Số 42 (4356) Thứ Năm (17/10/2024) 9 KHÁNH THÀNH 2 CÔNG TRÌNH LỚP HỌC TRỊ GIÁ 12,5 TỶ ĐỒNG TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN DO SHB TRAO TẶNG THÔNG TIN DOANH NGHIỆP Vượt qua những điều kiện khắc nghiệt về thời tiết, giao thông và địa hình, hai công trình lớp học do SHB tài trợ xây dựng tại huyện Tủa Chùa và Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đã chính thức được khánh thành và đưa vào hoạt động. Trong hai ngày 12-13/10, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam và UBND huyện Tủa Chùa và Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên, khánh thành 2 công trình lớp học cho các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học trên địa bàn tỉnh. Công trình do SHB tài trợ xây dựng gồm 9 phòng học tại Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Sín Chải, xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa và 9 phòng học tại Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Phình Giàng, xã Phình Giàng, huyện Điện Biên Đông với tổng giá trị 12,5 tỷ đồng. Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên, công trình phòng học mới được hoàn thành thể hiện sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự chung tay của Ngân hàng SHB tới đời sống của giáo viên, học sinh ở vùng đất còn nhiều khó khăn. Hai công trình lớp học được khởi công từ đầu năm 2024 trên địa bàn xã Phình Giàng và Sín Chải - 2 xã vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Ðiện Biên có hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, việc đi lại trắc trở. Dù gặp nhiều khó khăn, SHB luôn bám sát, đốc thúc tiến độ nhằm đảm bảo hai công trình lớp học có thể được đưa vào sử dụng ngay trong năm học 2024-2025. Tham dự lễ khánh thành công trình, ông Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Điện Biên cho rằng: “Đây thực sự là một kỳ tích, khi ngôi trường trang khang được xây dựng tại địa bàn, nơi cách xa trung tâm và còn khó khăn trong việc di chuyển. Tình cảm của ngân hàng SHB sẽ là nguồn động viên rất lớn đối với thầy, trò nhà trường nói riêng và bà con địa phương nói chung”. Việc tài trợ xây dựng trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, đáp ứng nhu cầu học tập của hơn 1.100 học sinh thuộc các xã của tỉnh Điện Biên, đồng thời góp phần phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, an toàn địa bàn các tỉnh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Khởi nguồn từ Tâm, SHB luôn mong muốn đồng hành, kiến tạo và lan tỏa những giá trị tốt đẹp đến xã hội, cộng đồng. Trong những năm qua, SHB đã đồng hành và nâng bước nhiều thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam thông qua những chương trình trao tặng học bổng, xây dựng trường học, tài trợ trang thiết bị dạy học và nhiều hoạt động ý nghĩa khác. Ngân hàng luôn tích cực triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần hướng tới trẻ em khắp mọi miền Tổ quốc. Những hành động thiết thực của SHB thể hiện cam kết mạnh mẽ trong đồng hành cùng xã hội, phát triển giáo dục, ươm mầm tài năng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước. Trong thời gian tới, Ngân hàng sẽ tiếp tục nhân rộng các chương trình hỗ trợ đến những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các địa phương còn nhiều khó khăn, giúp thêm nhiều thế hệ học sinh Việt Nam có cơ hội học tập trong môi trường hiện đại, cơ sở vật chất khang trang, nâng cao chất lượng giáo dục. Không chỉ trong lĩnh vực giáo dục, SHB tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, ủng hộ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn như: đóng góp cho Chương trình Phát động ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên phạm vi toàn quốc và triển khai miễn giảm lãi cho khách hàng, hỗ trợ người dân bị thiệt hại do bão lũ, ước tính gần 150 tỷ đồng. Khởi nguồn từ Tâm, qua hơn 30 năm phát triển, SHB luôn bám sát định hướng phát triển bền vững cùng đất nước, đồng hành kiến tạo và lan tỏa giá trị tốt đẹp đến người dân Việt Nam. PV biên giới phía Bắc. “Với hai công trình lớp học này, SHB mong muốn những trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Điện Biên có cơ hội học tập trong điều kiện cơ sở vật chất khang trang, hiện đại hơn. Đó sẽ là động lực để các em nỗ lực phấn đấu, vượt qua những khó khăn trở ngại, tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ và trở thành những công dân có ích cho quê hương, đất nước”, Tổng Giám đốc SHB Ngô Thu Hà chia sẻ tại sự kiện. Cũng