bia được khoan cắt di dời, năm 2012 đưa về vị trí hiện nay. Văn bia này ghi lại sự kiện lịch sử Vua Lê Thái Tổ thân chinh chỉ huy các đạo quân dẹp cuộc nổi loạn của tù trưởng Đèo Cát Hãn ở vùng Tây Bắc của đất nước năm 1431. Đây là một sự kiện lịch sử quan trọng của nước Đại Việt đầu thời Hậu Lê. Bia Tiến sĩ Được coi là biểu tượng cho truyền thống hiếu học của người Việt, Bảo vật quốc gia 82 bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) được dựng trong khoảng gần 300 năm (1484-1780), trên đó khắc tên 1307 lượt Tiến sĩ thi đỗ trong 82 khoa thi (1442-1779) triều Hậu Lê và Mạc. Các tấm bia đều được tạo bằng một loại đá xanh khai thác từ núi An Thạch, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, kích thước không đều nhau cùng đặt trên lưng rùa. Trên mỗi bia đều có khắc các bài văn bia (bài ký) bằng chữ Hán chứa đựng rất nhiều thông tin lịch sử. Bia điện Nam Giao Được đặt trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội), Bảo vật quốc gia Bia điện Nam Giao là dấu tích duy nhất còn lại của đàn tế trời Kinh thành Thăng Long xưa. Bia được dựng năm 1679, có chiều cao 2,13 m, rộng 1,46 m, dày 0,34 m. Mặt trước của bia khắc bài minh bằng chữ Hán, do TS Nguyễn Tiến Triều soạn thảo, TS. Hồ Sĩ Dương nhuận chính, cho biết rõ về ý nghĩa lịch sử và quá trình xây dựng điện Nam Giao. Nơi vua và triều thần tiến hành đại lễ vào đầu xuân hàng năm, cầu cho quốc thái dân an. Bia Võ Cạnh Được lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Hà Nội), Bảo vật quốc gia Bia Võ Cạnh có từ thế kỷ 2 - 3, là tấm bia cổ nhất còn lại của vương quốc Champa. Bia được dựng gần một tháp bằng gạch tại làng Võ Cạnh (huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa), được đưa về Hà Nội năm 1910. Bia là khối đá có hình trụ đứng cao 2,7 m, dày 1,1 m, rộng 0,8 m. Ba mặt bia khắc chữ Sanskrit, mỗi dòng được khắc liền từ mặt này tới mặt kia. Những nội dung khắc trên bia cho biết nhiều thông tin có giá trị về lịch sử hình thành vương quốc Champa. Thông qua Google Maps, một số người đã phát hiện một "cánh cửa" bí ẩn ở Đông Nam Cực, ngay phía đông nam của trạm nghiên cứu Showa, Nhật Bản. Các chuyên gia lập tức đưa ra lời giải về hiện tượng kỳ lạ này. Sau khi bức ảnh được công bố, "cánh cửa" bí ẩn trở thành chủ đề tranh luận, thu hút sự quan tâm lớn của công chúng. Một số người đã đưa ra các giả thuyết liên quan đến "cánh cửa" này. Trong đó, một luồng ý kiến cho rằng "cảnh cửa" này có thể là nơi trú ẩn của quái vật Bigfoot hay lối vào căn cứ bí mật của người ngoài hành tinh hoặc lối vào thế giới ngầm. "Cánh cửa" bí ẩn ở Nam Cực mới được phát hiện nhờ Google Maps do một người dùng mạng xã hội Reddit chụp lại. Người này đã chụp cấu trúc kỳ bí đó ở tọa độ 69°00'50″N 39°36'22″Đ và đưa ra câu hỏi : "Đây là cánh cửa khổng lồ ở Nam Cực?". Liên quan đến sự việc này, một số nhà khoa học đã đưa ra những lời giải thích khá hợp lý. Trong đó, Bethan Davies, giáo sư ngành băng hà học tại Đại học Newcastle (Anh), nhận định cánh cửa bí ẩn thực chất là "một tảng băng trôi đã bị mắc cạn và đang tan chảy tại chỗ". "Bạn có thể thấy nhiều tảng băng trôi khác trong khu vực", giáo sư Davies lý giải "cánh cửa" bí ẩn đó có thể chỉ là một phần của tảng băng trôi. Đồng tình với quan điểm trên, Giáo sư Martin Siegert, đồng giám đốc Viện Grantham về Biến đổi Khí hậu và Môi trường thuộc Đại học Hoàng gia London cho biết: "Đó đơn giản là dòng chảy của băng tuyết xung quanh một chướng ngại vật rắn dưới băng, bị ảnh hưởng bởi quá trình tan chảy và gió. Giáo sư Martin cho biết thêm, tuyết ở hai bên của "cánh cửa" cho thấy hướng gió. Không có gì bất thường ở đây và đó chỉ là một quá trình tự nhiên đang diễn ra. Tương tự, John Smellie, giáo sư và nhà nghiên cứu núi lửa tại Đại học Leicester (Anh) nhận định, "cánh cửa" mới phát hiện ở Nam Cực nhờ Google Maps chỉ là "tác phẩm" tuyệt đẹp của thiên nhiên. TÂM ANH (theo Timesofindia) Vén màn sự thật “cánh cửa” kỳ bí ở Nam Cực Một "cánh cửa" bí ẩn mới được phát hiện ở Nam Cực. ẢNH: GOOGLE MAPS
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==