Khoa học và Đời sống số 40-2024

CHUYỂN ĐỘNG 247 Số 40 (4354) Thứ Năm (3/10/2024) 3 Có tới 1,6 triệu m³ bùn đất, đá và nước xuất phát từ đỉnh núi Con Voi dội xuống Làng Nủ chỉ trong khoảng 5 phút. Thông tin được PGS.TS Nguyễn Châu Lân, Phó trưởng Bộ môn địa kỹ thuật, Khoa Công trình, Trường Đại học Giao thông Vận tải, đưa ra tại Hội thảo khoa học “Thảm họa Làng Nủ - Nguyên nhân và giải pháp phòng tránh”, do Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức sáng 2/10. Ngay sau khi trận thảm họa thiên tai xảy ra ở thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai), Viện Ðịa chất đã cử đoàn các nhà khoa học đã đi thực địa, tiếp cận hiện trường để phục vụ nghiên cứu xác định loại hình thiên tai, cơ chế xảy ra, từ đó, đề xuất giải pháp ứng phó trong những năm tiếp theo. Bước đầu xác định nguyên nhân gây nên thảm họa Làng Nủ là lũ bùn đá. Theo đó, các nhà khoa học nhận định quá trình sạt trượt diễn ra trong ngày 9/9 và đến ngày 10/9 lũ bùn đá mới diễn ra. Có tới 1,6 triệu m³ bùn đất, đá và nước xuất phát từ đỉnh núi Con Voi cách Làng Nủ 3,6km đã dội xuống thôn. Trong quá trình di chuyển, khối đất đá đã bị tắc nghẽn tại một khu vực hẹp chỉ rộng khoảng 100m, cách điểm phát sinh sạt lở khoảng 2km. Vị trí này vô tình tạo thành một đập chắn tự nhiên, làm tăng nguy cơ vỡ lũ. Thời điểm xảy ra lũ, lượng mưa tại khu vực rất lớn, với tổng lượng mưa tích lũy lên tới 633mm, trong đó lượng mưa theo giờ đạt 57mm, khiến khối lũ bùn đá di chuyển cực kỳ nhanh. “Thông qua việc ứng dụng mô hình 3D kết hợp dữ liệu thực địa và ảnh vệ tinh để tính toán, dòng lũ mất khoảng 5 phút từ đỉnh núi tràn xuống ngôi làng”, PGS.TS Nguyễn Châu Lân, cho biết. PV (T/h) Cần cơ chế đặc thù cho dự án đường sắt tốc độ cao PGS.TS. Nguyễn Hồng Thái, Phó chủ tịch Hội Kinh tế và Vận tải đường sắt Việt Nam (hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) nhận định: Đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng trong tương lai, đồng thời đảm bảo phát triển hài hòa, bền vững các phương thức vận tải, tái cấu trúc đô thị và phân bổ dân cư, lao động trên hành lang Bắc – Nam, thúc đẩy năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Mục tiêu của Bộ Chính trị đề ra là phát triển giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững, đáp ứng mục tiêu đến năm 2045 nước ta là nước phát triển có thu nhập cao, vận tải đường sắt đóng vai trò chủ đạo trên hành lang kinh tế Bắc – Nam, các hành lang vận tải chính Đông – Tây và vận tải hành khách tại các đô thị lớn. Theo PGS. TS Nguyễn Hồng Thái, dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam cần có cơ chế đặc thù để triển khai nhanh chóng và hiệu quả. “Lần đầu tiên chúng ta triển khai một dự án lớn, đòi hỏi tập trung nguồn lực và yêu cầu công nghệ cao như tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam, vì vậy, trong quá trình đầu tư, xây dựng, sẽ có vấn đề phát sinh không mong muốn mà không lường trước được cho cả cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng. Do đó, cần có một cơ chế đặc thù để nâng cao khả năng thu hút khu vực tư trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước – doanh nghiệp – xã hội”. THIÊN TUẤN Từ 1-3/10/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm cấp Nhà nước tới Ireland theo lời mời của Tổng thống Ireland Michael Higgins. TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC TÔ LÂM: Đưa quan hệ song phương Việt Nam và Ireland đi vào chiều sâu, hiệu quả Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến sân bay Dublin. ẢNH: TTXVN Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên tới Ireland của Chủ tịch nước Việt Nam kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1996, qua đó góp phần nâng cao tin cậy chính trị và củng cố quan hệ hữu nghị Việt NamIreland. Là hai quốc gia có nhiều tiềm năng và cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực: kinh tế, thương mại, du lịch, đầu tư, hợp tác phát triển, văn hóa, giáo dục. Các chương trình hợp tác giữa hai nước ngày càng mang lại hiệu quả thiết thực, cụ thể, phù hợp với lợi ích chung của chính phủ và nhân dân hai nước. Đặc biệt, sau chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Ireland Michael D. Higgins và phu nhân đến Việt Nam vào tháng 11/2016, mối quan hệ đối tác giữa Việt Nam - Ireland đã được nâng tầm lên một tầm cao mới. Hợp tác kinh tế- thương mại- đầu tư giữa Việt Nam và Ireland trong thời gian qua đạt nhiều kết quả tích cực. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm 2023 đạt 3,5 tỷ USD, với giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang Ireland đạt hơn 340 triệu USD. Kim ngạch thương mại hai chiều 7 tháng đầu năm 2024 đạt 2,73 tỷ USD. Đến nay, Ireland có 41 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký gần 61 triệu USD, đứng thứ 55/147 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Các nhà đầu tư Ireland đầu tư nhiều nhất trong lĩnh vực xây dựng, công nghiệp chế biến chế tạo, bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy... Giáo dục, đào tạo là điểm sáng trong quan hệ hợp tác giữa hai nước. Việt Nam và Ireland đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục đại học và Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực đào tạo công nghệ thông tin và truyền thông (11/2016). Từ năm 2009, Chính phủ Ireland dành cho Việt Nam Chương trình học bổng toàn phần Chia sẻ Kinh nghiệm phát triển Ireland - Việt Nam (IDEAS). Đến nay, đã có khoảng 250 lượt sinh viên Việt Nam được nhận học bổng học Thạc sĩ tại Ireland. Hợp tác trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, dược phẩm, phát triển bền vững và công nghệ thông tin cũng là những thế mạnh được hai nước tích cực khai thác, đặc biệt là nông nghiệp và chế biến thực phẩm, những lĩnh vực nằm trong khuôn khổ hợp tác Chương trình Chia sẻ kinh nghiệm phát triển Ireland giữa các cơ quan Việt Nam và các đối tác Ireland. Trong giai đoạn 2023-2027, Ireland sẽ tiếp tục ưu tiên tài trợ các lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm, dược phẩm, giáo dục, chú trọng thúc đẩy thương mại song phương trên cơ sở tận dụng các cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Ireland khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Ireland, góp phần nâng cao tin cậy chính trị, làm sâu sắc hơn nữa hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trong thời gian tới, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục, đào tạo, nông nghiệp; vì mục tiêu phát triển bền vững, vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên toàn thế giới. M.N 1,6 triệu m³ bùn đất, đá và nước trút xuống Làng Nủ trong 5 phút Kỷ luật Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước Ông Lê Văn Phước - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, bị kỷ luật khiển trách do có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật về Đảng. Ngày 2/10, Văn phòng Chính phủ cho biết, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1070/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành kỷ luật đối với ông Lê Văn Phước - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang. Quyết định nêu rõ, thi hành kỷ luật hành chính bằng hình thức khiển trách đối với ông Lê Văn Phước - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật về Đảng. Thời gian thi hành kể từ ngày công bố Quyết định số 1611-QĐ/UBKTTW ngày 31/7/2024 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Trước đó, trong các ngày 15 và 16/7/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43 xem xét kỷ luật tổ chức đảng viên. Sau khi xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và kiểm điểm, đề nghị thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng UBND tỉnh An Giang, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy: Ban cán sự đảng UBND tỉnh An Giang đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc. Ban cán sự đảng UBND tỉnh An Giang thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND tỉnh và một số tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn tỉnh; một số cán bộ, đảng viên bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự. Những vi phạm nêu trên của Ban cán sự đảng UBND tỉnh An Giang đã gây hậu quả nghiêm trọng, nguy cơ thất thoát lớn ngân sách nhà nước, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật. Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu rõ: Trách nhiệm chính đối với những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về Ban Thường vụ Tỉnh ủy các nhiệm kỳ 2015-2020, 20202025; Ban cán sự đảng UBND tỉnh các nhiệm kỳ 20162021, 2021-2026; Đảng đoàn HĐND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2016-2021 và một số cá nhân, trong đó có ông Lê Văn Phước, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật Khiển trách ông Lê Văn Phước. GIA ĐẠT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==