17 Số 40 (4354) Thứ Năm (3/10/2024) Ngày 28/9, khu du lịch núi Bà Đen Tây Ninh đón Ban tổ chức cùng đoàn đại biểu của Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc (ICDV) đến thăm và Thảo luận chương trình Đại lễ Vesak 2025. Tại đây, các đại biểu đồng nhất cho rằng núi Bà Đen sẽ là điểm phải đến của hàng nghìn đại biểu trong dịp Đại lễ Vesak. Buổi làm việc tại núi Bà Đen là một trong số các hoạt động quan trọng của ICDV nhằm chuẩn bị cho ngày hội lớn nhất của các tín đồ Phật giáo trên thế giới sẽ diễn ra từ 6-8/5/2025 tại TP HCM. Tham dự sự kiện tại núi Bà Đen có sự quang lâm của Hòa thượng GS.TS Phra Brahmapundit - Chủ tịch ICDV, Hòa thượng T. Dhammaratana - Phó chủ tịch ICDV, cùng với các đại biểu thành viên của ICDV đại diện cho các quốc gia Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Sri Lanka, Anh, Na Uy, và Thái Lan. Về phía GHPGVN, sự kiện có sự tham dự của Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN; Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN, Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương; cùng đoàn các Chư tôn đức Hoà thượng thuộc GHPGVN và GHPGVN tỉnh Tây Ninh. Đồng tham dự có lãnh đạo Bộ Nội vụ và đại diện các Bộ, Ban ngành tỉnh Tây Ninh cùng Ban lãnh đạo của khu du lịch quốc gia núi Bà Đen. Ngay từ sáng, gần 100 đại biểu đã có mặt tại núi Bà Đen, ngọn núi thiêng gắn liền với đời sống tín ngưỡng của người dân Nam bộ Việt Nam. Tại đây, đoàn đại biểu thực hành nghi thức đảnh lễ trước Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni do Liên đoàn Phật giáo thế giới tại Bồ Đề Đạo Tràng Ấn Độ trao tặng Việt Nam vào năm 2014, với mong ước Phật giáo Việt Nam phát triển tốt đẹp, ngày càng thịnh vượng, hộ quốc an dân. Đoàn cũng chiêm bái hệ thống công trình văn hoá Phật giáo quy mô, với tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn cao nhất châu Á tọa lạc trên đỉnh núi, tượng Bồ Tát Di Lặc bằng đá sa thạch lớn hàng đầu thế giới, và tham quan không gian triển lãm Phật giáo trưng bày các phiên bản mô phỏng các tác phẩm Phật giáo kinh điển trên thế giới và Việt Nam, xem phim 3D mapping về sự hình thành của vũ trụ dưới lăng kính của Phật giáo. Sau buổi tham quan, chương trình thảo luận về Đại lễ Vesak 2025 được diễn ra trong không khí vô cùng trang nghiêm và thân ái. Phát biểu tại sự kiện, Hòa thượng Phra Brahmapundit, Chủ tịch ICDV khẳng định, với hơn 1000 đại biểu đến tham dự Vesak 2025, núi Bà Đen là điểm phải đến tham quan, đây là cơ hội tuyệt vời trong đời để có thể chiêm ngưỡng văn hóa Phật giáo đang sống động tại Việt Nam. “Vesak 2025 sẽ có một chuỗi chương trình quan trọng tại Học viện Phật giáo tại TPHCM, trong đó núi Bà Đen là một viên ngọc báu, một điểm nhấn chính cho toàn bộ sự kiện này" - Hòa thượng nói thêm. Trong khi đó, Hoà thượng T. Dhammaratana - Phó chủ tịch ICDV cũng dành những lời khen đặc biệt cho điểm đến tâm linh này: “So với việc hôm qua chúng tôi đã phải tiến hành cuộc họp từ sáng sớm đến tối muộn, thì ngày hôm nay đặt chân đến núi Bà Đen, chúng tôi như được đến thiên đường vậy. Khi mà cáp treo đi xuyên qua tầng sương mù đến với Sun World Ba Den thì chúng tôi đã bước đến một vùng đất tịnh độ cực lạc. Tôi cảm thấy đất nước Việt Nam của quý vị có thể cống hiến và đóng góp rất nhiều điều cho thế giới”. Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN, núi Bà Đen được chọn là nơi để các đại biểu quốc tế và Phật tử quốc tế tham quan và tham gia các lễ hội văn hoá tôn giáo vào ngày cuối cùng của Đại lễ Vesak, ngày 8/5/2025. “Sở dĩ núi Bà Đen được chọn là bởi đây là ngọn núi linh thiêng, ngọn núi đã đi vào lịch sử và nằm trong tâm thức của người Việt Nam. Đây còn là nơi chứa đựng nguồn gốc tâm linh, lịch sử và mang đến cảm giác an yên cho mọi người". Như vậy, vào dịp Đại lễ Vesak 2025, hàng nghìn đại biểu từ các quốc gia, các cơ quan của Liên hợp quốc, các lãnh đạo Giáo hội Phật giáo trong và ngoài nước sẽ đến núi Bà Đen, tổ chức các nghi lễ thiêng liêng tại điểm đến tâm linh hàng đầu Nam bộ này. Đây được xem là một hoạt động ý nghĩa và quan trọng trong chuỗi hoạt động của Vesak 2025, khẳng định sự quan tâm của cộng đồng Phật giáo quốc tế đến những giá trị truyền thống của Phật giáo Việt Nam nói chung và ngọn núi Bà Đen – một biểu tượng trong đời sống tín ngưỡng tôn giáo tại Nam bộ Việt Nam nói riêng. PV lHỎI: Tôi đi khám bảo hiểm được cho xét nghiệm mỡ máu là Cholesterol toàn phần và Triglyceride, nhưng bác sĩ theo dõi tiểu đường cho tôi lại bảo xét nghiệm 2 thành phần là chưa đủ. Vậy xin hỏi, xét nghiệm