Khoa học và Đời sống số 41-2024

Số 41 (4355) Thứ Năm (10/10/2024) 19 BẠN ĐỌC Từ lâu các vụ tai nạn đường sắt ở nước ta xảy ra khá nhiều, trong đó không ít vụ tai nạn cực kỳ nghiêm trọng, làm tử vong nhiều người cùng lúc, và thiệt hại về kinh tế rất lớn. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng chủ yếu là do có quá nhiều các đường ngang dân sinh tự mở. Chính tôi đã không ít lần giật mình thon thót khi tận mắt chứng kiến cảnh đoàn tàu chuẩn bị lao tới đường ngang dân sinh với tốc độ cao, trong khi một số người, xe vẫn bất chấp liều mình băng qua đường sắt. Những người này quá coi thường tính mạng bản thân khi mà chỉ cần sơ sẩy, chậm trong tích tắc một chút là mạng sống của họ khó được bảo toàn. Khác với sự an toàn tại những đường ngang cho phép, thì ở những điểm đường ngang dân sinh tự mở hiểm họa nguy cơ tai nạn luôn rình rập. Không có sự cảnh báo bằng loa đài, không có barie rào chắn đóng vào mở ra, chính vì vậy mà người dân luôn tự đoán chừng xem đoàn tàu chuẩn bị tới hay chưa để mà tự nhủ mình phải dừng lại, hay cố vượt qua…(?!) Chính việc nhận định, đoán biết theo cảm quan như vậy đôi khi luôn mang tới rủi ro. Các vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng tại các đường ngang dân sinh tự mở gia tăng trong những năm gần đây, đã thực sự gióng lên hồi chuông báo động về sự nguy hiểm, bởi nó luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao. Được biết, có rất nhiều đường ngang dân sinh tự mở ngành đường sắt cho rào chắn lại, nhưng chỉ được một thời gian ngắn thì người dân lại tự ý phá dỡ ra để qua lại. Thiết nghĩ, để tăng thêm sự an toàn cho hành trình chạy tàu, cũng như giảm thiểu những vụ tai nạn giao thông, ngành đường sắt phải thực hiện chiến dịch gia cố rào chắn hết những điểm đường ngang dân sinh tự mở. Khi đường ngang dân sinh đã được rào chắn rồi mà cá nhân hay tập thể cố tình phá rào để mở lại thì cần phải xử lý thật nghiêm, phạt nặng để tạo tính răn đe. NGUYỄN THỊ HẢI (Trường Đại học Văn hoá) Mới đây, khi đi tham quan một số khu vực trồng hoa tại làng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), tôi quan sát thấy tại các kênh mương tiêu thoát nước xuất hiện khá nhiều các loại bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật mà người dân sau khi sử dụng xong đã vứt xuống. Tại không ít chỗ ven kênh mương, các loại túi, chai lọ đựng thuốc bảo vệ cây trồng dồn tụ, ứ đọng cả đống. Không riêng gì làng hoa Tây Tựu, rất nhiều những làng hoa và các vùng trồng rau màu, canh tác lúa…, tại nhiều tỉnh thành đều xuất hiện tình trạng bao bì thuốc bảo vệ thực vật vương vãi khắp ruộng đồng. Vài thập kỷ trở lại đây, trong canh tác nông nghiệp ở nước ta, người nông dân sử dụng tới các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng cho cây trồng ngày một nhiều. Rác thải từ bao bì của thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng cây trồng vương vãi khắp nơi trên đồng ruộng. Việc có quá nhiều rác thải từ bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng cây trồng như vậy mà không được thu gom trong một thời gian dài sẽ tác động không nhỏ tới sự ô nhiễm của đất canh tác, nguồn nước phục vụ cho tưới tiêu. Đó còn chưa kể tới không ít loại rác thải từ vỏ bao bì có chất liệu cứng như thủy tinh, sắt, thiếc..., khi chúng lẫn vào đất, mương máng, kênh dẫn nước... có thể mang tới sát thương cho cả người và gia súc. Nhằm khắc phục tình trạng người nông dân vứt vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi ra cánh đồng, gây ô nhiễm môi trường, từ vài năm trở lại đây, một số địa phương đã phát động phong trào “làm sạch đồng ruộng”. Phong trào được triển khai bằng hình thức đầu tư xây bể chứa rác ngoài đồng ruộng và tuyên truyền vận động người dân không vứt, xả rác bừa bãi. Sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật xong, thu gom rồi vứt bỏ vào bể chứa, tạo thuận lợi cho việc thu gom để tiêu hủy, xử lý. Thực tế, có khá nhiều địa phương tại một số tỉnh, thành phố làm tốt phong trào “làm sạch đồng