tại lễ khánh thành, Tổng Giám đốc Ngô Thu Hà và đoàn cán bộ nhân viên SHB đã trao tặng 2.000 suất quà gồm cặp sách và đồ dùng học tập tới các em học sinh của hai trường. Sau hơn 3 thập kỷ xây dựng và phát triển, SHB đã trở thành một ngân hàng có nền tảng tài chính vững mạnh, tích cực đóng góp vào bì lợn thái sợi, cho vào trong nồi nước, cho thêm 50g sữa đậu nành và gia vị. Đun sôi sau đó hạ lửa nhỏ đun đến khi nhừ, đập 2 quả trứng gà đánh đều đổ vào, bắc nồi xuống đợi nguộn rồi ăn. Canh bách hợp: Bách hợp tươi 30g, cho nước vào nấu chín, cho một ít bột vào khuấy thành canh, khi ăn cho một ít đường trắng hoặc đường phèn. Ăn vào bất cứ lúc nào. Canh thịt rau mác: Rau mác 500g, gia vị vừa phải, thịt lợn nạc 150g, gia vị vừa phải. Thịt lợn rửa sạch, băm nhỏ, thả vào nồi nước đun sôi cho nhừ. Rau mác cắt ngọn, bỏ vỏ, thái lát, thả vào cho chín, nêm gia vị, mì chính là ăn được. Canh ốc tuyết: Sơn dược sống 45g, mạch đông 15g, ngưu bàng tử 12g, hồng sấy 15g. Trước tiên cho sơn dược, mạch đông, ngưu bàng tử vào nấu chín, bỏ bã, sau đó cho hồng sấy vào ngâm, ăn bất cứ lúc nào. Chè táo mèo: Sắc 30g quả táo mèo và 6g lá chè, 30g đường phèn cùng với 500ml nước cho đến khi còn lại 200 ml nước, chia 2 lần, uống lúc đói bụng. Chè lê: Rửa sạch 10g vỏ quả lê, 15g vỏ cây mía (mía lau càng tốt); sắc với 650 ml nước cho đến khi còn lại 300 ml, dùng uống thay nước chè trong ngày. BS KHÁNH HOÀNG (Hội Đông y Việt Nam) SỨC KHỎE MỚI Bệnh thu táo dễ làm hao tổn chất dịch trong cơ thể gây nên các hiện tượng miệng, môi, mũi, họng đều khô, da dẻ khô ngứa thậm chí nứt nẻ, râu tóc không nhuận, đại tiện dễ táo... Chế món ăn ngon vừa giúp tạng phủ khỏe mạnh, chữa ho và khó thở... Món ăn – bài thuốc phòng chữa ho, khó thở mùa thu QUÉT QRCODE ĐỌC CHI TIẾT Tiết thu, dương khí dần dần thu liễm bế tàng, âm khí từ từ tăng trưởng, thời tiết chuyển dần từ nóng sang lạnh, là giai đoạn quá độ của “dương tiêu âm trưởng”. Lúc này, mưa ít gió nhiều, độ ẩm trong không khí giảm đi, “Táo” với đặc tính khô hanh là chủ khí. Thu táo dễ làm hao tổn chất dịch trong cơ thể gây nên các hiện tượng miệng, môi, mũi, họng đều khô, da dẻ khô ngứa thậm chí nứt nẻ, râu tóc không nhuận, đại tiện dễ táo... Bởi thế, theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên tắc dưỡng sinh ăn uống trong mùa thu phải chú trọng bổ dưỡng phần âm, cung cấp đầy đủ dịch thể để giúp cho các tạng phủ, đặc biệt là phế và thận, hoạt động được thuận lợi. Món ăn - bài thuốc dễ được nhiều người ưa dùng để phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe trong mùa thu. Canh phổi lợn nhị tử: Kha tử 6g, ngũ vị tử 20 hạt, phổi lợn (bò) một chiếc. Phổi lợn rửa sạch cho các vị thuốc vào cùng, cho nước nấu canh, khi chín nhừ nêm gia vị, ăn phổi uống canh. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liền 7 đến 10 ngày là một liệu trình. Canh yến sào bạch chỉ: Bạch chỉ, yến sào mỗi loại 12g, đường phèn một ít. Cho bạch chỉ, yến sào vào nồi đất để lửa nhỏ hầm lâu cho chín, bỏ bã cho đường phèn vào hòa uống. Chia 2 lần uống vào sáng tối, uống liền 10 đến 15 ngày. Tắc kè hầm đường phèn: Tắc kè vài con, đường phèn 15g. Tắc kè sấy khô tán thành bột, mỗi lần 5-6g cho đường phèn vào nấu kỹ uống. Mỗi ngày 1 lần, uống liên tục khoảng 1 tháng. Trứng vịt bách hợp xuyên bối: Lá dâu 30g, xuyên bối 5g, bách hợp 20g, trứng vịt 2 quả. Cho nước vào lá dâu sắc lấy 500 ml nước, đổ bột xuyên bối bách hợp vào đun cách thủy đến khi bách hợp chín đập trứng vịt nêm gia vị đun sôi trào là được. Uống liên tục khoảng 1 tuần. Phổi lợn hầm tuyết lê xuyên bối: Phổi lợn 250g, xuyên bối 40g, tuyết lê 2 quả, đường phèn một ít. Cắt tuyết lê thành mấy miếng, phổi lợn thái miếng cho cùng với xuyên bối mẫu vào trong nồi đất, cho thêm một ít đường phèn và nước vào đun lửa nhỏ. Hầm đến khi phổi chín là ăn được, nên ăn thường xuyên. Súp sơn dược bầu dục lợn: Lấy sơn dược 100g, rửa sạch, cạo vỏ, thái nhỏ. Bầu dục lợn một đôi rửa sạch, thái nhỏ cho vào nồi cùng với sơn dược. Cho thêm mật ong, đường phèn mỗi loại 50g, thêm nước. Đun sôi, hạ lửa nhỏ om đến khi sơn dược chín nhừ, sau đó dùng thìa nghiền sơn dược thành súp. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 thìa. Canh bì lợn trứng gà: Lấy 200g CÁCH PHÒNG BỆNH - Tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh. - Giữ ấm cơ thể và cổ họng. - Giữ vệ sinh môi trường sống. - Tránh ăn đồ ăn cứng, đồ ngọt, đồ lạnh, cay. - Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==