Khoa học và Đời sống số 41-2024

Số 41 (4355) Thứ Năm (10/10/2024) 17 Từ sân bay quốc tế Kansai (Nhật Bản), Quần đảo Cây Cọ (UAE) đến Vịnh Marina (Singapore)…, các dự án lấn biển quy mô lớn với ý tưởng thiết kế độc đáo đã tạo ra cú hích phát triển kinh tế mạnh mẽ và còn là biểu tượng giúp các quốc gia “mở mày mở mặt” với thế giới. Từ những bước đi đầu tiên Thống kê cho thấy, hoạt động lấn biển trên thế giới có từ rất sớm. Hà Lan bắt đầu lấn biển từ thế kỷ 13. Nhật Bản lấn biển từ thế kỷ 15. Chỉ tính từ năm 2000 đến nay, diện tích lấn biển của thế giới đã đạt tới 2.500 km2, tương đương diện tích của Luxembourg – một quốc gia tại Tây Âu. Hà Lan là một trong những quốc gia lấn biển sớm nhất thế giới, với những công trình đê điều trị thủy khổng lồ. Vượt qua vấn đề chi phí lớn và những thách thức về mặt kỹ thuật, hoạt động lấn biển đặc biệt phổ biến ở Đông Á, Trung Đông và Đông Nam Á, kế đó là Tây Âu và Tây Phi, mang đến những lợi ích đáng kể cho các quốc gia. Các nước dẫn đầu về diện tích lấn biển phải kể đến Trung Quốc, Indonesia, Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE)… Xuất phát từ quyết định táo bạo lấn biển xây đê kè chắn sóng, ngăn nước biển, phòng chống xói lở bờ biển, các quốc gia đã tạo ra quỹ đất và cơ sở hạ tầng vững chắc cho những “miền đất hứa”, từ đó hình thành những cảng biển, khu đô thị, khu dân cư mới, khu nghỉ dưỡng, khách sạn, bãi tắm, đảo nhân tạo phát triển du lịch… Đến những “kiệt tác” từ lấn biển Nhắc đến Dubai, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến dự án đảo nhân tạo lớn nhất thế giới Palm Jumeirah. Đây là công trình lấn biển nổi tiếng được khởi công xây dựng vào năm 2001 bởi Nakheel Properties, công ty BĐS thuộc sở hữu của chính phủ Dubai. Sau 7 năm xây dựng cùng số vốn lên tới 12,3 tỷ USD, Palm Jumeirah trở thành nơi vui chơi, nghỉ dưỡng thu hút lượng lớn khách du lịch và người dân. Gần Việt Nam hơn, Singapore cũng mở mang lãnh thổ của mình bằng cách lấn biển. Diện tích của “đảo quốc sư tử” đã tăng từ 581,5km2 vào những năm 1960 lên 697,35km2 vào năm 2017 và có thể sẽ tăng thêm 100km2 vào năm 2030. Sân bay quốc tế Kansai (Nhật Bản) cũng là một công trình xây dựng trên khu đất lấn biển, thể hiện dấu ấn về công nghệ và kỹ thuật thi công xây dựng của “đất nước mặt trời mọc”. Lấn biển hướng tới phát triển bền vững Hầu hết các quốc gia đều triển khai dự án lấn biển theo quy trình bài bản, có quy chuẩn để tránh tác động đến hệ sinh thái biển. Một số quốc gia đã ban hành luật quy định chi tiết về quản lý hoạt động lấn biển như Hà Lan ban hành Luật Đê, đập và lấn biển từ năm 1904, Australia ban hành Luật Cải tạo đất từ năm 1930 hay một số nước không ban hành luật riêng nhưng có quy định về lấn biển là một phần trong các luật khác như Nam Phi, Trung Quốc… Tại Việt Nam, với lợi thế hơn 3.000km bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam, hầu hết tỉnh thành ven biển đều có nhu cầu phát triển và lấn biển. Theo số liệu thống kê, trong khoảng 10 năm gần đây (2010 - 2021), hoạt động lấn biển diễn ra ở ít nhất 16 tỉnh/thành phố ven biển trên cả nước, tiêu biểu như Dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp - cảng biển - phi thuế quan Nam Đình Vũ (Hải Phòng) rộng 1.329 ha; Khu đô thị du lịch Hùng Thắng