Khoa học và Đời sống số 41-2024

Số 41 (4355) Thứ Năm (10/10/2024) 15 "Nóc nhà thế giới" Everest, ngọn núi cao nhất thế giới, không chỉ là biểu tượng của sự chinh phục và khám phá mà còn là một minh chứng sống động cho những biến đổi địa chất không ngừng của Trái Đất. Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân chính khiến Everest tiếp tục cao thêm là do sự va chạm giữa mảng kiến tạo Ấn Độ và mảng Á-Âu. Quá trình này đã diễn ra hàng triệu năm và vẫn đang tiếp tục. Khi hai mảng kiến tạo này va chạm, chúng tạo ra áp lực đẩy các lớp đất đá lên cao, góp phần làm tăng độ cao của Everest. Ngoài ra, trong một nghiên cứu University College London UCL đăng tải vào ngày 30/9 trên tạp chí Nature Geoscience, các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng, sự thay đổi trong hệ thống sông khu vực này cũng đóng vai trò quan trọng. Khoảng 89.000 năm trước, sông Kosi hợp nhất với sông Arun, tạo ra một hệ thống sông mới. Quá trình này đã làm tăng tốc độ xói mòn, loại bỏ một lượng lớn đất đá và làm giảm trọng lượng bề mặt. Kết quả là, các khối đất đá dưới bề mặt bị đẩy lên cao hơn, góp phần làm tăng độ cao của Everest. Hiện tượng “sự phục hồi đẳng tĩnh” cũng là một yếu tố quan trọng. Khi trọng lượng bề mặt giảm do xói mòn, các khối đất đá dưới bề mặt sẽ dâng lên để cân bằng lại áp lực. Quá trình này diễn ra chậm nhưng liên tục, góp phần làm tăng độ cao của Everest khoảng 0,2 - 0,5 mm mỗi năm. Khí hậu cũng có thể ảnh hưởng đến độ cao của Everest. Sự thay đổi khí hậu có thể làm thay đổi lượng tuyết và băng trên đỉnh núi, ảnh hưởng đến trọng lượng và áp lực trên bề mặt. Mặc dù tác động này nhỏ hơn so với các yếu tố địa chất, nó vẫn đóng góp vào sự biến đổi liên tục của Everest. Everest không chỉ là một ngọn núi, mà còn là một minh chứng sống động cho sự biến đổi không ngừng của Trái Đất. Sự va chạm của các mảng kiến tạo, sự thay đổi trong hệ thống sông, hiện tượng phục hồi đẳng tĩnh và tác động của khí hậu đều góp phần làm tăng độ cao của Everest. Điều này nhắc nhở chúng ta rằng, ngay cả những thứ tưởng như bất biến cũng đang trải qua những biến đổi không ngừng. THIÊN TRANG (TỔNG HỢP) BIA CỔ ĐỘC ĐÁO NHẤT VIỆT NAM Chi tiết lạ trên tấm bia cổ xưa nhất Vương quốc Champa TRI THỨC NHÂN LOẠI D GIẢI MÃ KHOA HỌC Vì sao “nóc nhà thế giới” Everest không ngừng cao lên? Mặc dù đã đạt độ cao 8.848,86m vào năm 2020, Everest vẫn tiếp tục cao thêm mỗi năm. Vậy nguyên nhân nào phía sau hiện tượng này? QUỐC LÊ ù còn nhiều điều chưa được làm sáng tỏ, những dòng chữ khắc trên bia Võ Cạnh cho biết nhiều thông tin có giá trị về lịch sử Vương triều Tiền Vương quốc Nam Chăm. Thủ đô Gió ngàn là tên gọi của tỉnh nào? A: Thái Nguyên B: Tuyên Quang C: Bắc Kạn D: Cả 3 tỉnh trên Đáp án đúng Quizz test số trước: A: Cổng trời Ô Quý Hồ Cổng trời Ô Quy Hồ (cổng trời ở Sapa), với độ cao 2.228m, là cổng trời có vị trí cao nhất ở Việt Nam. Cổng trời nằm trên đỉnh của một trong “tứ đại đỉnh đèo” nổi tiếng nhất Việt Nam là đèo Ô Quy Hồ. Cách thị trấn Sapa khoảng 18km, cổng trời nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, nối liền 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Dù con đèo vô cùng hiểm trở, đi lại vô cùng khó khăn nhưng khi đặt chân đến cổng trời du khách có thể ngắm trọn vẹn nét đẹp của Sa Pa từ trên cao. Đứng giữa cổng trời, có thể phóng