Khoa học và Đời sống số 43-2024

Số 43 (4357) Thứ Năm (24/10/2024) 10 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược là cần thiết, cấp thiết Phát biểu tại Hội thảo góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (sửa đổi), TSKH. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch VUSTA cho biết, Luật Dược được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 6/4/2016, thay thế cho Luật Dược năm 2005, đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngành Dược tại Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu kịp thời thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII; phù hợp với sự thay đổi của bối cảnh kinh tế - xã hội, xu hướng hội nhập quốc tế, việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược là cần thiết, cấp thiết. Trước yêu cầu đó, Quốc hội khóa XV đã đưa việc sửa đổi Luật Dược vào chương trình xây dựng Luật. Dự thảo Luật được xây dựng trên cơ sở 5 chính sách đã trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 để cho ý kiến; tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ tiếp tục hoàn thiện, thảo luận và thông qua. Hội thảo tập trung vào các nhóm quy định, chính sách, gồm: Việc cung ứng đủ, kịp thời thuốc có chất lượng cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của người dân; cung ứng đủ, kịp thời thuốc đáp ứng yêu cầu an ninh, quốc phòng, khắc phục hậu quả thiên tai, phòng chống dịch bệnh trong tình hình mới. Nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và thông lệ quốc tế. Phát triển công nghiệp dược, ưu tiên nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao công nghệ và sản xuất thuốc theo công nghệ cao; phát triển thuốc, nguyên liệu thuốc, dược liệu từ nguồn dược liệu sẵn có trong nước. Về hệ thống kinh doanh, phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc đáp ứng tình hình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Cần có chương riêng về “Cơ quan quản lý dược của Việt Nam” Nêu ý kiến tại Hội thảo, PGS.TS Lê Văn Truyên, chuyên gia cao cấp Dược học, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, đánh giá cao dư thao Luât sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược đa thê hiên đươc 2 muc tiêu chinh. Đó là, bao đam quyên cua ngươi dân đươc tiếp cận, sư dung thuôc hơp ly, an toan, co hiêu qua. Đồng thời bao đam cac chinh sach phat triên công nghiêp dươc, quan ly cac hoat đông san xuât-kinh doanh thuôc, chất lượng thuốc va gia thuôc có hiệu quả đê ngươi dân co thê tiêp cân vơi thuôc tôt, gia ca phu hơp vơi mưc đô phat triên kinh tê - xa hôi cua đât nươc và tình hình phát triển công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng 4.0 trên thế giới. Đặc biệt, Điều 47a trong dự thảo đã quy định rất cụ thể “Quyền và trách nhiệm của cơ sở tổ chức chuỗi nhà thuốc và các nhà thuốc trong chuỗi nhà thuốc”. Theo PGS.TS Lê Văn Truyên, những quy định này đáp ứng được tình hình thực tiễn là trong hơn 10 năm qua, ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều chuỗi nhà thuốc có quy mô hàng nghìn nhà thuốc (FPT Long Châu, Pharma City…) trong khi Luật Dược 2016 chưa có các quy định về hình thức kinh doanh bán lẻ dược phẩm này. Bên cạnh đó, một vấn đề rất lớn trong quản lý dược phẩm là đăng ký thuốc, đã được bổ sung, sửa đổi tại Điều 56 về “thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục, thời hạn cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc”. Theo PGS.TS Lê Văn Truyền, đây là vấn đề tồn tại khá lớn trong thời gian qua dẫn đến việc tồn đọng hàng chục nghìn bộ hồ sơ đăng ký thuốc, gây khó khăn, ách tắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và bảo đảm thuốc phục vụ chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, đặc biệt trong đại dịch COVID-19 ở Việt Nam giai đoạn 2020-2022… Tuy nhiên, PGS.TS Lê Văn Truyền đề nghị dự thảo có một chương riêng về “Cơ quan quản lý dược của Việt Nam” quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Theo PGS.TS Lê Văn Truyền, trong bối cảnh hội nhập, cần nghiên cứu mô hình Cơ quan quản lý Thực phẩm - Dược phẩm rất phổ biến trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc... Vân đê mô hinh cơ quan quản lý dược phẩm – thực phẩm đa được nêu lên tư thơi cô Bô trương Đô Nguyên Phương. Thưc trang quan ly dươc phâm, vắc xin, sinh phẩm, thưc phâm, my phâm, thuôc y hoc cô truyên, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang phân tan ơ nhiêu Vu Cuc ở Bộ Y tế, không nhât quan vê biên phap quan ly, chông cheo va tao ra nhiêu ke hơ. Vi du thuôc y hoc cô truyên, Đông dươc, thưc phâm chưc năng… Thuôc thao