mỡ máu cần làm những gì? Đỗ Thị Linh (Hải Phòng) - Trả lời: Mỡ hay lipid là một thành phần của cơ thể con người, có thể tìm thấy trong các mô và trong máu. Mỡ có vai trò quan trọng như sinh năng lượng cho cơ thể hoạt động, là nguyên liệu để tổng hợp các nội tiết tố, các enzyme hay xây dựng các tế bào... Tuy nhiên, khi lượng mỡ quá nhiều trong máu sẽ lắng đọng ở thành mạch máu, tạo thành các mảng xơ vữa, là thủ phạm gây tắc mạch dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ não... Vì vậy chúng ta cần xét nghiệm lipid máu để phát hiện những trường hợp có rối loạn lipid máu cần điều trị nhằm ngăn ngừa các biến chứng tim mạch. Mỡ máu có 2 thành phần chủ yếu là Cholesterol và Triglyceride, trong đó Cholesterol (còn gọi là Cholesterol toàn phần, Cholesterol tổng) là thành phần mỡ máu chính lại gồm 2 loại (1) Cholesterol tỷ trọng thấp (LDL) là cholesterol xấu hay gây xơ vữa động mạch và (2) Cholesterol tỷ trọng cao (HDL) là cholesterol tốt vì ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Triglyceride cũng là loại mỡ máu có hại cho hệ tim mạch. Chính vì vậy thuật ngữ “rối loạn mỡ máu” hay được dùng để chỉ những trường hợp có tăng LDL-Cholesterol, tăng Triglyceride và/hoặc giảm HDLCholesterol. Khi xét nghiệm mỡ máu, thông thường người ta sẽ cần kiểm tra cả 4 thông số là Cholesterol toàn phần, Triglyceride, HDL-C và LDL-C, trong đó mức độ quan trọng và ưu tiên thường sẽ là (1) LDL-C; (2) HDL-C; (3) Triglyceride và (4) Cholesterol toàn phần. Tuy nhiên, nhiều bệnh viện và phòng khám lại chỉ làm các xét nghiệm Cholesterol toàn phần và Triglyceride, nghĩa là chỉ cho biết 2 thông số ít quan trọng, còn 2 thông số quan trọng và cần thiết thì lại bỏ sót. Cholesterol toàn phần cao chưa chắc đã là không tốt (khi HDL-C cao), ngược lại Cholesterol toàn phần thấp chưa chắc đã là tốt (khi HDL-C thấp). Ở các bệnh nhân đái tháo đường, bắt buộc phải biết nồng độ LDL-C vì nó là yếu tố chính quyết định loại thuốc và liều thuốc điều trị rối loạn lipid máu. TS.BS NGUYỄN QUANG BẢY BẠN ĐỌC ALO CHUYÊN GIA Những trường hợp nào không đáp ứng tiêu chuẩn tuyển quân? lHỎI: Con tôi vừa nhận được thông báo về việc rà soát gọi nhập ngũ năm 2025. Xin hỏi, theo quy định thì những trường hợp nào không đáp ứng tiêu chuẩn tuyển quân? Nguyễn Thị Phương (Hà Nội) - Trả lời: Theo khoản 4 Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, từ ngày 01/11/2024 đến hết ngày 31/12/2024 các địa phương trên cả nước tiến hành khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự để tuyển chọn và gọi công dân tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2025 theo quy định. Theo quy định cũng có nhiều trường hợp được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ trong thời bình như: Không đủ sức khỏe, con thương binh liệt sĩ, con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam... Đặc biệt trong đó có những trường hợp không đáp ứng tiêu chuẩn tuyển quân. Cụ thể, tại Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định tiêu chuẩn tuyển quân như sau: Về tuổi đời: Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. Tiêu chuẩn chính trị: Thực hiện theo Thông tư liên tịch 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15/4/2016. Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; Lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; Lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng. Tiêu chuẩn sức khỏe: Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định về Tiêu chuẩn về sức khỏe, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự được quy định tại Thông tư 105/2023/TT-BQP. Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; Lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; Lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng. Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3, tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS. Tiêu chuẩn văn hóa: Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7. Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; Đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên. Như vậy, nếu công dân không đáp ứng các tiêu chuẩn nêu trên sẽ không được thực hiện nghĩa vụ quân sự. THS.LS TRẦN KIM THỌ (Liên đoàn Luật sư Hà Nội) THÔNG TIN DOANH NGHIỆP Người bệnh tiểu đường khi xét nghiệm mỡ máu cần làm những gì? Phó Chủ tịch ICDV gọi núi Bà Đen là “thiên đường” khi đến tham quan và thảo luận về Vesak 2025 Đoàn đại biểu Vesak 2025 chụp hình lưu niệm dưới chân tượng Tượng Di Lặc. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==