tầm mắt bao quát cả thung lũng rộng lớn phía dưới với những ruộng nương xanh rì, con đường ôtô xuôi ngược Phong Thổ (Lai Châu) – Sapa (Lào Cai), xa xa là Thác Bạc – một trong 10 thác nước đẹp nhất Lào Cai, luôn được giới trẻ tìm đến khám phá. Được phát hiện cách đây hơn một thế kỷ tại một di tích Chăm ở làng Võ Cạnh, huyện Vĩnh Trung, Diên Khánh, Khánh Hòa, bia Võ Cạnh có niên đại từ thế kỷ 2 – 3, là tấm bia cổ nhất còn lại của Vương quốc Champa. Gian nan giải mã cổ tự bị khuyết Hiện vật là khối đá có hình trụ đứng cao 270 cm, dày 110 cm x 80 cm. Ba mặt bia khắc chữ Sanskrit mỗi dòng được khắc liền từ mặt này tới mặt kia. Sau khi bia Võ Cạnh được tìm thấy, việc giải mã tấm bia cổ này nhận được sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa Chăm. Do tấm bia không còn nguyên vẹn, nhiều đoạn minh văn đã mất, việc xác định nội dung khắc trên bia đã trở thành một thách thức lớn với các chuyên gia. Bản dịch được coi là đầy đủ và chính xác nhất là bản dịch năm 1969 của Jean Filliozat, Giám đốc Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO). Nội dung bản dịch này như sau: “... phổ độ chúng sinh ... đặt để... cho cuộc khải hoàn đầu tiên... Đêm rằm sáng trăng... đêm trăng tròn, tổ chức thành cuộc nhóm họp do đức hoàng đế anh minh triệu tập...”. “...Cùng với các nhà truyền giáo, thật là một dịp để uống lấy hàng trăm lời huấn thị của đức hoàng đế. Cùng với cả hoàng gia và hoàng tộc của đức vua Sri Mara...”. “...Vì sự tô điểm... bởi một người là niềm vui của gia đình của nàng con gái của cháu đích tôn của đức Vua Sri Mara... đã được hạ chiếu... đẻ ra các người thân thuộc...”. “... Ở chính giữa... Việc ban lệnh này đưa lại hạnh phúc cho muôn loài do vị Karin tốt lành nhất (tức là đức vua) ban cho... đi và về trên thế giới này...”. “...Những người được ngồi trên ngôi vua... bởi tấm lòng muốn chia đều của cải cho con cái anh em, và con cháu sau này... Tất cả mọi thứ gì là bạc, là vàng, là người hầu, là của cải vật chất trong kho...”. “...Tất cả những thứ đó đều do tự tôi giao lại với lòng vui vẻ và có ích lợi. Đó là cái mà tự tôi cho phép và tự các nhà vua sau này cho phép... đã chuẩn y... được sự chứng giám của vị quan tư lễ của tôi là Vira”. Vật chứng cổ nhất về du nhập Phật giáo Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, dù còn nhiều điều chưa được làm sáng tỏ, những dòng chữ khắc trên bia Võ Cạnh cho biết nhiều thông tin có giá trị về lịch sử Vương triều Tiền Vương quốc Nam Chăm. Những văn tự Phật giáo đặc thù trên tấm bia cũng cho biết sự du nhập và ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo trong nền văn minh Ấn Độ vào cư dân Chăm khá sớm (khoảng thế kỷ 1 sau công nguyên) và vai trò của giới tăng lữ ở tiểu vương quốc này. Bia Võ Cạnh chính là vật chứng cổ nhất về sự du nhập của Phật giáo ở Đông Nam Á. Minh văn khắc trên bia được đánh giá là lâu đời nhất Đông Nam Á, vì thế bia Võ Cạnh đã được giới thiệu trong nhiều ấn phẩm khoa học lịch sử ở Việt Nam và trên thế giới. Vào năm 1910, tấm bia nghìn tuổi của người Chăm đã được Viện Viễn đông Bác cổ đưa về Bảo tàng Louis Finot của Viện Hà Nội (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam). Đến năm 2013, bia Võ Cạnh được công nhận là Bảo vật quốc gia. Đỉnh Everest không ngừng cao lên. ẢNH: GETTY.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==