dươc đăng ky ơ Cuc Quản lý dược kho thi chuyển sang Cuc Y dược học cổ truyền, đăng ky ơ Cuc Y dược học cổ truyền kho thi chuyển sang Cuc An toàn thực phẩm đê đăng ky la thực phẩm chức năng va chi trong vai năm Việt Nam co hang chuc nghin thực phẩm chức năng lưu hanh trên thi trương. “Đây la nhưng vân đê cân nghiên cưu va co giai phap cho 10-20 năm tơi trong qua trinh hôi nhâp, đăc biêt khi Việt Nam đa tham gia hàng chục hiệp định song phương và đa phương”, ông Truyền nói. Quy định chặt chẽ về việc bán thuốc qua thương mại điện tử Tại hội thảo, ông Nguyễn Thế Tin, Chủ tịch Hội Dược học Việt Nam góp ý về việc bán thuốc qua thương mại điện tử. Theo ông Tin, việc này cần được kiểm soát chặt chẽ. Mục tiêu đặt ra là người dân mua được thuốc dễ dàng và phải an toàn, bảo đảm có đơn của bác sĩ và được tư vấn đầy đủ, đúng người, đúng bệnh, theo dõi được phản ứng của thuốc… Dự thảo quy định các cơ sở bán lẻ được bán thuốc thuộc danh mục của Bộ Y tế quy định được phép bán theo phương thức thương mại điện tử và phù hợp với phạm vi kinh doanh. “Nếu đó là một nhà thuốc trong chuỗi dùng chung một website thì người dân xác định nơi bán như thế nào?”, ông Nguyễn Thế Tin băn khoăn. Về nguyên tắc, các công ty bán buôn (đạt GDP) không được phép bán lẻ đến người dân, vấn đề này cần được làm rõ khi doanh nghiệp có chuỗi bán lẻ bán thuốc cho người dân, vì có liên quan đến trách nhiệm của từng chủ thể khi xử lý vụ việc. Theo ông Nguyễn Thế Tin, vấn nạn hàng giả trên Internet đang là một mặt trận mới, khiến lực lượng chức năng vô cùng khó khăn bởi xử lý ở ngoài thực tế đã khó, phát hiện và xử lý vi phạm trên không gian mạng còn khó hơn. Với những băn khoăn như vậy, ông Nguyễn Thế Tin đề nghị dự thảo Luật có quy định rõ hơn, chặt chẽ hơn về phương thức kinh doanh mới này. Nhiều đại biểu cũng nêu ý kiến về quảng cáo thuốc. Theo các đại biểu, quảng cáo về dược phải là quảng cáo trách nhiệm nhất, cần có quy định chặt, không thể tùy tiện. Theo TS Phạm Văn Tân, nguyên Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký VUSTA nêu thực trạng, trên các phương tiện truyền thông, quảng cáo các sản phẩm dạng thực phẩm chức năng nhưng lại đưa rất nhiều thông tin về việc phục vụ quá trình điều trị và việc chữa khỏi bệnh của sản phẩm đó. Thông thường cuối nội dung quảng cáo nói rất nhanh, rất nhỏ câu: “thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng chữa bệnh”. Việc này là cố tình lừa dối khách hàng có chủ đích để trục lợi bất chính. Đề nghị Ban soạn thảo Luật nghiên cứu và bổ sung thêm quy định cấm đối với hoạt động này. Kết thúc hội thảo, Chủ tịch VUSTA cho biết, những ý kiến quý báu của các nhà khoa học và tài liệu Hội thảo sẽ được bộ phận Thư ký tổng hợp, báo cáo để gửi đến Quốc hội nghiên cứu, chỉnh lý dự thảo Luật. LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU 6 QUY ĐỊNH NHỮNG HÀNH VI BỊ CẤM, ÔNG PHẠM VĂN TÂN ĐỀ NGHỊ XEM XÉT BỔ SUNG THÊM CÁC QUY ĐỊNH SAU: Tại Khoản 12 của Điều này có quy định cấm “lợi dụng những hành vi kê đơn thuốc để trục lợi”. Điều này hoàn toàn đúng song chưa đủ. Hiện có tình trạng không hiếm gặp là có sự thông đồng giữa nơi khám, kê đơn thuốc cho bệnh nhân và các cửa hàng kinh doanh thuốc (thường được bố trí ở gần nơi khám, kê đơn) để bán cho bệnh nhân loại thuốc mà chỉ có ở cửa hàng thuốc do nơi khám, kê đơn chỉ định, việc này có thể gây khó khăn cho người bệnh. Vì vậy, đề nghị Khoản 12, Điều 6 quy định cấm: “lợi dụng những hành vi kê đơn thuốc để trục lợi; sự thông đồng giữa việc khám, kê đơn thuốc và các cửa hàng kinh doanh thuốc theo chỉ định để bán thuốc cho bệnh nhân nhằm thu lợi bất chính, gây khó khăn cho người bệnh”. Lâu nay, đã có hiện tượng nhiều cơ sở kinh doanh dược, nhà thuốc không có dược sĩ hoặc nhân sự được cấp Chứng chỉ hành nghề dược nên phải đi thuê, mượn Chứng chỉ hành nghề dược để đủ điều kiện mở cơ sở kinh doanh dược, nhà thuốc. Để ngăn chặn hành vi này, đề nghị bổ sung thêm nội dung “cấm việc thuê, mượn bằng dược sĩ, Chứng chỉ hành nghề dược để tổ chức các cơ sở kinh doanh dược, nhà thuốc”. VUSTA VÀ ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ngày 23/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Hội Dược học Việt Nam tổ chức Hội thảo góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (sửa đổi). Nhiều ý kiến chuyên gia góp ý về Luật Dược (sửa đổi) MAI LOAN TS Phạm Văn Tân, nguyên Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký VUSTA TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch VUSTA Quang cảnh Hội thảo

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==