Khoa học và Đời sống số 41-2024

Số 41 (4355) Thứ Năm (10/10/2024) 3 Sáng 9/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự lễ khai mạc và có bài phát biểu quan trọng tại Phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 – 45, được tổ chức tại Thủ đô Vientiane - Lào. Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ cảm kích trước những lời chia sẻ và sự ủng hộ của các nước ASEAN trong việc khắc phục hậu quả siêu bão Yagi gây ra ở các nước, trong đó có Việt Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tình đoàn kết và tương thân tương ái “một người vì mọi người, mọi người vì một người”, tiếp tục là giá trị cốt lõi và cội nguồn sức mạnh của ASEAN. Trong bối cảnh thế giới ngày càng biến động, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định về tổng thể thì hòa bình nhưng cục bộ có chiến tranh; về tổng thể thì hòa hoãn nhưng cục bộ có căng thẳng; về tổng thể thì ổn định, nhưng cục bộ có xung đột. Trong cục diện nhiều thử thách đó, ASEAN tiếp tục là điểm sáng kinh tế toàn cầu, là cầu nối của đối thoại, hợp tác, và là tâm điểm của các tiến trình hội nhập, liên kết ở khu vực. Các khuôn khổ về kinh tế số, kinh tế biển xanh, kinh tế tuần hoàn… đang từng bước định hình nội hàm hợp tác mới ở khu vực. Bày tỏ nhất trí với chủ đề ASEAN 2024 về “Thúc đẩy Kết nối và Tự cường", Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hơn lúc nào hết, ASEAN cần lấy tự cường làm nền tảng để vươn tầm, lấy kết nối làm trọng tâm để bứt phá, và lấy đổi mới sáng tạo làm động lực để tiên phong dẫn dắt. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ các định hướng quan trọng cho ASEAN trong thời gian tới. Một là, tự cường và tự chủ chiến lược là nền tảng để ASEAN vững vàng trước mọi biến động, vượt qua mọi thách thức. Theo đó, ASEAN cần củng cố đoàn kết, thống nhất trong đa dạng, kiên định các chuẩn mực ứng xử và kiên trì lập trường nguyên tắc của ASEAN trong các vấn đề quốc tế, khu vực. ASEAN cần nâng cao năng lực tự cường, phát huy nguồn lực nội sinh để giữ vững ổn định chiến lược bên trong và phản ứng chiến lược kịp thời trước các rủi ro bên ngoài. Hai là, thúc đẩy kết nối bên trong kết hợp với kết nối bên ngoài, kết nối côngtư, kết nối đa lĩnh vực, trong đó trọng tâm là kết nối hạ tầng, thể chế và con người là đột phá chiến lược cho ASEAN. ASEAN cần thúc đẩy đầu tư cho các công trình hạ tầng chất lượng cao, nhất là hạ tầng chiến lược “cứng” và “mềm", khuyến khích sự tham gia hợp tác của bên thứ ba, các đối tác bên ngoài. ASEAN cần thúc đẩy hài hòa hóa thể chế, tạo thuận lợi cho thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư. ASEAN cần thúc đẩy kết nối con người, giao lưu nhân dân, tạo thuận lợi hơn nữa cho đi lại của người dân, doanh nhân, và người lao động. Ba là, đổi mới sáng tạo là sức bật và động lực chính cho ASEAN bắt kịp, tiến cùng và vượt lên với khu vực và thế giới. ASEAN cần đẩy mạnh hợp tác phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, phát triển các khung hợp tác số khu vực, song hành với phát triển các tiêu chí quản trị đối với các công nghệ mới nổi, trong đó có trí tuệ nhân tạo. ASEAN cần phát huy nhân tố con người là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, nguồn lực và động lực của đổi mới sáng tạo, quan tâm tăng cường hợp tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thời đại mới. Giữ vững vai trò trung tâm, độc lập, cân bằng và ứng xử có nguyên tắc trong triển khai quan hệ đối ngoại, mở rộng và đa dạng hóa quan hệ với các đối tác trên cơ sở bảo đảm hiệu quả, thực chất và cùng có lợi. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, ASEAN đang chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới với tư duy mới, tầm nhìn mới, động lực mới và tâm thế mới. Với mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa cho hợp tác khu vực, Thủ tướng Phạm Minh Chính thông báo Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN năm 2025 và trông đợi các nước sẽ tiếp tục quan tâm và ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công sự kiện này. Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam ủng hộ và phối hợp chặt chẽ cùng Malaysia trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2025 tiếp tục đạt thành quả mới, đánh dấu 10 năm hình thành Cộng đồng ASEAN. P.V Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Phiên toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44. ẢNH: DƯƠNG GIANG/TTXVN CHUYỂN ĐỘNG 247 Ông Nguyễn Cao Minh - Trưởng ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, Ban vừa trình Thành phố Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị (ĐSĐT) Thủ đô. Điểm đáng chú ý tại Đề án là việc bổ sung 5 tuyến mới và điều chỉnh lộ trình 3 tuyến đã được quy hoạch trước đó. Đề án củng nêu rõ các giai đoạn cụ thể với từng dự án ưu tiên. "5 tuyến ĐSĐT mới đều dự kiến sẽ đầu tư vào giai đoạn từ sau năm 2035 - 2045. Thời điểm này, Hà Nội có thể sử dụng ngân sách và vốn thu hồi từ mô hình TOD để đầu tư. Dự kiến sẽ chỉ phải vay chưa đến 10% vốn đầu tư cho cả 5 tuyến mới", ông Nguyễn Cao Minh nói và cho biết, tổng mức đầu tư cho các tuyến ĐSĐT giai đoạn sau 2035 - 2045 dự kiến khoảng trên 18,6 tỷ USD. Được biết, 5 tuyến ĐSĐT được đề xuất bổ sung gồm: Tuyến 1A: Ngọc Hồi - sân bay thứ 2 phía Nam; lộ trình: Ngọc Hồi - đường Ngọc Hồi - Phú Xuyên - Sân bay thứ 2. Tuyến 9: Mê Linh - Cổ Loa - Dương Xá; lộ trình: Mê Linh - Cổ Loa - Yên Viên - Dương Xá. Tuyến 10: Cát Linh - Láng Hạ - Lê Văn Lương - Yên Nghĩa; lộ trình: Cát Linh - Láng Hạ - Lê Văn Lương - Tố Hữu - Nguyễn Thanh Bình - Yên Nghĩa. Tuyến 11: Vành đai 2 - Trục phía Nam - Sân bay thứ 2 phía Nam; lộ trình: Vành đai 2 - đường Hà Nội - Xuân Mai - đường trục phía Nam - Sân bay thứ 2. Tuyến 12: Xuân Mai - Phú Xuyên; lộ trình: Xuân Mai - Quốc lộ 21- đường trục Bắc Nam - đường Đỗ Xá - Quan Sơn - Phú Xuyên. HỮU THIÊN Gỡ khó xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia Đề cập đến các khó khăn vướng mắc trong các dự án, công trình trọng điểm trong thời gian qua, TS. Đặng Việt Dũng - Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) chỉ ra 5 vấn đề gồm: Vướng mắc trong công tác GPMB; Vướng mắc liên quan đến nguồn vật liệu xây dựng; Hệ thống định mức, đơn giá các công trình giao thông đường bộ đến nay vẫn còn thiếu hoặc chưa phù hợp dẫn đến thiếu cơ sở áp dụng, phải tạm tính hoặc vận dụng các định mức khác tương tự; Công tác phối hợp còn thiếu chặt chẽ gây phát sinh thêm các thủ tục liên quan, kéo dài thời gian thực hiện dự án. Đặc biệt, do đồng thời triển khai nhiều dự án giao thông trọng điểm, nhu cầu về nhân lực, tiền vốn (kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao), thiết bị thi công, vật tư vật liệu... rất lớn nên việc huy động của nhiều nhà thầu tại một số dự án còn chưa đáp ứng được yêu cầu, ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ thực hiện… Để tháo gỡ khó khăn tại các dự án trọng điểm, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, cần khẩn trương thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp lần thứ 14 của Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải ngày 17/9/2024 ( Thông báo số 432 của VPCP). Ngoài ra, phải nghiên cứu cải thiện quy trình GPMB, xây dựng cơ chế đặc thù cho công tác GPMB dành cho các công trình trọng điểm hướng đến việc ưu tiên hỗ trợ cho người dân trong việc bố trí tái định cư. Quy trình thủ tục rút ngắn đối với việc di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ số trong điều phối hoạt động của các Ban QLDA, phối hợp giữa chính quyền, chủ đầu tư, nhà thầu trong việc giải quyết các vướng mắc tại hiện trường thi công. Thực hiện quyết định số 258/QĐ-TTg của Thủ tướng về áp dụng Mô hình thông tin công trình. Áp dụng các công nghệ thi công hiện đại và vật liệu mới thân thiện với môi trường để rút ngắn tiến độ thi công, nâng cao chất lượng công trình. