Số 42 (4356) Thứ Năm (17/10/2024) 19 BẠN ĐỌC Một ngày đầu tháng 9/2024, trong lúc đi tập thể dục buổi sáng sớm ở ngoài khu công viên gần nhà, tôi nghe được câu chuyện kể về một phụ nữ bị giật sợi dây chuyền bằng vàng đeo trên cổ nhưng rất may sợi dây chuyền chỉ bị dứt ra chứ không bị mất do chị ta kêu to quá, tên cướp hoảng sợ đã buông tay chạy mất. Người tận mắt chứng kiến vụ giật dây chuyền vào buổi sáng sớm sống ở ngay sát nhà tôi, kể rằng: “Lúc tôi, chị phụ nữ đeo dây chuyền vàng, cùng 1 người nữa đang đi bộ trên đường từ nhà ra công viên tập thể dục, khi đó vẫn còn sớm nên trời khá tối. Chúng tôi đang vừa đi vừa nói chuyện thì bất thình lình, chị phụ nữ đeo dây chuyền đi phía ngoài cùng bị 2 thanh niên đi xe máy giật sợi dây chuyền đeo trên cổ. Chị ta kêu lên và giằng co với tên cướp một hồi. Thấy vậy, cả hai chúng tôi cùng kêu lên và lao vào giúp chị ta giằng lại sợi dây. Rất may là do hai tên cướp sợ nên vội buông ra, sợi dây chỉ bị đứt mà không mất. Nghe chị nói sợi dây đó là vàng Ý, giá lên tới gần 30 triệu đồng...”. Từ hôm biết chuyện người phụ nữ đi tập thể dục buổi sáng sớm bị giật “hụt” sợi dây chuyền, tôi cũng hơi lo sợ, vì vậy tôi cũng không còn dám đeo trang sức trên người mỗi khi ra công viên buổi sớm, mà tháo dây chuyền, lắc, bông tai ra. Không chỉ vậy, tôi còn cảnh báo cho mẹ mình biết để mẹ không đeo sợi dây vàng và bông tai khi đi tập thể dục vào buổi sớm nữa... Đúng là lâu nay tôi để ý thấy mọi người, nhất là phụ nữ, người già hay đeo dây chuyền, lắc, bông tai bằng kim loại quý khi đi tập thể dục buổi sớm. Chính vì nắm bắt được tâm lý, thói quen như vậy nên một số đối tượng lưu manh cướp giật đã “nhắm” vào chị em phụ nữ, người già để ra tay… hành nghề. Buổi sáng sớm cỡ khoảng từ 4-5 giờ đường còn chưa đông, chỉ có những nhóm người đi bộ tập thể dục, vì vậy kẻ gian thường lượn lờ trên đường và khi quan sát thấy đối tượng nào có đeo trang sức quý là chúng áp sát để cướp giật. Việc đeo trang sức quý khi đi tập thể dục vào buổi sáng sớm (thậm chí cả buổi tối) ngoài đường, ở những nơi công cộng là luôn tiềm ẩn nguy cơ bị cướp giật rất cao. Vì vậy mọi người dân, nhất là các chị em phụ nữ, người già, tuyệt đối không nên đeo dây chuyền, bông tai, vòng, lắc bằng vàng, kim loại quý khác khi đi thể thao. Việc tháo trang sức quý để ở nhà khi đi tập thể thao, ngoài việc tránh bị cướp giật mất tài sản, mà còn tránh luôn được tiềm ẩn rủi ro tai nạn cho bản thân. Bởi khi bị cướp giật bất ngờ, sự giằng co chắc chắn sẽ gây nên những va chạm dẫn tới bị ngã, rồi bị xây sát chấn thương; đó còn chưa kể có thể nạn nhân còn bị chấn thương rất nặng khi bị giật dây chuyền lớn... Nguyễn Thị Hải (Đại Học Văn Hoá, nguyenthihai*****@gmail.com) Đeo trang sức khi đi tập thể dục buổi sáng: Hiểm họa rình rập! Áo phao trang bị trên phà chỉ… làm cảnh? Việc các bến phà, đò “chủ quan” khi có trang bị áo phao nhưng không quán triệt bắt hành khách phải mặc khi qua sông như vậy sẽ rất nguy hiểm. Từ nhiều năm nay, mỗi khi có dịp về các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, khi muốn qua sông, tôi thường chọn cách