Khoa học và Đời sống số 42-2024

Số 42 (4356) Thứ Năm (17/10/2024) 15 BIA CỔ ĐỘC ĐÁO NHẤT VIỆT NAM Giải mật bia đá cổ khắc “lời vàng” của vua chúa nhà Nguyễn TRI THỨC NHÂN LOẠI GIẢI MÃ KHOA HỌC Phát hiện hình ảnh về “thế giới song song” 13 tỷ năm trước QUỐC LÊ T rong hệ thống bia đá cổ còn được bảo tồn ở Cố đô Huế, có nhiều tấm bia đồ sộ, được tạo tác rất tinh xảo, khắc những lời vàng ngọc do chính các vị vua, chúa của vương triều Nguyễn biên soạn. Cột mốc biên giới cao nhất Việt Nam nằm ở tỉnh nào? A: Cao Bằng B: Lai Châu C: Kon Tum Đáp án đúng Quizz test số trước: D: Cả 3 tỉnh trên Thủ đô kháng chiến, hay Thủ đô gió ngàn trải rộng bao gồm các địa danh thuộc ba tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Kạn. Theo cuốn sách “Các di tích lịch sử văn hóa tỉnh Bắc Kạn” (xuất bản năm 1999), sau ngày toàn quốc kháng chiến, Trung ương Đảng cử đội công tác đặc biệt do đồng chí Trần Đăng Ninh dẫn đầu lên Việt Bắc tìm địa điểm để xây dựng khu căn cứ an toàn cho các cơ quan của Trung ương Đảng, gọi tắt là ATK. Sau thời gian khảo sát, đội quyết định chọn một số địa điểm thuộc các huyện Định Hoá, Đại Từ, Phú Lương (Thái Nguyên); Sơn Dương, Chiêm Hóa, Yên Sơn (Tuyên Quang) và Chợ Đồn, Chợ Mới, Chợ Rã (nay là Ba Bể thuộc Bắc Kạn). Các địa điểm trên là vùng giáp ranh của ba tỉnh, địa hình hiểm trở, mạng lưới giao thông là những đường mòn tạo thành khu liên hoàn rộng trên ba nghìn km2; có sông Phó Đáy, sông Gâm tiện lợi cho việc đi lại bằng thuyền. Địa thế của ATK, theo Bác Hồ, là nơi “Tiến khả dĩ công, thoát khả dĩ thủ”. Như vậy, Thủ đô gió ngàn không chỉ riêng ở Định Hoá (Thái Nguyên) hay Tân Trào (Tuyên Quang) mà còn bao gồm các địa danh nêu trên thuộc ba tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Kạn. Bia Khiêm cung ký là tấm bia có số lượng văn tự nhiều nhất ở Việt Nam, không đi theo khuôn mẫu của văn bia cung đình nhà Nguyễn, trong khi Ngự kiến Thiên Mụ tự lại phản ánh sự kế thừa từ mỹ thuật thời Lê - Trịnh, đồng thời vẫn mang nét riêng của phong cách thời Nguyễn. Khiêm Cung Ký Được đặt trong bi đình (nhà bia) của lăng Vua Tự Đức, Bảo vật quốc gia Bia “Khiêm Cung Ký” là tấm bia đá cổ khắc bài văn bia do chính hoàng đế Tự Đức (18481883) soạn thảo năm 1871. Bia hình chữ nhật, trán bia hình khánh chạm nổi đồ án “long vân”. Bệ bia tạo dáng chân quỳ, chạm trổ công phu các đồ án rồng, mây, mặt hổ phù và hồi văn chữ S gấp khúc. Toàn bộ bia và bệ bia được đặt trên một nền đá thanh hai tầng, bốn phía có hệ thống bậc cấp. Hai mặt bia đều khắc văn tự, nội dung ghi lại quá trình xây lăng, tả cảnh quan lăng, đồng thời bày tỏ nỗi lòng của Vua Tự Đức với đất nước cùng những việc riêng tư. Có thể nói, bia “Khiêm Cung Ký” có nội dung rất đặc biệt, không đi theo khuôn mẫu của văn bia cung đình nhà Nguyễn. Đây cũng là tấm bia có số lượng văn tự nhiều nhất ở Việt Nam với 4.935 chữ Hán khắc trên cả hai mặt bia. Về kích thước, bia “Khiêm Cung Ký” cũng là tấm bia lớn nhất trong các văn bia cùng loại ở lăng các Vua nhà Nguyễn ở Huế. Ngự kiến Thiên Mụ tự Bảo vật quốc gia Bia “Ngự kiến Thiên Mụ tự” được chúa Nguyễn Phúc Chu cho dựng tại chùa Thiên Mụ vào năm 1715, là tấm bia đá lớn nhất trong số các bia đá thời chúa Nguyễn còn được lưu giữ. Hiện vật gồm có phần bia, đế bia hình rùa và bệ bia hình vuông. Phần bia có trán bia và thân bia làm từ hai loại đá khác nhau, trong đó trán bia làm bằng cẩm thạch trắng, chạm nổi đồ án “long vân”, “thủy ba”, thân bia làm bằng sa thạch màu xám. Lòng thân khắc bài ký và minh của chúa Nguyễn Phúc Chu, gồm 1.250 chữ, nói về công đức của chúa Nguyễn, bày tỏ nguyện vọng của chúa về việc xây dựng ngay tại cõi đời này một thế giới thanh tịnh mà không phải dày công đi xa để tìm kiếm, nói cách khác là ngay tại tâm mỗi người. Giới nghiên cứu đánh giá, bia “Ngự kiến Thiên Mụ tự” có nhiều giá trị về văn hóa, tư tưởng, với hình thức trang trí và kỹ thuật điêu khắc phản ánh sự kế thừa từ mỹ thuật thời Lê - Trịnh, đồng thời vẫn mang nét riêng của phong cách thời Nguyễn. Ngự chế Ngự Hà bi ký và Ngự chế Khánh Ninh kiều bi ký Chảy từ mặt Tây sang mặt Đông của Kinh thành Huế, sông Ngự Hà hay sông Vua là một dòng sông đào có vị trí đặc biệt trong lịch sử của Cố đô Huế. Ngày nay, bên bờ sông còn lưu giữ hai nhà bia có giá trị lịch sử – văn hóa quan trọng của Cố đô Huế. Hai nhà bia này là nơi lưu giữ hai tấm bia đá cổ “Ngự chế Ngự Hà bi ký” (đặt ở đầu phía Bắc của cầu Kho) và “Ngự chế Khánh Ninh kiều bi ký” (đặt ở đầu phía Bắc cầu Khánh Ninh), khắc các bản văn do đích thân Vua Minh Mạng biên soạn. Hai tấm bia mang cùng một kiểu cách, được chế tác bằng đá tinh xảo, mang họa tiết đặc trưng của mỹ thuật cung đình nhà Nguyễn với các hình tượng rồng, mây gió, hoa lá… Nội dung hai tấm bia cùng đề cập đến nguồn gốc và lợi ích của sông Ngự Hà và cầu Khánh Ninh cùng những cây cầu khác trên con sông này, cho thấy sự quan tâm sâu sắc của vua Minh Mạng đến đời sống của cư dân trong Kinh thành Huế. Thiên hà REBELS-25 được chụp bởi ALMA. NGUỒN: SCI.NEWS. Nhóm các chuyên gia dẫn đầu bởi TS Lucie Rowland từ Đại học Leiden (Hà Lan) đã xác định được một “thế giới song song” có cấu trúc tương đồng như thiên hà Milky Way (Ngân Hà) mà Trái đất trú ngụ. Đó là thiên hà REBELS-25. “Thế giới song song” có cấu trúc tương đồng như thiên hà Milky Way (Ngân Hà) mà Trái đất trú ngụ mới được các chuyên gia phát hiện là thiên hà có tên REBELS-25. Điều thú vị và khó tin là REBELS-25 tồn tại vào thời điểm hơn 13 tỷ năm trước. ALMA - một mạng lưới quan sát thiên văn vô tuyến cực mạnh đặt tại hoang mạc Atacama ở Chile đã chụp được hình ảnh về thiên hà REBELS-25. Theo các chuyên gia, ánh sáng tạo nên hình ảnh của một thế giới xa xôi sẽ mất một quãng thời gian tương ứng với khoảng cách để đến được Trái đất. Do vậy, việc nhìn thấy thiên hà REBELS-25 cách Trái đất 13,1 tỷ năm ánh sáng đồng nghĩa với việc đây là hình ảnh của REBELS-25 vào 13,1 tỷ năm trước. Khám phá này khiến giới nghiên cứu bất ngờ, thậm chí kinh ngạc bởi cấu trúc của một thiên hà đĩa quay với những “cánh tay” rất giống các nhánh xoắn ốc của thiên hà Milky Way. “Theo hiểu biết của chúng tôi về sự hình thành thiên hà, chúng tôi dự đoán hầu hết các thiên hà ban đầu đều nhỏ và trông lộn xộn” - Tiến sĩ Jacqueline Hodge, nhà thiên văn học tại Đại học Leiden và là thành viên nhóm nghiên cứu cho biết. Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Hodge phát hiện REBELS-25 nằm ở độ dịch chuyển đỏ z = 7,3 (khi vũ trụ chỉ khoảng 700 triệu năm tuổi). Theo đó, đây là thiên hà đĩa quay mạnh nhất, xa nhất và sớm nhất từng được con người phát hiện từ trước đến nay. Ngày nay, các thiên hà xoắn ốc như Milky Way khá phổ biến. Giới khoa học từng cho rằng, những thiên hà như vậy sẽ trải qua quá trình phức tạp và thời gian dài để có cấu trúc phức tạp và kích thước lớn. Các nhà khoa học cho hay những quan sát, nghiên cứu trong tương lai về REBELS-25 cũng như các thiên hà tương tự có thể cung cấp bằng chứng giúp giải mã về sự hình thành của thiên hà cổ xưa cũng như quá trình tiến hóa của vũ trụ. TÂM ANH (theo Sciencedaily, Sci.news) Ngự chế Ngự Hà bi ký Ngự kiến Thiên Mụ tự Khiêm cung ký

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==