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về nghiên cứu xây dựng cầu cạn, làm hầm chui nhằm giảm bớt áp lực về vật liệu đắp nền, tăng độ bền vững của công trình, giảm thiểu xẻ núi gây nguy cơ sạt lở đất, giảm chi phí duy tu sau khi đưa công trình vào khai thác. Bên cạnh đó, khẩn trương rà soát, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; hệ thống định mức, đơn giá, đảm bảo tính hiệu quả, đồng bộ, phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Đánh giá nhu cầu về nhân lực (kỹ sư, công nhân có tay nghề cao), cấp tốc tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý, chuyên môn kỹ thuật nhằm tạo ra một lực lượng lao động đủ để thực hiện công việc. HIỂU LAM Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh ASEAN cần tiếp tục phát huy đoàn kết, lấy tự cường làm nền tảng; bước vào giai đoạn phát triển mới với tư duy mới, tầm nhìn mới, động lực mới và tâm thế mới. THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH: ASEAN cần lấy tự cường làm nền tảng để vươn tầm Hà Nội sẽ bổ sung 5 tuyến metro vào mạng lưới đường sắt đô thị Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 46/2024/TT-BCA sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 67/2019/ BCA ngày 28/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Công an, trong đó bỏ quy định hình thức giám sát thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình và bãi bỏ công khai kế hoạch tuần tra, kiểm soát. Thông tin trên báo chí, đại diện Cục CSGT, Bộ Công an cho biết, thời gian qua, việc giám sát của một số người dân đối với lực lượng CSGT có lúc, có nơi chưa khách quan, đúng quy định. Nhiều trường hợp lợi dụng quyền giám sát để quay phim, ghi hình, chụp ảnh quá trình làm việc của cán bộ, chiến sĩ CSGT và chia sẻ lên mạng xã hội nhằm mục đích quấy rối, gây khó khăn cho công tác thi hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. Khi những hình ảnh đăng tải được gỡ bỏ và xử lý người vi phạm nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng, tác động xấu đến người xem, ảnh hưởng đến quá trình công tác của cán bộ, chiến sĩ CSGT. Việc không quy định hình thức giám sát của nhân dân thông qua ghi âm, ghi hình phù hợp với quy định của Nghị định số 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân, Bộ luật Dân sự, Luật An toàn thông tin mạng và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Bộ Công an sẽ đưa nội dung quy định Công an các đơn vị, địa phương sẽ bố trí khu vực làm việc, tổ chức ghi âm, ghi hình quá trình làm việc của lực lượng CSGT vào thông tư quy định nghiệp vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính của lực lượng CSGT đường bộ để đảm bảo công khai, minh bạch trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Cũng theo đại diện Cục CSGT, trường hợp người dân vẫn sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình quá trình làm việc của CSGT thì phải đảm bảo đúng các quy định của pháp luật và không gây ảnh hưởng quá trình thực hiện nhiệm vụ của lực lượng CSGT. THIÊN TUẤN Vì sao Bộ Công an bỏ quy định người dân giám sát bằng ghi hình?

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==