đi tắt bằng phà cho tiện và nhanh. Bởi hiện tại trên các dòng sông lớn như: Sông Tiền, Sông Hậu, Sông Cổ Chiên, Sông Bai Lai, Sông Hàm Luông, Sông Vàm Nao…, vẫn có rất nhiều các bến phà, đò còn hoạt động đưa rước khách hàng ngày. Tại các bến phà, có một thực trạng chung là tất cả hành khách khi đi phà, đò qua sông đều không mặc áo phao. Chủ phà cũng không nhắc nhở, hướng dẫn bắt buộc hành khách phải mặc áo phao. Đồng thời cũng không có các thông tin, thông báo về chuyện nếu lỡ xảy ra sự cố, hành khách phải làm gì để xử lý tình huống khẩn cấp. Khác với trước kia, những năm gần đây hầu hết các bến phà, đò ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đều đã có trang bị áo phao đầy đủ được treo xung quanh trên mỗi chuyến phà nhưng không hề thấy có ai mặc. Mang “thắc mắc” với hành khách trẻ đứng bên cạnh mình về việc không mặc áo phao, người khách trẻ cười bảo: “Sang sông có ai mặc áo phao đâu, mà nhân viên họ cũng đâu có nhắc nhở, bắt mọi người phải mặc… Chẳng qua áo phao chỉ để đó phòng khi lỡ có sự cố bất trắc xảy ra thôi…”. Dù trên địa bàn các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long chưa từng xảy ra các vụ đắm phà gây hậu quả nghiêm trọng nhưng việc các bến phà, đò “chủ quan” không quán triệt bắt hành khách phải mặc áo phao khi đi phà qua sông như vậy sẽ là rất nguy hiểm. Bởi như chúng ta biết các con sông tại Đồng bằng Sông Cửu Long thường rất rộng và sâu, vì vậy một khi sự cố xảy ra thì hậu quả sẽ là rất khó lường. Được biết, Điều 27, Nghị định 132/2015/ NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, thì nếu đi qua đò, qua phà mà không mặc áo phao, không mặc áo phao cứu sinh hoặc không mang dụng cụ nổi cứu sinh khi tham gia giao thông trên phương tiện vận tải hành khách sang sông là vi phạm pháp luật. Quy định rõ ràng là vậy, nhưng trong trường hợp hành khách trên phà qua sông mà không được trang bị phao và áo phao cứu sinh thì phần lỗi ở đây không phải của khách, mà trách nhiệm chắc chắn thuộc về những nhà vận chuyển. Việc vận chuyển hành khách trên sông nước không thể lơ là chủ quan được, bởi trong quá khứ tại một số tỉnh thành ở nước ta đã từng xảy ra rất nhiều các vụ tai nạn đường thủy nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về người và của. Từ thực trạng trên, chính quyền các địa phương tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, cũng như tất cả các tỉnh thành khác trên cả nước ta nói chung cần phải phối hợp với cơ quan chức năng thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc trang bị áo phao và phao cứu sinh cho khách tại các cơ sở kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường thuỷ. Nếu phát hiện cơ sở nào lơ là không trang bị áo phao và phao cứu sinh cho khách đi phà, thuyền, ca nô…; hoặc có trang bị áo phao, phao cứu sinh nhưng không quán triệt bắt hành khách phải mặc áo phao khi di chuyển trên sông nước thì phải xử lý nghiêm, phạt nặng… Bài & ảnh: Nguyễn Gia Long (TP HCM, gialong*****@gmail.com) Áo phao treo nhưng không có người mặc trên tuyến phà vượt Sông Hậu.
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==