Khoa học và Đời sống số 43-2024

Số 43 (4357) Thứ Năm (24/10/2024) 13 THÔNG MINH Người dùng Việt đang có xu hướng không còn ưa chuộng dòng xe sedan như trước, điều này thể hiện rõ ở việc doanh số các mẫu xe thuộc dòng sedan đang có sự sụt giảm rõ rệt trong thời gian gần đây. "Khuyên thật lòng đừng ai mua, lưỡi răng bằng nhựa, cắt tóc không rụng, đầu răng nhọn gây đau da đầu,.... đúng là phí tiền", anh Tuấn (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ khi mua loại tông đơ giá 88.000 đồng. Tông đơ là một trong những loại máy cắt tóc được sử dụng phổ biến, giúp cắt tỉa tóc nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí. Tuy nhiên, nhiều tông đơ “giá rẻ giật mình” được giao bán trên mạng, khiến người tiêu dùng hoang mang. Hiện nay tông đơ cắt tóc có giá từ 500.000 đồng đến vài triệu đồng, tùy phân khúc, thương hiệu và tính năng đi kèm trên mỗi sản phẩm. Cụ thể, tông đơ cắt tóc Philips điện không dây HC5690/15 - giá 1.530.000 đồng; tông đơ cắt tóc KEMEI 1986 giá 679.000 đồng; Panasonic Er-Gp80-K751 giá 3.800.000 đồng;... Ngoài ra, thị trường cũng đang xuất hiện dòng sản phẩm có giá thành siêu rẻ như: ông đơ cắt tóc cầm tay Unpublic giá 135.000 đồng; tông cắt tóc không dây giá 88.000 đồng;... Anh Tuấn (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, tháng trước, anh đặt mua tông đơ cắt tóc với giá 88.000 đồng. Khi nhận sản phẩm, anh thấy “rất sốc” vì không như quảng cáo, như mô hình đồ chơi. “Hàng chất lượng rất kém, máy chạy yếu, lưỡi răng bằng nhựa, cắt tóc không rụng, đầu răng nhọn gây đau da đầu,.. sạc đúng 1 lần rồi hỏng luôn, đúng phí cả tiền ”, anh Tuấn nói. Anh Mạnh Nguyễn chủ cửa hàng bán đồ gia dụng chính hãng ở Hà Nội cho biết, nếu suy nghĩ về kinh tế thì không phải cứ rẻ là kinh tế. Hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều tông đơ cắt tóc đến từ các thương hiệu khác nhau, mức giá cũng chênh lệch. Tùy chất lượng và thương hiệu sẽ có mức giá cao thấp khác nhau. Tuy nhiên, bạn nên chọn sản phẩm chất lượng, giá hơi cao nhưng sử dụng an toàn và hiệu quả hơn. Thông thường, các loại tông có thời gian bảo hành dài. Tuy nhiên, với dòng máy giá rẻ, chế độ bảo hành sẽ khác. THU GIANG SẢN PHẨM BEST SALES QUÉT QRCODE ĐỌC CHI TIẾT Tông đơ cắt tóc 88.000 đồng... giá rẻ khó tốt TUẤN MINH Lý do người dùng Việt ngày càng không mặn mà với xe sedan Trong bối cảnh thị hiếu người tiêu dùng ô tô Việt Nam đang thay đổi mạnh mẽ, trái ngược với sự "lên ngôi" của những mẫu xe SUV/Crossover đa dụng, phân khúc xe sedan và xe gầm thấp cỡ nhỏ đang đánh mất dần sức hút và liên tục giảm mạnh doanh số. Người dùng ngày càng ít mua sedan Cụ thể, trong top 10 ô tô bán chậm nhất quý 3 năm 2024 tại thị trường Việt Nam là sự góp mặt của những cái tên quen thuộc, trong đó các dòng ô tô sedan gầm thấp chiếm tới hơn một nửa danh sách. Dẫn đầu là Honda Civic Type R với 4 xe ít được người tiêu dùng Việt lựa chọn. Giá bán cao (gần 2,4 tỷ đồng) cùng sự hạn chế về tệp khách hàng khi được định vị tại phân khúc xe thể thao, số sàn đã trở thành rào cản khiến mẫu xe này gặp khó khăn trong việc kiến tạo doanh số. Trong khi đó, mẫu xe sedan cỡ D - Honda Accord với lượng xe mở bán thành công trong quý 3 chỉ đạt 17 chiếc. Kết quả này không quá bất