rộng 224 ha, Khu đô thị mới Hạ Long Marina (Hạ Long - Quảng Ninh) rộng 230 ha;… Một số địa phương đã có những dự án lấn biển thành công, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt về du lịch. Tiêu biểu là Quảng Ninh, có hơn 40 dự án đô thị lấn biển và nhiều dự án thành công. “Điều quan trọng là việc lấn biển phải phù hợp với quy hoạch chung của quốc gia, chẳng hạn như liên quan đến quy hoạch không gian biển quốc gia, của mỗi đô thị, sau đó mới đến quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và liên quan đến các quy hoạch khác. Sự phối kết hợp với các quy hoạch cụ thể ở các tỉnh, thành có biển phải đồng bộ. Tất cả đều phải xuất phát từ nền tảng tư duy, hoạch định chính sách, quy hoạch tổng thể, rồi triển khai thực hiện… đều phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế biển của quốc gia”, PGS.TS Lưu Đức Hải nêu ý kiến. Còn theo TS Đào Ngọc Nghiêm, hiện khung pháp lý đã rõ ràng, tuy nhiên lấn biển là hoạt động phức hợp, tích hợp nhiều yếu tố nên cần được nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi triển khai từng dự án cụ thể. Hoạt động lấn biển phải phù hợp với quy hoạch của địa phương cũng như tuân thủ quy hoạch quốc gia. Trong kinh tế biển có du lịch, vận tải biển, nuôi trồng thủy sản... Làm sao để chúng ta liên kết được các loại hình kinh tế thì cần phải quy hoạch bài bản, có tầm nhìn. Bài học thành công của các nước trên thế giới cũng là cơ sở để Việt Nam hoạch định phương hướng triển khai các dự án lấn biển trong thời gian tới, đặc biệt khi hành lang pháp lý, bao gồm Luật Đất đai 2024, đã “mở cửa” cho hoạt động này trên hành trình đưa quốc gia vươn ra biển lớn. PV BẠN ĐỌC ALO CHUYÊN GIA Nhiều thửa đất nhỏ ở Hà Nội không được tồn tại HỎI: Tôi nghe nói Hà Nội có quy định mới về xóa nhà “siêu mỏng”, không cho các thửa đất nhỏ được tồn tại. Gia đình tôi đang nằm trong diện giải phóng mặt bằng. Xin hỏi, cụ thể diện tích đất như thế nào thì không được phép tồn tại, làm nhà? Nguyễn Thị Luyến (Hà Nội) Trả lời: Từ ngày 7/10, Hà Nội sẽ áp dụng quy định mới về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, theo quyết định số 61/2024/QĐ-UBND ngày 27/9/2024 của UBND TP Hà Nội. Tại quyết định mới này, Hà Nội đã quy định cụ thể các nội dung như: Rà soát, công bố công khai, lập danh mục và giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp hoặc nằm xen kẹt không có đường giao thông kết nối do Nhà nước quản lý (khoản 4 điều 47 nghị định số 102/2024/NĐ-CP)... Theo đó, các trường hợp không đủ điều kiện tồn tại đối với đất ở là thửa đất sau thu hồi có ít nhất một cạnh tiếp giáp tuyến đường giao thông và có diện tích đất nằm ngoài chỉ giới đường đỏ dưới 15m2, kích thước mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng dưới 3m. Thửa đất sau thu hồi không có lối đi và có diện tích đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa cũng sẽ không được tồn tại. Bên cạnh đó, đối với đất khác, thửa đất sau khi thu hồi có diện tích đất nằm ngoài chỉ giới đường đỏ dưới 50m2 không đủ điều kiện tồn tại. Quyết định cũng quy định cụ thể việc hợp thửa đối với các trường hợp không đủ điều kiện tồn tại. Trường hợp 1, đối với người sử dụng đất có giấy tờ hợp pháp, UBND cấp huyện thông báo, hướng dẫn người đang sử dụng đất