ruộng”, như: Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Bắc Giang..., khi bể chứa rác thải được xây dựng, phân bổ hợp lý tại các địa điểm trên cánh đồng. Mặt khác, hàng tuần lại có đội ngũ đi tới các bể chứa thu gom hết số rác để vận chuyển mang tới nơi tiêu hủy. Theo như tôi thấy, tại hầu hết các địa phương có phong trào xây bể chứa rác và “làm sạch đồng ruộng” thì tình trạng người nông dân vứt, xả hộp, chai lọ, vỏ thuốc bảo vệ thực vật nói riêng cũng như các loại rác thải khác nói chung ra đồng ruộng là hầu như không còn. Bởi hầu như ai cũng hiểu được tác hại, ảnh hưởng khôn lường về lâu dài của các loại rác thải đối với đồng ruộng, nguồn nước tác động tới sức khoẻ của con người... Mô hình bể chứa rác cùng phòng trào “làm sạch đồng ruộng” tốt tới môi trường và sức khỏe của người nông dân, vì vậy nó cần được nhân rộng. Các địa phương chưa có phong trào “làm sạch đồng ruộng” cần nhanh chóng tuyên truyền vận động để người dân hưởng ứng tham gia giữ gìn ruộng đồng luôn sạch sẽ, đất và nguồn nước không bị ô nhiễm… NGUYỄN THỊ LOAN (Huyện Đông Anh, Hà Nội) Cần mạnh tay xử lý những đường ngang dân sinh tự mở Cần nhân rộng mô hình bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật Đã từ lâu ở nước ta phong trào chơi và trượt patin luôn thu hút được rất nhiều các bạn trẻ, nhất là các bạn trẻ sinh sống tại các đô thị. Trước đây, thường chỉ có những nhà khá giả mới chơi patin, bởi giá các bộ ván-giày trượt patin khá đắt, có khi lên tới tiền triệu, thậm chí nhiều triệu đồng với các loại patin hàng hiệu.. Những năm gần đây, bộ môn này đã thu hút được cả các bạn trẻ ở những gia đình có kinh tế bình thường, khi nhiều bộ ván-giày trượt patin có giá cũng chỉ từ vài ba trăm ngàn đồng. Không ít các bạn trẻ thường lập các hội nhóm để chơi môn thể thao này với nhau. Về cơ bản, đây là trò chơi khá tốt khi nó làm tăng cường độ nhanh nhẹn, khéo léo, sức khỏe và sự dẻo dai. Thế nhưng, patin cần phải được chơi trượt đúng nơi đúng chỗ là những sân bãi rộng, thoáng, những phòng tập… chứ không phải là ở ngoài đường. Đường phố tại các đô thị ở nước ta luôn trong tình trạng đông đúc người và phương tiện tham gia giao thông, việc mang bàn trượt patin ra đường để chơi trượt là cực kỳ nguy hiểm. Đã không ít lần, tôi tận mắt chứng kiến cảnh các em học sinh, thanh thiếu niên vác ván- giày trượt patin ra đường trượt một cách rất tự nhiên, mặc cho dòng xe cộ cứ nườm nượp lưu thông. Các em lạng lách, đánh võng để chứng tỏ mình “có nghề”, mình “cao siêu”, chơi giỏi…, khiến cho người đi đường hú vía. Thực tế, đã có không ít vụ tai nạn giao thông từ sự va chạm giữa các em trượt patin với xe cộ đang lưu thông.. Vụ việc gần đây nhất xảy ra ngày 29/9/2024, tại một đường hẻm thuộc khu phố Tân Trà (phường Tân Bình, TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước), khi một nhóm trẻ trượt patin giữa đường và một trong số đó bị xe máy tông. Người phụ nữ điều khiển xe máy cũng ngã lăn giữa đường, chưa kịp đứng dậy thì bị một người đàn ông chạy tới đấm, đá túi bụi, gây phẫn nộ trong dư luận… Được biết, theo Điểm b Khoản 2 Điều 11 Nghị định 100/2019/ NĐ-CP quy định với hành vi sử dụng bàn trượt, patin, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy thì sẽ bị xử phạt 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Như vậy, hành vi sử dụng ván-giày trượt patin ở lòng đường là hành vi bị cấm và có thể bị xử phạt theo quy định. Để hạn chế nguy cơ mất an toàn giao thông, cũng như không ảnh hưởng tới người điều khiển phương tiện tham giao thông, trò trượt patin trên đường phải bị ngăn cấm triệt để. Ngoài tuyên truyền nhắc nhở, giáo dục nơi nhà trường cũng như tại các gia đình, cần phải xử lý nghiêm bằng nhiều hình thức, tạo được “sức nặng” mang tính răn đe… NGUYỄN GIA LONG (TPHCM) Báo động tình trạng thanh thiếu niên trượt patin trên đường Mô hình bể chứa rác và phong trào làm sạch đồng ruộng cần được quy hoạch và nhân rộng ở tất cả các địa phương...

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==