ngờ khi doanh số bán xe Accord liên tục sụt giảm qua mỗi tháng, thậm chí có tháng dẫn đầu top bán ít nhất toàn thị trường. Dù được hãng giảm giá lên tới 220 triệu đồng nhưng giá bán cao, chậm cải tiến cùng sự nghèo nàn về phiên bản đã khiến mẫu sedan cỡ D Nhật Bản khó thay đổi được cục diện doanh số. Suzuki Ciaz, mẫu sedan thường xuyên nằm trong top xe bán chậm trong nhiều năm, nhiều tháng bỗng dưng biến mất. Dĩ nhiên, đây không phải do sự cải thiện về mặt doanh số bán hàng, mà do mẫu xe này đã bị ngừng bán tại thị trường Việt Nam từ tháng 5/2024. Ngoài ra, trong quý 3 của năm 2024 còn có những mẫu xe sedan phân khúc từ B đến C như KIA Soluto, KIA K5 và Honda Civic với doanh số bán ra khá thấp, tương ứng 101, 75, 97 xe toàn thị trường Việt. Lý do xe sedan ít người mua Có thể thấy, những mẫu ô tô bán ra thấp nhất quý 3 của năm 2024 đang phản ánh khá rõ nét xu hướng chọn xe của người Việt khi xe sedan và gầm thấp chiếm tới hơn nửa. Cục diện này nhiều khả năng sẽ không thay đổi trong thời gian tới khi tâm lý ưa chuộng xe gầm cao đa dụng ngày càng lên cao, cùng với đó là sự bổ sung và gia nhập của làn sóng xe gầm cao đa dụng vào thị trường, mang đến đa dạng lựa chọn cho khách hàng Việt. Đáng chú ý, dù liên tục được chính hãng cũng như đại lý giảm giá tới hàng trăm triệu đồng qua mỗi tháng nhưng doanh số các mẫu xe sedan nói chung tại thị trường Việt Nam vẫn chưa thể khởi sắc và tiếp cận được số đông khách hàng Việt. Thậm chí còn là những "gương mặt" thân quen càng giảm giá bán, càng ế ẩm. Nhìn vào thực tế hiện nay, các hãng xe trong nước cũng đã rất nhanh nhạy nắm bắt được “gu” của người tiêu dùng đang thay đổi, nên thời gian qua các nhà sản xuất ngày càng chú trọng vào các phân khúc xe đa dụng như SUV, CUV và MPV. Những mẫu xe gầm cao đô thị thực tế đã chứng minh là trụ cột doanh số của hầu hết các nhà sản xuất ô tô trong hai năm trở lại đây, chứ không phải sedan như những năm trước đó. Theo các chuyên gia trong ngành ô tô, xu thế thay đổi này là một điều tất yếu vì ưu thế của các mẫu gầm cao bên cạnh việc giá cả hấp dẫn thì sự linh hoạt sử dụng cho nhiều điều kiện khác nhau của các mẫu SUV/CUV hay MPV cỡ nhỏ, khiến chúng trở thành lựa chọn yêu thích của nhiều người dùng có gia đình hoặc đông người. Từ năm 2021 đến nay, liên tục có hàng chục mẫu SUV/CUV mới được ra mắt hoặc làm mới cho thị trường Việt Nam, đặc biệt là phân khúc SUV/CUV đô thị phủ kín phân khúc từ A, B đến B+ với mức giá cạnh tranh hơn. Một số thương hiệu có đến 2-3 cái tên cạnh tranh ở phân khúc này. Ngoài ra, một điểm đáng chú ý nữa là trong vài năm qua, phân khúc sedan gần như không có nhiều đổi mới khi chỉ có một vài cái tên quen thuộc. Trong khi hầu hết phân khúc khác, xe mới liên tục cập bến thị trường giúp đa dạng hóa lựa chọn cho người dùng. Chính vì vậy, sedan đang dần dần tự biến mình không còn là lựa chọn được ưa tiên của người tiêu dùng hẳn cũng không quá khó hiểu. Không chỉ ế ẩm ở thị trường ô tô trong nước, tại các thị trường như châu Âu hay Mỹ các mẫu xe sedan của nhiều thương hiệu đình đám thế giới như BMW, Audi, Hyundai, Lexus, Toyota,... đều có tên trong danh sách bán chậm trong nhiều tháng của năm 2024.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==