thực hiện thỏa thuận về chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất để hợp thửa đất theo quy định. Người sử dụng đất được tạo điều kiện thuận lợi làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất và thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định. Trường hợp 2, đối với đất chưa được cấp giấy chứng nhận nhưng đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, UBND cấp huyện tiến hành kiểm tra, xét duyệt, thông báo, hướng dẫn người đang sử dụng đất thỏa thuận và thực hiện thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để hợp thửa đất. Đồng thời, UBND cấp huyện tiến hành làm thủ tục công nhận quyền sử dụng đất theo quy định sau khi người sử dụng đất hoàn thành việc hợp thửa đất. Thời gian thực hiện thỏa thuận hợp thửa đất quy định nêu trên là 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp và 90 ngày đối với đất nông nghiệp, kể từ ngày UBND cấp huyện ban hành thông báo thu hồi đất. Trường hợp không thực hiện được việc hợp thửa đất theo quy định nêu trên do xét thấy không đủ điều kiện để cho phép hợp thửa đất hoặc người sử dụng đất không có nhu cầu, không thực hiện được thỏa thuận hợp thửa đất, UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất và thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, quản lý diện tích đất này theo quy định của pháp luật. Trường hợp Nhà nước áp dụng biện pháp thu hồi đất để xử lý các trường hợp đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng thì trình tự, thủ tục thu hồi đất và việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư được thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai. ThS.LS Trần Kim Thọ (Liên đoàn Luật sư Hà Nội) THÔNG TIN DOANH NGHIỆP Cách sử dụng testosterone khi sinh lý yếu Lấn biển: Cú hích phát triển kinh tế mạnh mẽ của các nước HỎI: Tôi 50 tuổi bị yếu sinh lý mấy năm nay và được khuyên nên sử dụng testosterone. Xin hỏi, testosterone có cải thiện tình trạng sinh lý không? Testosterone có tác dụng gì trong bệnh rối loạn cương? Dùng như thế nào cho đúng? Đỗ Huy Phan (Hà Nội) Trả lời: Việc sử dụng testosterone cho bệnh nhân rối loạn cương chỉ có tác dụng tốt cho những trường hợp rối loạn cương do thiếu hụt lượng testosterone. Ở những người suy sinh dục hay mãn dục việc bổ sung testosterone là cần thiết giúp nam giới cải thiện tốt về khả năng cương dương vật, tăng ham muốn và tăng khả năng tình dục. Ngoài ra, việc sử dụng testosterone còn giúp cơ thể của những nam giới này khỏe khoắn hơn, mạnh mẽ, tự tin, ngủ sâu giấc, hăng hái làm việc, tăng cường trí nhớ… Sử dụng testosterone có thể theo ba đường: Đường uống như Provironum ngày 100mg, Andriol testocaps rule; Đường tiêm như Nebido thuốc có tác dụng kéo dài nên chỉ cần tiêm 1 lần có tác dụng trong 2-3 tháng; Loại bôi ngoài da như Androgel. Testoderm… Việc sử dụng testosterone phải dựa trên kết quả xét nghiệm testosterone thấp mới được dùng và nên lưu ý không dùng cho người phì đại tiền liệt tuyến, người có bệnh đa hồng cầu hay rối loạn đông máu. BS Nguyễn Bá Hưng (Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec) Hà Lan là một trong những quốc gia lấn biển sớm nhất thế giới, với những công trình đê điều trị thủy khổng lồ.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==